Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đà Nẵng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã hủy sửa đổi của 101.99.53.126 (Thảo luận) quay về phiên bản của Donyesin
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
Dòng 44:
hành chính một số tỉnh|url=http://vbqppl.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=9031|publisher=Cơ sở dữ liệu Văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp (Việt Nam)|accessdate=2013-06-07}}</ref> Tuy nhiên trên thực tế, từ sau sự kiện [[Hải chiến Hoàng Sa 1974]] thì [[Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa]] đã kiểm soát toàn bộ [[quần đảo Hoàng Sa|Hoàng Sa]] và tuyên bố là lãnh thổ của họ.<ref>{{chú thích web|author=Lý Hiểu Binh|title=Quan hệ Trung Việt trước trận Hoàng Sa|url=http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/01/130123_china_paris_accords_paracels.shtml|accessdate=2013-04-18}}</ref> Hiện nay, cả Việt Nam, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và [[Trung Hoa Dân Quốc]] (Đài Loan) đều đòi chủ quyền đối với quần đảo này.<ref name=LB18>{{chú thích web|title=Luật số 18/2012/QH13 của Quốc hội: LUẬT BIỂN VIỆT NAM|url=http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=163056|publisher=Cổng thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam)|accessdate=2013-06-06}}</ref><ref>{{chú thích web|title=中华人民共和国政府关于中华人民共和国领海基线的声明|url=http://www.fmprc.gov.cn/mfa_chn/ziliao_611306/tytj_611312/tyfg_611314/t556673.shtml|publisher=Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa|accessdate=2013-06-06|language=tiếng Hoa}}</ref><ref>{{chú thích web |url=http://www.mofa.gov.tw/Official/Home/Detail/12243dba-6cb8-47b0-86d9-eb26f87b3fcb?arfid=88ce0e14-af13-4a76-8015-83fe91b55db0&opno=fe15c741-bf77-468b-bb7d-0f7eff7b7636 |title=外交部重申中華民國對東沙, 南沙, 中沙及西沙群島及其周遭水域擁有主權 |publisher=Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc |date=2012-06-22 |accessdate=2013-06-06 |language=tiếng Hoa}}</ref>
 
Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của [[Việt Nam]], có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về [[Đường giao thông|đường bộ]], [[Đường ray|đường sắt]], [[Đường thủy|đường biển]] và [[Đường không|đường hàng không]], cửa ngõ chính ra [[biển Đông]] của các tỉnh [[Miền Trung (Việt Nam)|Miền Trung]], [[Tây Nguyên (Việt Nam)|Tây Nguyên]] và các nước tiểu vùng Mê Kông.<ref>{{chú thích web|title=Nghị quyết 33/NQ-TW của Bộ Chính Trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng|url=http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chinhquyen/chien_luoc_phat_trien/dinh_huong/nghi_quyet_33|publisher=Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng |accessdate=2013-04-16}}</ref> Đà Nẵng hiện nay có tám quận, huyện với tổng diện tích là 1285,4&nbsp;km². Theo kết quả điều tra năm 2009 thì dân số thành phố là 887.435 người.<ref>{{chú thích web|title=Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009|url=http://www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?DocID=12724|publisher=Tổng cục Thống kê (Việt Nam)|accessdate=2013-04-16}}</ref> Năm 2011, dân số thành phố là 951.700 người. Tổng sản phẩm trong nước ([[Tổng sản phẩm nội địa|GDP]]) trên địa bàn năm 2012 là 46.368,6 tỷ đồng.<ref>{{chú thích web|title=Báo cáo sơ bộ kinh tế - xã hội Đà Nẵng năm 2012 của Cục Thống kê Đà Nẵng|url=http://ctk.danang.gov.vn/TabID/59/CID/2/ItemID/219/default.aspx|publisher=Cục Thống kê Thành phố Đà Nẵng |accessdate=2013-04-16}}</ref> Trong ba năm liền từ 2008-2010, Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) đứng đầu cả nước. <ref>{{chú thích web|title=Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011|url=http://www.pcivietnam.org/uploads/Ho%20so%20PCI%2063%20tinh%20thanh%20pho.pdf|accessdate=2013-04-16 |publisher=Trang web Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh}}</ref> Tuy nhiên năm 2012, PCI của Đà Nẵng tụt xuống thứ 12/63 tỉnh, thành phố.<ref>{{chú thích web|title=Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2012: Xáo trộn bất ngờ|url=http://vneconomy.vn/20130314095558188P0C9920/nang-luc-canh-tranh-cap-tinh-2012-xao-tron-bat-ngo.htm|publisher=VnEconomy|accessdate=2013-04-16}}</ref> Trong những năm gần đây (2013), Đà Nẵng đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là "''thành phố đáng sống''" của Việt Nam.<ref>{{chú thích web|author=Tiến Dũng|title=Đà Nẵng - Thành phố đáng sống nhất Việt Nam|url=http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chuyen_de/dbgt_asxh/goc_nhin_truyen_thong|publisher=Cổng thông tin thành phố|accessdate=2013-04-16}}</ref><ref>{{chú thích báo|author=Nguyễn Huy - Trí Quân|title=Thành phố đáng sống|url=http://www.tienphong.vn/kinh-te/564781/thanh-pho-dang-song-tpp.html|publisher=Tiền Phong Online|accessdate=2013-04-16|author=Nguyễn Huy; Trí Quân |date=2012-01-26}}</ref>
 
