Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa Congo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 168:
*[[Sangha]]
*[[Pointe Noire]]
 
== Dân cư ==
Cộng hòa Congo có số lượng dân cư thưa thớt , phần lớn dân số tập trung ở phần phía Tây Nam của đất nước, để lại những khu vực rộng lớn của khu rừng nhiệt đới ở miền Bắc hầu như không có người ở. Do đó, Congo là một trong những nước có mức đô thị hóa cao nhất ở châu Phi, với 70% tổng dân số sống ở khu vực đô thị, cụ thể là tại [[Brazzaville]], [[Pointe-Noire]] hoặc một trong những thành phố nhỏ, làng dọc theo chiều dài 534km đường sắt nối liền hai thành phố lớn này. Trong khu vực nông thôn, hoạt động công nghiệp và thương mại đã giảm nhanh chóng trong những năm gần đây, để lại nền kinh tế nông thôn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của chính phủ và tự cung tự cấp.<ref>http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/2825.htm#people</ref>
 
Dân tộc và ngôn ngữ của Cộng hòa Congo là đa dạng. Nước này công nhận 62 ngôn ngữ được nói trong nước<ref>http://www.ethnologue.com/country/CG</ref>, nhưng cia thành ba loại ngôn ngữ chính. Các bộ tộc thuộc sắc tộc Kongo là nhóm dân tộc lớn nhất chiếm khoảng một nửa dân số. Các nhóm đáng chú ý nhất của Kongo là [[Laari]] sống tại tại Brazzaville, [[Pool]], [[Vili]] và xung quanh Pointe-Noire và dọc theo bờ biển [[Đại Tây Dương]]. Nhóm lớn thứ hai là [[người Teke]] sống ở phía bắc Brazzaville chiếm 17% dân số. [[Người Boulangui]] ([[M'Boshi]]) sống ở phía tây bắc và ở Brazzaville chiếm 12% dân số.<ref>http://books.google.com.vn/books?id=uwi-rv3VV6cC&pg=PA120&lpg=PA120&hl=vi#v=onepage&q&f=false</ref> <ref>http://www.minorityrights.org/?lid=4141</ref>[[Người Pygmy]] chiếm 2% dân số Congo.<ref>http://www.lemonde.fr/afrique/article/2011/08/05/les-pygmees-du-congo-en-danger-d-extinction_1556735_3212.html#ens_id=1259967</ref>
 
Trước khi cuộc chiến tranh năm 1997, có khoảng 9.000 [[người châu Âu]] và các quốc gia châu Phi sống ở Congo, nhất là những [[người Pháp]], hiện giờ chỉ có một phần nhỏ của con số này vẫn còn ở lại.<ref>http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/2825.htm#people</ref> Khoảng 300 [[người Mỹ]] cư trú tại Congo.<ref>http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/2825.htm#people</ref>
 
Người dân Cộng hòa Congo phần lớn theo [[Công giáo]] và [[Tin Lành]], khoảng 50,5% và 40,2% dân số. Phần lớn các [[Kitô hữu]] trong nước là [[Công giáo Rôma]], trong khi số còn lại bao gồm nhiều giáo phái Kitô giáo khác. Tín đồ [[Hồi giáo]] chiếm 1,3% dân số, chủ yếu là do một làn sóng lao động nước ngoài sang ở tại các trung tâm đô thị.<ref>http://religiouslyremapped.info/?nr=0</ref>
 
== Giáo dục ==
[[Tập tin:SAINTE RITA CONG-BR2.jpg|nhỏ|Các em học sinh trong lớp học, Cộng hòa Congo]]
Giáo dục công về mặt lý thuyết là miễn phí và bắt buộc cho trẻ dưới 16 tuổi,<ref>http://www.refworld.org/cgi-bin/texis/vtx/rwmain?page=country&category=&publisher=&type=&coi=COG&rid=456d621e2&docid=4aba3ee628&skip=0</ref> nhưng trong thực tế, chi phí cho việc học tập vẫn tồn tại. Tỷ lệ học sinh tiểu học là 44% trong năm 2005, ít hơn nhiều so với 79% vào năm 1991.
 
Giáo dục ở độ tuổi từ sáu đến mười sáu là bắt buộc. Sinh viên hoàn thành sáu năm học tiểu học, bảy năm trung học cơ sở mới có được bằng tú tài. Ở trường đại học, sinh viên học cử nhân trong ba năm và thạc sĩ là bốn năm. Đại học Marien Ngouabi cung cấp các khóa học trong y học, pháp luật và một số các lĩnh vực khác, đây là đại học công lập duy nhất của đất nước.
 
Hệ thống giáo dục ở Cộng hòa Công gần như hoàn toàn theo mô hình hệ thống giáo dục của Pháp. Cơ sở hạ tầng giáo dục đã xuống cấp nghiêm trọng do hậu quả của cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế. Không có ghế trong hầu hết các lớp học, buộc trẻ em ngồi trên sàn nhà.
 
 
== Chú thích ==