Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Xuân Thục”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
XA (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
XA (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 11:
Gia Long năm thứ 13 (1814), ông được vua giao cho là Hiệp Trấn Thanh Hóa (tức Trấn Thanh Hoa-do tránh tên húy của Tả Thiên Nhơn Hoàng Hậu là Hồ Thị Hoa-Hoàng Hậu của vua Minh Mệnh, mẹ vua Thiệu Trị).
 
Gia Long năm thứ 15 (1816), khi ông đang làm Hiệp Trấn Thanh Hóa thì có tang cha nên phải về quê chịu tang. Gia Long năm thứ 16 (1817), sau khi mãn tang cha, ông lại quay trở lại lại trấnTrấn Thanh Hóa làm Hiệp Trấn.
 
Chiếu ngày 14/10 Gia Long năm thứ 16 (1817) cho biết: Nguyễn Xuân Thục trong thời gian làm cai bạ ở Vĩnh Thanh "có vi phạm phép công" nên "án xét hạ bậc để cảnh cáo" và ông bị giáng cấp "chuẩn ban cho làm thiên sự bộ Binh". Tuy nhiên chỉ 9 ngày sau, trong chiếu đề ngày 23/10 Gia Long năm thứ 16 (1817), vua Gia Long đã "chuẩn y ban cho hồi phục làm Hữu Tham Tri Thục Thiện Hầu tham gia xử lý các công vụ trong bộ Binh". Từ đây ta có thể nhận thấy là vua Gia Long đã dành cho ông một sự ưu ái khá đặc biệt.
Dòng 17:
Sau khi vua Gia Long qua đời, ngay khi vừa mới lên ngôi, vua Minh Mệnh trong chiếu đề ngày 16/2 Minh Mệnh nguyên niên (1820) đã cho triệu ông về kinh "chuẩn cho lưu lại tại kinh cùng với Hữu Tham tri bộ Binh Quang Huy hầu Nguyễn Tăng Địch làm các công vụ trong Bộ...". Việc đưa Nguyễn Xuân Thục về kinh chứng tỏ sự tin tưởng của vua Minh Mệnh vào tài năng cũng như đức độ của Nguyễn Xuân Thục, nhất là khi vua Minh Mệnh vừa mới lên ngôi, rất cần những người tâm phúc để giao phó những công việc quan trọng. Điều này càng thể hiện rõ hơn qua việc vua Minh Mệnh đã giao cho ông làm Phó sứ Sơn lăng lo việc xây cất lăng Thiên Thọ-Nơi chôn cất vua Gia Long. Và Nguyễn Xuân Thục đã không phụ lại sự ủy thác của vua Minh Mệnh. Trong bản chiếu đề ngày 22/2 Minh Mệnh nguyên niên (1820), vua đã nhận xét rằng: “công việc lăng hoàn thành mỹ mãn vô cùng, kính cẩn, chính xác xứng với lòng hiếu thảo tột cùng của trẫm”.
 
