Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thích phu nhân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: <references /> → {{tham khảo}} using AWB
Dòng 13:
Lã Hậu lo lắng, bèn sai em là Lã Trạch đến nài nỉ nhờ Lưu hầu [[Trương Lương]] đang làm thiếu phó giúp Lưu Doanh. Nhờ Trương Lương giúp, Lưu Doanh mời được 4 hiền sĩ trong thiên hạ là Đông Viên Công, Giác Lý tiên sinh, Ỷ Lý tiên sinh, Hạ Thạch Công mà trước đó chính Lưu Bang không sao mời nổi.
 
Năm 195 TCN, sau khi đánh phá quân Anh Bố về, Lưu Bang ốm càng nặng, muốn thay thái tử.
 
Đến khi ăn tiệc, thái tử Doanh rót rượu đứng chầu. Bốn người theo thái tử tuổi đều ngoài tám mươi, mày râu bạc phơ, áo mũ rất đẹp. Lưu Bang lấy làm lạ hỏi. Bốn người tiến đến thưa, kể họ tên, là Đông Viên Công, Giác Lý tiên sinh, Ỷ Lý tiên sinh, Hạ Thạch Công. Lưu Bang kinh ngạc, hỏi ra mới biết là các hiền sĩ mà bấy lâu mình mời không được.
 
Bốn người nói với Lưu Bang:
Dòng 41:
:''Biết đặt ở nơi nào?''
 
Cao Tổ hát mấy lần, Thích phu nhân biết ý vua không đưa Như Ý lên thay Doanh nữa, vừa múa vừa nức nở chảy nước mắt. Lưu Bang đứng dậy, quay đi, bãi tiệc rượu.
 
Lưu Doanh giữ được ngôi thái tử không bị truất. Lưu Bang phong cho Như Ý làm Triệu vương, cử tướng Chu Xương làm tướng quốc giúp đỡ.
Dòng 49:
Không lâu sau đó, Lưu Bang qua đời, thái tử Doanh lên nối ngôi, tức là Hán Huệ Đế. Tuy Huệ Đế làm vua nhưng việc điều hành triều đình do Lã thái hậu quyết định. Huệ đế thực chất không có quyền hành.
 
Lã thái hậu dù không bị mất ngôi, nhưng vẫn hết sức oán giận Thích phu nhân và Triệu vương Như Ý, bèn sai giam bà ở cung Vĩnh Hạng rồi gọi Như Ý đến.
 
Sứ giả của Lã hậu triệu tập, tướng quốc Chu Xương cự tuyệt không nghe lệnh.
Lã thái hậu cả giận, bèn sai người gọi Chu Xương về. Chu Xương về đến Trường An, thái hậu lại sai người mời Triệu vương lần nữa. Triệu vương đành phải ra đi. Chưa đến kinh đô thì Huệ Đế vốn là người nhân từ, biết thái hậu giận, nên thân hành đón Như Ý ở Bá Thượng, rồi cùng vào cung, luôn luôn kèm Triệu vương, lúc Như Ý đi đứng, ăn uống, Huệ Đế đều ở bên cạnh, thái hậu muốn giết Như Ý nhưng không có dịp nào.
 
Tháng 12 năm 194 TCN, Huệ đế buổi sớm ra đi săn bắn. Như Ý còn nhỏ, không thể dậy sớm. Thái hậu nghe tin Như Ý ở một mình, bèn sai người mang thuốc độc đến cho Như Ý uống. Lúc mờ sáng, Huệ Đế trở về thì Như Ý đã chết.
 
=== Bị đòn thù tàn độc ===
Lã thái hậu giết Như Ý và giam bà vẫn chưa thoả lòng. Sau khi Như Ý chết, Lã thái hậu mới ra tay trả thù bà.
 
Lã thái hậu sai người chặt chân tay Thích phu nhân, rồi móc mắt, đốt tai, cho bà uống thuốc thành câm. Sau đó Lã hậu sai để bà ở trong nhà tiêu, gọi đó là "ỉn nhân" ("con người [[chi Lợn|lợn]]").
 
Sau mấy hôm, thái hậu cho gọi Huệ Đế vào để xem "con người lợn". Huệ Đế thấy, ngạc nhiên bèn hỏi là ai. Khi biết đó là Thích phu nhân, Huệ Đế liền khóc rống lên. Huệ Đế đau lòng quá, mắc bệnh, trong hơn một năm không dậy được. Hành động giết hại bà của Lã hậu bị chính Huệ Đế coi là vô nhân tính. Vua con sai người nói với thái hậu:
Dòng 65:
:''Việc đó không phải là việc con người làm! Tôi là con của thái hậu, không thể nào trị thiên hạ được!''
 
Thích phu nhân qua đời. Huệ Đế bất lực trước sự độc ác của mẹ, không có cách nào ngăn cản được, vì thế ngày đêm uống rượu chơi bời dâm dật, không nghe chính sự, cho nên mắc bệnh và không lâu sau thì chết yểu khi mới 22 tuổi.
 
Việc thanh trừng trong cung đình giữa các bà vợ vua sau cái chết của vua cũ là chuyện thường thấy trong lịch sử, nhưng ít người bị kết cục bi thảm như Thích phu nhân, bởi đối thủ của bà là Lã hậu quá nhẫn tâm và tàn ác.
 
== Chú thích ==
{{tham khảo}}
<references />
 
== Xem thêm ==