==Tên gọi==
Dòng 61:
Đền ở cửa biển Tư Khách, huyện Tư Vinh, còn một đền nữa ở của biển Đà Nẵng, Quảng Nam.}}
 
Đà Nẵng khi đó không phải là một địa danh hành chính mà chỉ là tên gọi của một cửa biển.
 
Phần lớn các ý kiến đều cho rằng tên gọi Đà Nẵng xuất phát từ vị trí nằm ở cửa [[sông Hàn]] của thành phố. Đó là một biến dạng của từ Chăm cổ "''Da nak''", được dịch là "cửa sông lớn".<ref name="dncityname">{{chú thích web|url=http://danangcity.gov.vn/portal/page/portal/danang/english/danang_info/his?p_pers_id=&p_folder_id=16407708&p_main_news_id=28897396|title=Names of Da Nang through periods of time|publisher=Danang People's Committee|date=2004-01-03|accessdate=2011-04-20 |language=tiếng Anh}}</ref><ref name="hoidap">{{chú thích sách|title=Hỏi đáp về Quảng Nam-Đà Nẵng ''(Questions and Answers about Quảng Nam-Đà Nẵng)''|author=Bùi Minh Quốc}}</ref>
 
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu về Chăm là Inrasara và Sakaya đã có những đề xuất khác. Inrasara (tức Phú Trạm, nhà thơ và nhà nghiên cứu văn hoá Chăm) cho rằng "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ ''Đaknan''. ''Đak'' có nghĩa là nước, ''nan'' hay ''nưn'', tức ''Ianưng'' là rộng. Địa danh Đaknan hàm ý chỉ vùng sông nước rộng mênh mông ở cửa sông Hàn. Còn nhà nghiên cứu Sakaya (tức Trương Văn Món) cho rằng "Đà Nẵng" có thể xuất phát từ [[nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer]], ''Đakdơng'' - ''Đà dơng'', có nghĩa là con sông. '''Đanang''' trong [[tiếng Chăm]] và [[Người Ra Glai|Raglai]] cổ, cùng thuộc [[Hệ ngôn ngữ Malayo-Polynesia|ngôn ngữ Malayo-Polynesia]], có nghĩa là "nguồn". "Đà Nẵng" là "sông nguồn"<ref>{{chú thích báo|author=Vũ Hùng|title=Năm mới nói chuyện tên quê|url=http://www.baodanang.vn/channel/5437/201101/Nam-moi-noi-chuyen-ten-que-2029687/|work=Những tên gọi về thành phố Đà Nẵng|publisher=Báo Đà Nẵng điện tử |author=Vũ Hùng |date=2011-01-25}}</ref>.
[[Tập tin:Old map of Vietnam.jpg|nhỏ|trái|Bản đồ [[Annam]] được vẽ bởi [[Alexandre de Rhodes]] có địa danh "'''Cua han'''".]]
 