Sự tin yêu của vua Minh Mệnh dành cho ông ngày càng tăng. Trong chiếu đề ngày 30/4 Minh Mệnh nguyên niên (1820), nhà vua đã giao cho Nguyễn Xuân Thục đến Thành Gia Định “đặc chuẩn thuyên chuyển làm Hữu Tham Tri bộ Hộ quản lý sự vụ tại cơ quan bộ Hộ (Hộ tào), kiêm lý cơ quan bộ Công (Công tào) làm tất cả sự vụ quan trọng các cơ quan đó”. Như vậy là công việc của Nguyễn Xuân Thục trong bộ Hộ là coi việc đinh điền, thuế má, tiền bạc chuyển thông, kho tàng chứa chất, hóa vật đắt rẻ… Còn công việc của ông trong bộ Công là: coi việc làm cung điện, dinh thựcthự, xây thành, đào hào, tu tạo tàu bè, đặt làm kiểu mẫu, thuê thợ thuyền, mua vật liệu…Đồngliệu … Đồng thời vua Minh Mệnh còn dặn dò ông “tham gia cùng quan Khâm sai Tổng Trấn giải quyết mọi việc cung kính cần mẫn cho xứng với sự ủy nhiệm hết lòng”. Lúc này, Tổng Trấn Thành Gia Định là Lê Văn Duyệt. Lê Văn Duyệt là người cương trực và trung thành, nhiều lần đã can vua, làm trái ý vua…Nhưng vì ông là khai quốc công thần và đã dược vua Gia Long troatrao cho “Thượng phương kiếm”, được coi là “cố mạng lương thần”, là bề tôi lương thiện được vua tin cậy giao phó trách nhiệm phò tân quân (Minh Mạng); ngoài ra Lê Văn Duyệt còn có công lao dẹp giặc, an dân, mở mang đất đai, cường thịnh nhất là vùng Đồng Nai-Cửu Long (tức Gia Định, Nam Kỳ lục tỉnh)…nên dù không vừa lòng, vua Minh Mạng cũng phải đối xử với ông cho đúng với công lao khi ông còn sống. Việc đưa Nguyễn Xuân Thục vào Thành Gia Định ở một khía cạnh nào đó có thể xem như là việc giám sát các hoạt động của Lê Văn Duyệt. Vua Minh Mệnh trong một tờ chiếu sau đó (ngày 19/2 Minh Mệnh năm thứ 2), đã một lần nữa căn dặn Nguyễn Xuân Thục "Do công việc thuế khóa đất nước to lớn. Nay đặc chuẩn Thục Thiện Hầu chuyên trách các công việc quan trọng tại Hộ tào thành Gia Định và tham gia biện lý cùng quan Khâm sai Tổng Trấn. Phải nên thận trọng chừng mực trong những việc mẫn cảm tế nhị để xứng đáng việc hết lòng ủy nhiệm"
 
Ngày 7/8 Minh Mệnh năm thứ 2 (1821), Nguyễn Xuân Thục được giao "đặc phái làm đề điệu trường thi thành Gia Định, lãnh ấn trường, phàm công việc rườngtrường thi phải tuân theo như trong sắc chỉ, hiệp cùng giám thí viên thừa hành lễ lớn tuyển chọn nhân tài này. Nên theo công tuyển chonchọn lấy bỏ cho thích đáng, xứng với sự ủy thác". Những người đỗ thi Hương đạt học vị Cử nhân và Tú tài (xưa gọi là Hương cống, Sinh đồ). Số thí sinh kể có hàng nghìn, nhưng số lấy đỗ chỉ có 72 tú tài và 32 cử nhân. Những người đỗ cử nhân sẽ được bổ dụng ra làm quan, đầu tiên có thể được làm việc ở các cơ quan cấp Tỉnh, cấp trung ương, hoặc được đi làm quan các Huyện, sau dần dần mới lên các chức vụ cao hươnhơn.
 
Trong 2 bản chiếu vào cùng ngày 21/7 Minh Mệnh năm thứ 3 (1822), vua Minh Mệnh đã truy tặng cho cả cha và mẹ của Nguyễn Xuân Thục (lúc này đều đã mất). Mẹ ông là bà Trần Thị Đường được vua Minh Mệnh dùng những mỹ từ sau: "Đến nay việc hiếu đã để lại ấn tượng sâu sắc và tràn trề ơn đức...nay tặng ngươi là Thục Nhân...danh không mất mà còn lưu dẫn ánh sáng chói lọi làm tiêu tan u buồn". "Thục Nhân" là danh hiệu phong cho mệnh phụ hàm tam phẩm (Nhất phẩm: Phu Nhân; Nhị phẩm: Đoan Nhân; Tam phẩm: Thục Nhân; Tứ phẩm: Cung Nhân; Ngũ phẩm: Nhụ Nhân, v.v). Còn cha ông là Nguyễn Xuân Tịnh thì được vua Minh Mệnh dùng các mỹ từ sau: "Tính ông ngay thẳng, đoan trang, hào hoa đôn hậu, đáng phong là nhà thiện đạo, nhà không giàu mà rộng rãi theo nghiệp kiếm cung, dạy con theo việc nghĩa, chinh phạt lớn theo xe tứ mã...Nay đặc biệt tặng ngươi là Trung nghị đại phu Tư trị thiếu khanh Hương Nguyên hầu...".
Dòng 25:
Tài năng và đức độ của Nguyễn Xuân Thục đã được vua Minh Mệnh ghi nhận thông qua Chiếu đề ngày 28/4 Minh Mệnh năm thứ 6 (1825): "Lệnh cho Hữu tham tri bộ Hộ chuyên lĩnh chức Hộ tào Công tào sự vụ thành Gia Định Nguyễn Xuân Thục: Trước nay thông thạo chính thể tại sở đều biết, trước triều đình nhận chức Thượng Thư bộ Binh. Thục Thiện hầu nhận lãnh ấn cơ quan Bộ quản lý các công vụ trong bộ, phải phát huy tài năng hết mực, trung thành cẩn thận đến cùng để xứng với trách nhiệm ủy thác". Thượng thư bộ Binh (tương đương với Bộ Trưởng ngày nay) là một chức vụ rất quan trọng bởi vì đây là chức vụ nắm toàn bộ quân đội (gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, kỵ binh và pháo thủ binh) nên nếu không phải là người tin cẩn thì không bao giờ được vua giao. Bởi vì không riêng gì vua Minh Mệnh mà tất cả các triều vua phong kiến Việt Nam đều rất e ngại nếu không kiểm soát được quân đội. Điều này càng chứng tỏ ngoài tài năng và đức độ, Nguyễn Xuân Thục còn là người rất tin cẩn của vua Minh Mệnh.
 
