Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tào Phương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
Dòng 102:
| ghi chú chữ ký =
}}
'''Tào Phương''' ([[chữ Hán]]: 曹芳; [[232]]–[[274]]; cai trị: [[239]] – [[254]]), [[tên tự]] là '''Lan Khanh''' (蘭卿), là [[hoàng đế]] thứ 3 của nhà [[Tào Ngụy]] thời [[Tam Quốc]] trong [[lịch sử Trung Quốc]].
 
Trước khi lên ngôi, ông được phong là '''Tề Vương'''. Sau này, ông bị [[Tư Mã Sư]] phế truất làm '''Thiệu Linh công'''. Sau khi ông mất, được ban thụy là “Lệ” (nghĩa: ngang bướng), gọi đầy đủ là '''Thiệu Linh Lệ công'''. Ông mất vào năm 274, lúc đó nhà Tào Ngụy đã bị [[nhà Tấn]] tiêu diệt.
Dòng 126:
Từ sau khi nắm quyền nhiếp chính, Tư Mã Ý ra sức gây uy thế trong triều. Tào Phương không có quyền, đã vậy còn buộc phải ban cho Tư Mã Ý lễ [[cửu tích]] (tức là 9 ơn huệ của nhà vua ban cho bề tôi có công), nhưng Tư Mã Ý giả vờ từ chối. Thời Tư Mã Ý nắm quyền, ra sức thanh lọc bộ máy quan lại, bài trừ tệ nạn [[tham nhũng]].
 
Năm 251, viên tướng trấn giữ thành Thọ Xuân (nay thuộc thành phố Thọ Châu, địa cấp thị Lữ An, tỉnh An Huy) là [[Vương Lăng (Tam Quốc)|Vương Lăng]] bị cho là âm mưu với Sở vương [[Tào Bưu]] (曹彪 con thứ của [[Tào Tháo]], em Văn Đế [[Tào Phi]], ông chú của [[Tào Phương]]) định đánh chiếm Hứa Xương, phế truất Tào Phương để lập Tào Bưu<ref>Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 413</ref>. Nhưng nhanh chóng, Vương Lăng bị Tư Mã Ý bắt. Tư Mã Ý giết cả họ Vương Lăng rồi nhân danh Tào Phương bắt Tào Bưu tự sát. Các sử gia hiện đại cho rằng thực chất đây là vụ án giả do Tư Mã Ý làm ra để tiêu diệt những lực lượng trung thành với họ Tào mà chống đối mình<ref>Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 413-414</ref>.
 
Không lâu sau vụ Vương Lăng, Tư Mã Ý qua đời, giao quyền lại cho con trai trưởng là [[Tư Mã Sư]] nắm giữ.