Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Herodotos”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tiểu sử: theo bài chính, replaced: Lebanon → Liban using AWB
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 55:
* '''Mở đầu''': Chuyện nàng [[Io (thần thoại)|Io]] bị người [[Phoenician]] bắt đi, chuyện nàng [[Europe (định hướng)|Europe]] và nàng [[Medea]] bị người Hy Lạp bắt đi, chuyện nàng [[Helen]] bị người thành [[Troia|Troy]] bắt đi.
[[Tập tin:Tomiris.jpg|phải|nhỏ|230px|Họa phẩm của danh họa [[Peter Paul Rubens]], cho thấy Nữ hoàng [[Tomyris]] nhận lấy cái đầu của vua [[Cyrus Đại đế|Cyrus Đại Đế]].]]
* Quyển I - [[Clio]] (nữ thần sử học). Nói về các vua xứ [[Lydia]] ở tây bộ [[Thổ Nhĩ Kỳ]] ngày nay, nổi tiếng nhất là vua [[Kroisos|Croesus]] biểu tượng của sự giàu có trong văn hóa phương Tây. Nói về [[người Media#Đế quốc Media|đế quốc Media]], chuyển sang công cuộc khởi lập [[đế quốc Ba Tư]] của Hoàng đế [[Cyrus Đại đế|Cyrus Đại Đế]] - vị vua đã đánh bại vua Croesus và xây dựng một Đế quốc Ba Tư hùng cường, rộng lớn.<ref name="FAves527"/> Nói về văn hóa Ba Tư, [[Assyria]] và [[Babylon]],... Nói về cuộc [[chiến tranh]] giữa Hoàng đế Cyrus Đại Đế và [[Nữ vương|Nữ hoàng]] [[Tomyris]] của người [[Massagetae]]...<ref>[http://www.iranchamber.com/history/herodotus/herodotus_history_book1.phpm History of Iran: Histories of Herodotus]</ref>
* Quyển II - Euterpe (nữ thần âm nhạc). Huyền sử, lịch sử và văn hóa [[Ai Cập]].
* Quyển III - Thalia (nữ thần hài kịch). Nói về đế quốc Ba Tư dưới các triều vua [[Cambyses II]] đến [[Darius I của Ba Tư|Darius I]]. Nói về văn hóa [[Ấn Độ]] và [[Ả Rập]]. Vài đoạn lịch sử tộc Hy Lạp của đảo Samos, thành bang [[Corinth]] và [[Corcyra]], xứ [[Ionia]],...
Dòng 79:
Ghi nhận của ông về những kinh nghiệm thông qua chuyến du lịch khắp nơi của ông đểu hấp dẫn và thể hiện cảm nghĩ của ông, trở nên còn hơn thế nữa vì văn phong xuất sắc của ông.<ref name="Bhat5"/> Khi các nguồn tài liệu đưa ra dữ kiện khác nhau, thì ông cũng đề cập đến rõ ràng. Chẳng hạn như nói về việc xây [[kim tự tháp Kheops|kim tự tháp Khufu]], thì ông ghi (đại ý) rằng: ''"Người ta kể hai cách khác nhau về việc đưa đá lên đến đỉnh tháp. Người thì kể rằng ở mỗi nấc đều có máy đưa đá lên nấc trên. Người thì cho là chỉ có một máy đưa đá, dùng cho mọi nấc. Tôi giữ lại cả hai câu chuyện."'' (Q2, khoảng đoạn 148ff) <ref>Nguyên văn trong bản dịch Anh ngữ: ''"Either they had as many machines as there were steps in the pyramid, or possibly they had but a single machine, which, being easily moved, was transferred from tier to tier as the stone rose - both accounts are given, and therefore I mention both."''</ref>
 
Một ví dụ khác, ông có ghi nhận rằng [[Hoàng đế]] [[Cyrus Đại đế|Cyrus Đại Đế]] - vị quốc tổ của [[Đế quốc Ba Tư]], ban đầu đánh thắng được người [[Masagetae]],<ref name="SCromptonW85"/> nhưng sau đó bị [[Nữ vương|Nữ hoàng]] của người Massagetae là [[Tomyris]] đánh bại và giết chết, rồi cho tìm thi hài của ông ta,<ref>Deborah Levine Gera, ''Warrior women: the anonymous Tractatus de mulieribus'', trang 102</ref> sau đó bà ta chặt đầu xác của nhà vua và bỏ cái đầu của ông ta vào vũng máu để trả thù cho việc ông ta giết chết con trai của vị Nữ hoàng. Trận đánh giữa người Massagetae và quân Ba Tư (530 TCN) được Herodotos xem là một trận chiến khốc liệt và dữ dội hơn cả vào thời kỳ ấy.<ref name="SCromptonW85">Samuel Willard Crompton, ''Cyrus the Great'', trang 85</ref> Nhưng cũng theo ông, có nhiều tài liệu nói khác nhau về cái chết của Hoàng đế Cyrus Đại Đế, và ông cho rằng, câu chuyện mà ông ghi là đáng tin cậy nhất trong những câu chuyện mà ông biết đến.<ref>Cyrus (the great, king of Persia.), ''The life of Cyrus'', trang 171</ref><ref name="LEvine203">Deborah Levine, ''Warrior women: the anonymous Tractatus de mulieribus'', trang 203</ref>
 
Cho đến nay, vấn đề cái chết của nhà chinh phạt kiệt xuất này vẫn là một điều bí ẩn:<ref name="Rops310"/> Sau trận đánh, Quân đội Ba Tư nhất định phải mang thi hài của Hoàng đế Cyrus Đại Đế về mai táng tại kinh thành [[Pasargadae]], chính một số nhà sử học của tộc Hy Lạp sau này đã ghi nhận về một [[Lăng mộ của Cyrus Đại đế|Lăng mộ của Cyrus Đại Đế]].<ref>Deborah Levine Gera, ''Warrior women: the anonymous Tractatus de mulieribus'', trang 115</ref>. Ngay cả sự tồn tại của vị Nữ hoàng Tomyris cũng không rõ là có thật hay không.<ref name="LEvine203"/> Không những thế, những nhà sử học khác của tộc Hy Lạp như Ctesias và [[Xenophon]] cũng có ghi nhận khác biệt về cái chết của Hoàng đế Cyrus Đại Đế.<ref name="Rops310">Henri Daniel-Rops, ''Sacred history'', Trang 310</ref> Không những Xenophon và Ctesias, [[Onesicritus]] và dường như cả [[Pythagoras]] xứ [[Samos]] cũng ghi nhận mâu thuẫn về cái chết của vị Hoàng đế Ba Tư vĩ đại.<ref>James Ussher, ''The Annals of the World'', trang 219</ref>