Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Xung đột về nước”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Airwalker (thảo luận | đóng góp)
Dòng 95:
[[Ngân hàng Thế giới]] (WB), [[Quỹ Tiền tệ quốc tế]] (IMF) và nhiều định chế quốc tế khác từng cổ súy việc tư hữu hóa hệ thống nước ở các [[nước nghèo]], bằng việc thúc ép hoặc trợ giá cho các [[công ty nước toàn cầu]], với hy vọng sẽ làm tăng tính hiệu quả của các dịch vụ nước. Tuy nhiên, việc tư hữu hóa hệ thống nước đã vấp phải nhiều chỉ trích và cũng nhận được nhiều bài học cay đắng. Nổi bật trong số đó là trường hợp tư nhân hóa hệ thống nước ở [[Bolivia]]. Năm 1999, một consortium dẫn đầu bởi công ty Hoa Kỳ Bechtel ký 1 hợp đồng 40 năm để tăng nguồn cung và dịch vụ nước cho [[Cochabamba]], [[Bolivia]]. Nhưng 6 tháng sau, những người biểu tình đã đánh đuổi công ty ra khỏi đất nước vì liên minh trên đã liên tục tăng giá nước khiến người dân không thể chịu nổi. Sau vụ việc này, giới chuyên môn cho rằng không nên để tài nguyên nước lọt vào tay các công ty tư nhân, vì suy cho cùng nước là một tài sản công cộng. Việc sản xuất nước uống đóng chai cũng bị phê phán mạnh mẽ. Diễn biến tương tự cũng xảy ra ở [[Atlanta]], [[Georgia, Hoa Kỳ|Georgia]] (Hoa Kỳ). Năm 1999, thành phố này quyết định tư nhân hóa dịch vụ nước vì thấy hệ thống nước do nhà nước quản lý xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, đến năm 2003, chính quyền thành phố buộc phải phá vỡ hợp đồng 500 triệu USD với đại gia Suez của [[Pháp]] vì gặp tình trạng tương tự người [[Bolivia]].
 
Trong thực tế, xung đột về nước trong phạm vi một nước dễ biến thành bạo lực hơn ở tầm xuyên quốc gia. Tại [[DafurDarfur]], quyền tiếp cận nước sạch và đất trồng là một nhân tố chính trong xung đột giữa những người nông dân da đen và dân di cư Arab. Hạn hán và hoang mạc hóa ở Bắc Darfur đã khiến những người Arab chuyển đến Nam Darfur, nơi họ xung đột với nông dân da đên. Tháng 12-2009, hàng trăm người dân ở [[Mumbai]] đã nổi dậy để phản đối việc cúp nước. Những cuộc đụng độ nảy lửa giữa họ và [[cảnh sát]] đã làm ít nhất 1 người bị giết và hàng chục người bị thương.
<ref>[http://www.alternet.org/blogs/water/106152/voters_reject_water_privatization/ Voters Reject Water Privatization]</ref>