Người [[Trung Quốc]] gọi Đà Nẵng là "Hiện Cảng" (蜆港 hoặc 峴港). Thời xưa tàu thuyền Trung Quốc đi Đà Nẵng thường lấy hòn Sơn Chà làm mốc định vị phương hướng. Hòn Sơn Chà có hình dáng giống con hến bèn nhân đó gọi đây là "Hiện Cảng" (蜆港), có nghĩa là "bến hến". Về sau một số người không hiểu rõ nguồn gốc của tên gọi này, thấy xung quanh Đà Nẵng có nhiều núi non bao bọc nên đã thay chữ "hiện" 蜆 bằng chữ "hiện" 峴 có nghĩa là "núi nhỏ mà cao".
 
Một tên gọi khác được đặt cho Đà Nẵng là '''Cửa Hàn''' (dịch nghĩa “cửa của sông Hàn”). Theo tác giả Võ Văn Dật thì từ Hàn đã được Việt hóa từ cách đọc theo [[tiếng Hải Nam]] của địa danh "Hiện Cảng" 蜆港 là “Hành Càng“ hay “Hàn Càng“.<ref>{{chú thích web|author=Võ Văn Dật|title=Địa danh Đà Nẵng|url=http://www.erct.com/4-ChiaSe/SuuTam/Dia_danh_Da_Nang.htm|accessdate=2013-05-18}}</ref>
Dòng 86:
[[Tập tin:Da Nang view from top of Son Tra.jpg|nhỏ|220px|phải|Thành phố Đà Nẵng nhìn từ đỉnh [[Sơn Trà]]]]
[[Tập tin:Paracel Islands (Vietnamese names).png|220px|nhỏ|phải|Huyện đảo Hoàng Sa]]
Tọa độ phần đất liền của thành phố Đà Nẵng từ 15°15' đến 16°40' vĩ độ bắc và từ 107°17' đến 108°20' kinh độ đông. Phía bắc giáp tỉnh [[Thừa Thiên-Huế]], phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp [[biển Đông]].
 
Thành phố nằm ở trung độ của [[Việt Nam]], cách thủ đô [[Hà Nội]] 764 &nbsp;km về phía bắc, cách [[thành phố Hồ Chí Minh]] 964&nbsp;km về phía nam, cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố [[Huế]] 108&nbsp;km về hướng tây bắc<ref>{{chú thích sách|author=Huỳnh Yên Trầm My, Trương Vũ Quỳnh|title=Đà Nẵng toàn cảnh, A panorama of Danang|year=2010|publisher=Nhà xuất bản Đà Nẵng}}</ref>. Đà Nẵng còn là trung điểm của các di sản thế giới: [[Cố đô Huế]], [[Phố cổ Hội An]] và [[Thánh địa Mỹ Sơn]]. Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của [[Tây Nguyên (Việt Nam)|Tây Nguyên]] và các nước [[Lào]], đông bắc [[Campuchia]], [[Thái Lan]] và [[Myanma]].<ref>{{chú thích web|title=Giới thiệu khái quát về thành phố Đà Nẵng|url=http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cactinhvathanhpho/tpdanang/thongtintinhthanh?view=introduction&provinceId=1345|publisher=Cổng thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam)|accessdate=2013-04-17}}</ref> Khoảng cách từ Đà Nẵng đến các trung tâm kinh tế chính của khu vực [[Đông Nam Á]] như [[Bangkok]] ([[Thái Lan]]), [[Kuala Lumpur]] ([[Malaysia]]), [[Singapore]], [[Manila]] ([[Philipines]]) đều năm trong khoảng 1.000–2.000&nbsp;km.<ref name="baocao">{{chú thích web|title=Chương 1 - Giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên thành phố Đà Nẵng|url=http://ccbvmt.danang.gov.vn/tin-chuyen-nganh/quan-trac-va-bao-htmt/301-hien-trang-moi-truong-thanh-pho-da-nang-2005-2010|work=Báo cáo Hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng đến năm 2015|publisher=Chi cục Bảo vệ môi trường (Đà Nẵng)|accessdate=2013-04-18|archiveurl=http://web.archive.org/liveweb/http://ccbvmt.danang.gov.vn/images/stories/chuong%201.pdf<!--http://web.archive.org/web/20120505230909/http://ccbvmt.danang.gov.vn/tin-chuyen-nganh/quan-trac-va-bao-htmt/301-hien-trang-moi-truong-thanh-pho-da-nang-2005-2010-->|archivedate=2012-05-05 |deadurl=yes}}</ref>
Bốn điểm cực trên đất liền của thành phố Đà Nẵng là:
* Cực bắc và cực tây là phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu và xã Hòa Bắc, huyện [[Hòa Vang]].
Dòng 98:
* Cực bắc tại [[Đá Bắc (Hoàng Sa)|bãi đá Bắc]]
* Cực nam tại [[Bãi Ốc Tai Voi|bãi ngầm Ốc Tai Voi]]
* Cực đông tại [[Bãi Gò Nổi|bãi Gò Nổi]]
* Cực tây tại [[đảo Tri Tôn]]<ref name="ky9" />
 