Ngày 17/6 Minh Mệnh năm thứ 6 (1825), Nguyên Xuân Thục một lần nữa lại được lại được sung làm Đề Điệu Trường thi Thừa thiên " Nay đến kỳ thi hương, đặc phái sung chức Đề Điệu Trường Thừa thiên giữ ấn trường...Phải cùng với giám thí viên làm tốt lần lễ lớn chọn hiền tài này. Nên xem xét việc lấy bỏ cho thỏa đáng, cho xứng với sự bổ nhiệm".
 
Trong chiếu đề ngày 18/7 Minh Mệnh năm thứ 6 (1825), nhà vua đã chuyển Nguyễn Xuân Thục từ Thượng thư bộ binh qua làm Thượng thư bộ Lễ: "Thượng thư bộ Binh Nguyễn Xuân Thục lão thành văn chương học vấn, từ lâu giúp việc triều chính, nổi tiếng tại công sở. Nay điều bổ làm Thượng thư bộ Lễ. Thục Thiện Hầu giữ ấn tín cơ quan bộ, quản lý mọi công vụ trong bộ. Phải nên phát huy hết tài trí, hết lòng trung thành và rất thận trọng, xứng đáng với trọng trách được giao".
 
Trong kỳ thi Hương năm ất dậu (1825), ông được giao làm Đề Điệu trường thi Thừa Thiên. Nhưng tại kỳ thi này, thí sinh Nguyễn Thiên Điều không làm dược bài liền cầm đầu một nhóm sĩ tử ở vi Tả reo hò ầm ĩ. Ba vi Hữu, Giáp, Ất cũng náo động. Các quan coi thi phải điều lính đến mới dẹp yên. Việc được tâu lên vua Minh Mệnh, Nguyễn Thiên Điều thú tội, bị khép vào tội "Giảo giam hậu" (Giam chờ thắt cổ), những sĩ tử khác đều được tha. Sau đó Thiên Điều được giảm tội, chỉ bị sung vào lính. Các quan trường thi và các quan địa phương vì tâu báo sự việc chậm trễ cũng bị phạt; các đốc học, giáo thụ, huấn đạo... cũng bị giáng chức. Về phần Nguyễn Xuân Thục, ông cũng bị liên đới trách nhiệm. Trong chiếu đề ngày 29/8 Minh Mệnh năm thứ 6 (1825) ghi rằng: "vào ngày mùng một tháng bảy năm nay do việc thí sinh làm reo náo động khu thi đã không được tâu ngay lên kịp thời, qua bộ Lễ nghị xử nên phạt trừ lương trong 6 tháng" song lại cho ông trừ vào sổ Ký lục (sổ ghi chép công trạng) một lần "lấy một lần để xóa vụ án này, bảy lần còn lại theo lệ cấp trả đủ".
Sự cố tại trường thi Thừa Thiên không làm ảnh hưởng đến sự tin tưởng của vua Minh mệnh dành cho ông, mà trái lại trong chiếu đề ngày 25/2 Minh Mệnh năm thứ 7 (1826), nhà vua đã phong cho ông làm chánh chủ khảo kỳ thi Hội "Khanh học hành uyên bác thành đạt, tại sở đều rõ. nay đến kỳ thi Hội, đặc chuẩn sung chức chánh chủ khảo kỳ thi, giữ ấn trường thi...lần này là lễ lớn chon hiền tài, phải hết lòng vì việc công, xem xét định liệu lấy bỏ cho thỏa đáng nhằm chonchọn được thực tài đúng theo tâm thành ủy