Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kiến trúc phần mềm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
DHN-bot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: da, de, es, fa, fi, fr, gl, he, id, ja, pt, ru, zh Thay: en
n →‎Tổng quan: Giải thích rõ nghĩa của khái niệm backward compatibility
Dòng 7:
Khái niệm “Kiến trúc phần mềm” tập trung vào việc giảm tải các phức tạp bằng cách trừu tượng hóa vấn đề và phân chia rõ trách nhiệm công việc. Tuy vậy, đến ngày nay vẫn chưa có một khái niệm thật chính xác và rõ ràng cho thuật ngữ “Kiến trúc phần mềm”<ref>''SEI (2006). How do you define Software Architecture?[http://www.sei.cmu.edu/architecture/definitions.html]</ref>.
 
Như vậy mặc dù khái niệm “Kiến trúc phần mềm” đã xuất hiện trong các giảng đường đại học và được đưa vào sử dụng trong ngành [[công nghệ phần mềm]], nhưng việc nó vẫn chưa có các quy tắc, luật lệ chung và chưa rõ ràng nên thiết kế kiến trúc phần mềm vẫn là một sự pha tạp giữa “khoa học” và “nghệ thuật”. Vẻ “nghệ thuật” của kiến trúc phần mềm được lý giải là do có sự xuất hiện của các yêu cầu phi chức năng của hệ thống mà [[phần mềm]] phải đáp ứng được các yêu cầu này, chẳng hạn như các yêu cầu về các thuộc tính chất lượng <ref name="SoftwareArchitecture.com">''SoftwareArchitectures.com (2006). Intro to Software Quality Attributes[http://www.softwarearchitectures.com/one/Designing+Architecture/78.aspx]</ref>. Ngoài ra, phần mềm còn phải thỏa mãn các yêu cầu khác như: khả năng chịu lỗi, tính tương thích ngượcvới các phiên bản cũ của các phần mềm khác (backward compatibility <ref>''Định nghĩa của backward compatibility[http://en.wikipedia.org/wiki/Backward_compatibility]</ref>), khả năng mở rộng, tính tin cậy, khả năng bảo trì, tính hiện hữu, tính bảo mật, tính dễ dùng, và một số các yêu cầu khác nữa <ref name="SoftwareArchitecture.com"/>.
 
Để chuyển các quan điểm, yêu cầu của người sử dụng sang kiến trúc phần mềm, cần phải tiến hành một số bước tìm hiểu, tham khảo các yêu cầu riêng và các sở thích riêng của từng loại người dùng [[phần mềm]]. Ngoài ra còn phải tìm hiểu, tham khảo các ý kiến của đội phát triển phần mềm, đội bảo trì phần mềm, đội kiểm thử, đội triển khai phần mềm. Vì lẽ đó, kiến trúc phần mềm phải là nơi thỏa mãn được các quan điểm, các yêu cầu của những nguồn khác nhau. Và điều đó cũng đặt ra yêu cầu cho việc phải đảm bảo ngay từ giai đoạn xây dựng kiến trúc phần mềm, đã phải thỏa mãn các quan điểm, yêu cầu của những nguồn khác nhau; trước khi giai đoạn phát triển [[phần mềm]] được thực hiện.