Dòng 114:
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9&nbsp;°C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30&nbsp;°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23&nbsp;°C. Riêng vùng rừng núi [[Bà Nà]] ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20&nbsp;°C. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57&nbsp;mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 550-1.000&nbsp;mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình 23–40&nbsp;mm/tháng. Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng.<ref name="khihau"/><ref>{{chú thích web|title=Các bảng nhiệt độ, độ ẩm, số giờ nắng từ 2004-2007|url=http://www.ctk.danang.gov.vn/TabID/79/Default.aspx|work=Niên giám thống kê Đà Nẵng|publisher=Cục thống kê Thành phố Đà Nẵng|accessdate=2013-04-17}}</ref> Mỗi năm, Đà Nẵng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ một đến hai cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Năm 2006, Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của [[Bão Xangsane (2006)|bão Xangsane]] - cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Đà Nẵng trong 100 năm qua, gây thiệt hại nặng nề cho thành phố.<ref name="baocao"/>
 
Thời gian nắng ở quần đảo Hoàng Sa dao động trong khoảng từ 2.400 đến 2.600 giờ/năm.<ref name="ky14">{{harv|Đặng ch.b|2012|p=14}}</ref> Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình ở vùng biển quần đảo là 22°-24°C trong tháng 1, tăng dần và đạt cực đại trung bình 28.5°-29°C trong tháng 6 và tháng 7. Chế độ gió vùng quần đảo Hoàng Sa phức tạp và thể hiện ảnh hưởng của địa hình lục địa Việt Nam và Trung Quốc. Gió tây nam chiếm ưu thế vào mùa hè; gió đông bắc chiếm ưu thế trong mùa đông. Lượng mưa trung bình năm ở Hoàng Sa là khoảng 1.200-1.600 &nbsp;mm. Độ ẩm tương đối trung bình 80-85% và hầu như không biến động nhiều theo mùa.<ref name="ky14">{{harv|Đặng ch.b|2012|p=14}}</ref>
 
{{Infobox Weather
Dòng 145:
|Nov_Lo_°C = 21.6
|Dec_Lo_°C = 19.3
|Year_Lo_°C = 20.8
 
|Jan_Precip_cm = |Jan_Precip_mm = 96.2
Dòng 183:
===Thủy văn===
[[Tập tin:DaNangVietnam.jpg|nhỏ|trái|Một bờ biển tại thành phố Đà Nẵng]]
Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía tây, tây bắc và tỉnh Quảng Nam. Có hai sông chính là [[sông Hàn]] với chiều dài khoảng 204&nbsp;km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180&nbsp;km² và [[sông Cu Đê]] với chiều dài khoảng 38&nbsp;km, lưu vực khoảng 426&nbsp;km². Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông khác: sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc,...Các sông đều có hai mùa: mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 8 và mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12.<ref name="Địa lí các Tỉnh và thành phố Việt Nam">{{chú thích sách|author=Lê Thông (Chủ biên), Hoàng Văn Chức, Lê Huỳnh...|title=Tập 4: Các tỉnh và thành phố Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên|publisher=Nhà xuất bản Giáo dục}}</ref> Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản.<ref>{{chú thích web|title=Giới thiệu tài nguyên|url=http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chinhquyen/gioi_thieu/tainguyen|publisher=Cổng thông tin thành phố Đà Nẵng|accessdate=2013-04-17}}</ref>
 