nhiệm". Kỳ thi Hội là kỳ thi ở cấp nhà nước. Số lượng thi Hội cũng rất đông, tất cả những người đã đỗ cử nhân đều được dự thi. Có người đã ra làm quan cũng được thi để dành học vị cao và được bổ dụng cao hơn. Và ông đã không phụ lại sự ủy thác của vua Minh Mệnh, kỳ thi diễn ra hoàn toàn nghiêm túc, đúng luật và tuyển chọn được nhiều nhân tài cho đất nước.
Minh Mệnh năm thứ 7 (1826), vua Minh Mệnh xuất giá rời khỏi Kinh sư đi tuần hành Quảng Bình và Quảng Trị (khám nghiệm công trình sông Vĩnh Định) đã giao cho Nguyễn Xuân Thục cùng với đại thần Tôn Thất Bính ở lại giữ kinh thành. Trong chiếu đề ngày 2/4, nhà vua đã giao cho Nguyễn Xuân Thục "đặc phái khanh hiệp cùng Tôn Thất Bính đại thần của Hoàng tử Miên Định lưu trú tại Kinh, ban cho ấn triện lưu kinh. Và phải thêm Hữu Tham tri bộ Hình Huỳnh Kim Xáng, dinh thự Cai Bạ Đặng Văn Hòa cai quản công việc bộ Binh, đều lấy chức vụ làm gốc hộ ấn viên. Phàm mọi việc cùng bàn bạc". Đặc biệt vua Minh Mệnh đã đã tin tưởng giao cho ông "các chức quan lớn nhỏ không hộ giá cho phép các khanh và Hoàng tử tại kinh điều chuyển...phần khanh phải cố gắng cẩn thận để xứng đáng với sự ủy thác". Phải là người tâm phúc thì vua Minh Mệnh mới để lại cả kinh thành cùng cả ấn tín giao cho trông coi, hơn nữa lại còn giao cho quyền điều chuyển các quan lại không đi hộ giá ở trong kinh. Đây thực sự là một vinh dự mà không phải đại thần nào trong triều cũng có được.
Minh Mệnh năm thứ 8 (1827), sức khỏe của ông giảm sút. Ông dâng sớ xin nghỉ việc về quê chữa bệnh. Vua Minh Mệnh dụ bộ Lại rằng: "Nguyễn Xuân Thục trải qua nhiều năm chăm chỉ trong ngoài, đạt đến thành thạo. Trẫm vui vì Bộ của khanh chu toàn đem lại lợi ích chung, đến năm nay sức lực yếu dần lại thêm bênh phong, nói năng thất thường, dâng sớ xin về quê điều trị...chuẩn y cho giải nhiệm sở về quê quán chữa bệnh không kể thời gian bao lâu, đợi cho đến lúc khỏi bệnh có thể về Kinh để xin ý kiến. Lại gia ân thưởng tiền ba trăm quan để mua thuốc men, chứng tỏ ta hết lòng với cựu thần" (Chiếu đề ngày 13/3). Nguyễn Xuân Thục về quê được vài tháng thì qua đời, hưởng thọ 65 tuổi. Bản chiếu đề ngày 2/6 Minh Mệnh năm thứ 8 ghi rằng: "Nguyễn Xuân Thục từ kinh về quê quán, đột nhiên từ trần. Tưởng nhớ công lao trước thật đau xót. Ngoài khoản cấp tuất theo thường lệ, nay gia ân thưởng tiền ba trăm quan, gấm tiễn ba cây" đồng thời cấp cho một người phu coi mộ.