Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tư Mã Duật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 11477348 của Cheers!-bot (Thảo luận)
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
Dòng 42:
Tư Mã Duật là con trai trưởng của Tấn Huệ Đế, vua thứ hai của [[nhà Tấn]] với cung nhân Tạ Cửu. Năm [[271 TCN]], Tư Mã Trung (tức Tấn Huệ Đế, lúc đó đang làm thái tử) lấy con gái đại thần Giả Sung là [[Giả Nam Phong]]<ref>Thẩm Khởi Vĩ, sách đã dẫn, tr 45</ref>, phong làm vợ đích, nhưng Giả Nam Phong chỉ sinh toàn con gái, mà đến năm 278 thì Tạ Cửu lại sinh ra con trai là Tư Mã Duật.
 
Tư Mã Duật từ nhỏ đã thông minh đĩnh ngộ, được vua ông là [[Tấn Vũ đế]] yêu quý<ref name="zh.wikisource.org">{{chú thích web|author=Phòng Huyền Linh (chủ biên)|title=Tấn thư, liệt truyện quyển 23|url=http://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%E9%80%9A%E9%91%91/%E5%8D%B7083|accessdate=21/5/2013}}</ref>. Do đó mặc dù thấy Tư Mã Trung bị thiểu năng trí tuệ, nhưng Tấn Vũ đế và Dương Hoàng hậu vẫn giữ ngôi thái tử, vì họ cho rằng tuy con dốt nhưng cháu giỏi thì sau này có thể giúp con, vì vậy càng thôi ý định thay thái tử.
 
Sau đó Tấn Vũ đế phong cho Tư Mã Duật làm Quảng Lăng vương, phong địa 5 vạn hộ, lại cho đại thần Lưu Thực làm thầy cho ông<ref>{{chú thích web|authorname=Phòng Huyền Linh (chủ biên)|title=Tấn thư, liệt truyện quyển 23|url=http://"zh.wikisource.org"/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%E9%80%9A%E9%91%91/%E5%8D%B7083|accessdate=21/5/2013}}</ref>.
==Được phong thái tử==
 
Dòng 67:
Tháng 12 năm 299, Giả Nam Phong bắt đầu tìm cách hãm hại Tư Mã Duật. Bà ta sai tì nữ Trần Vũ Tứ chuốc rược cho ông say, rồi lừa viết bức thư phản nghịch. Thái tử Duật vì quá say không biết gì nên cứ thế chép lại nội dung do Giả hậu soạn sẵn. Giả hậu mang thư cho Huệ Đế xem để có cớ bỏ thái tử. Huệ Đế ban đầu muốn giết thái tử, nhưng các đại thần Trương Hoa và Bùi Ngỗi phản đối, cho rằng đó không phải là kiểu văn mà ông thường làm. Giả hậu bèn tâu phế Tư Mã Duật làm thứ dâ. Sau đó, Giả hậu sai [[Tư Mã Đạm]] đưa Tư Mã Duật, Vương Huệ Phong và ba con ông ra an trí ở thành Kim Dung. Mẹ thái tử là Tạ phi cũng bị tống giam và tra tấn tới chết<ref>Thẩm Khởi Vĩ, sách đã dẫn, tr 56</ref>.
 
Sau khi Tư Mã Duật bị phế, các đại thần đứng lên phản đối. Trung Hữu vệ Đốc [[Tư Mã nhã]] và Thường Tòng đốc [[Hứa Siêu]], Điện trung trung lang Sĩ Ý muốn phục ngôi thái tử, bèn nhờ cậy Triệu vương [[Tư Mã Luân]]<ref>Tư Mã Luân là con thứ 9 của Tấn Tuyên đế Tư Mã Ý, thuộc hàng cụ của Tư Mã Duật</ref>. Nhưng Luân sợ thái tử là người khó khống chế, nên nghe theo lời mưu sĩ [[Tôn Tú]], bèn phao tin rằng triều thần muốn phục ngôi thái tử để phế Giả hậu.
 
Giả hậu sợ hãi, nảy sinh ý định giết Tư Mã Duật. Tháng 3 năm 300, bà ta sai Thái ý lệnh Trình Cứ làm loại độc dược là ''ba đậu hạnh tử hoàn'' rồi sai Hoàng môn Tôn Lự Trai đến Hứa Xương hạ độc thái tử để tuyệt đi lòng mong đợi của triều thần.
Dòng 101:
{{tham khảo}}
{{Loạn bát vương}}
 
[[Thể loại:Người nhà Tấn]]
[[Thể loại:Sinh 278]]
[[Thể loại: Mất 300]]