Nước ngầm của vùng Đà Nẵng khá đa dạng, các khu vực có triển vọng khai thác là nguồn nước ngầm tệp đá vôi Hoà Hải – Hoà Quý ở chiều sâu tầng chứa nước 50–60 m; khu Khánh Hoà có nguồn nước ở độ sâu 30-9030–90 m; các khu khác đang được thăm dò. Đầu năm 2013, do các công trình thủy điện đầu nguồn tích nước không xả nước về vùng đồng bằng, vùng xuôi khiến cho người dân Đà Nẵng phải đối mặt với việc thiếu nước sinh hoạt và nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng.<ref>{{chú thích báo|author=Ngọc Phó|title=Đà Nẵng: Đưa vấn đề thiếu nước ra Quốc hội|url=http://thanhtra.com.vn/tabid/77/newsid/66362/temidclicked/34/seo/dua-van-de-thieu-nuoc-ra-Quoc-hoi/Default.aspx|publisher=Báo Thanh Tra điện tử|accessdate=2013-04-18}}</ref> Bên cạnh đó thành phố cũng phải đối phó với tình trạng nguồn nước bị nhiễm mặt hàng năm.<ref>{{chú thích web|title=Đà nẵng: Nguồn nước sinh hoạt nhiễm mặn|url=http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&CateID=5&ID=126282&Code=GJDP126282|publisher=Trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam)|accessdate=2013-04-18}}</ref>
 
Vùng biển Đà Nẵng có chế độ [[thủy triều]] thuộc chế độ bán nhật triều không đều. Hầu hết các ngày trong tháng đều có hai lần nước lên và hai lần nước xuống, độ lớn triều tại Đà Nẵng khoảng trên dưới 1 m. Dòng chảy ở vùng biển gần bờ có hướng chủ đạo là hướng đông nam với tốc độ trung bình khoảng 20-2520–25&nbsp;cm/s. Khu vực gần bờ có tốc độ lớn hơn so với khu vực ngoài khơi một chút.<ref name="luanvan"/>
 
===Môi trường===
Dòng 201:
 
=== Thời Đại Việt ===
Trong nửa sau của thế kỷ thứ 10, các vua của vương triều Indrapura đã xung đột với Đại Việt.<ref>Lê Thành Khôi, ''Histoire du Vietnam'', tr. 122, 141.</ref> Năm 982, ba sứ thần mà [[Lê Hoàn]] (người sáng lập ra nhà Tiền Lê) gửi đến Chăm Pa đã bị bắt giữ. Lê Hoàn đã quyết định mở một cuộc tấn công vào vương quốc Indrapura và giết chết vua Chăm Parameshvaravarman I. Như một kết cục của sự thất bại, người Chăm cuối cùng đã bỏ rơi Indrapura vào khoảng năm 1000.<ref>Ngô Vǎn Doanh, ''Champa'', tr. 34; Ngô Vǎn Doanh, ''Mỹ Sơn Relics'', tr. 75-76.</ref>
 
Vào năm 1306, thông qua cuộc hôn nhân của Vua Jayasimhavarman III ([[Chế Mân]]) với Công chúa [[Huyền Trân]] bằng việc nhượng hai châu Ô, Lý cho [[nhà Trần]] thì các làng xóm của người Việt bắt đầu được hình thành. Tháng Giêng năm Đinh Mùi (1307), Vua [[Trần Anh Tông]] sai đổi tên châu Ô và châu Lý thành [[Châu Ô|châu Thuận]] và [[Châu Lý|châu Hoá]].<ref>{{harv|Thạch|Phạm|2002|p=9}}, trích ''Đại Việt sử kí toàn thư'' (tập 2, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985, tr. 90.</ref>. Đà Nẵng từ đây là phần đất thuộc châu Hóa<ref name="lichsu">{{chú thích web|title=Giá trị di sản văn hóa Hán Nôm ở Đà Nẵng
|url=http://hannom.vass.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/noidung/Tinhoatdong/Lists/Viennghiencuuhannom&ListId=e6a08e35-abd4-43fb-93be-ce3b5b039afb&SiteId=d4ba2be6-e823-4e07-acc9-88cca2ab9665&ItemID=112&SiteRootID=1dc3f22b-35cb-42a0-838a-357b1a378087|accessdate=2013-04-19|publisher=Trang web của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Khoa học xã hội Việt Nam}}, dẫn lại trang web danang.gov.vn</ref>, và từ sau 1446 thì Đà Nẵng thuộc địa phận của huyện Điện Bàn, phủ Triệu Phong, thừa tuyên Thuận Hóa.<ref name="lichsu" /> Sau khi sáp nhập vào [[Đại Việt]], vùng Đà Nẵng trở vào vẫn là miền biên viễn, luôn bị quấy nhiễu và cướp phá. Vào năm 1470, [[Lê Thánh Tông]] đánh bại quân [[Chiêm Thành]] và mở rộng biên giới Đại Việt đến [[Mũi Đại Lãnh|mũi Nạy]] (giữa [[Phú Yên]] và [[Khánh Hòa]] ngày nay) thì vùng đất này mới được bình ổn và bắt đầu có những cuộc khai phá mở mang. Những cư dân Việt đến sinh sống ở vùng này đã tiếp nhận và cải biến những yếu tố của văn hóa Chăm Pa để hòa nhập vào văn hóa Việt.<ref>{{chú thích báo|title=Tạo sơ sở pháp lý giữ gìn, trùng tu di tích|url=http://www.baodanang.vn/channel/5414/201204/Bai-cuoi-Tao-so-so-phap-ly-giu-gin-trung-tu-di-tich-2162744/|work=Đà Nẵng, vùng hòa quyện văn hóa Việt - Chăm|publisher=Báo Đà Nẵng điện tử|accessdate=2013-04-19 |author=Văn Nở |date=2012-04-17}}</ref>
 
[[Tập tin:Giao Chi quoc dich mau do hai do.jpg|350px|nhỏ|phải|Bức họa ''Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ'' của Chaya Shinroku, có ý kiến cho rằng hình ảnh cửa biển trong hình chính là cửa Đà Nẵng<ref name="tengoi"/>.]]
Dòng 225:
=== Thời Pháp thuộc ===
[[Tập tin:French capture of Danang 1858.jpg|nhỏ|trái|Quân [[Pháp]] tấn công Đà Nẵng, 1858.]]
Năm 1858, cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu bằng cuộc [[Trận Đà Nẵng (1858-1859)|tấn công vào Đà Nẵng]].<ref>{{chú thích web|title=Xem thêm Chiến trận Đà Nẵng 1858-1860 và cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam|url=http://www.danangpt.vnn.vn/danang/detail.php?id=10&a=92|accessdate=2013-04-30}}</ref> Ngày 25 tháng 8 năm 1883, triều đình Huế buộc phải ký với Pháp [[Hòa ước Quý Mùi, 1883|Hiệp ước Harmand]]. Theo điều 6 và 7 của Hiệp ước này, ngoài việc yêu cầu mở cửa Đà Nẵng để thông thương còn quy định rằng Pháp sẽ được phép lập các khu nhượng địa ở đây.<ref name="lichsu5">{{chú thích web|title=Pháp lập thành phố nhượng địa Đà Nẵng (3-10-1888)|url=http://www.danangcity.gov.vn/portal/page/portal/danang/chinhquyen/gioi_thieu/nhung_moc_son_lich_su?p_pers_id=&p_folder_id=29377555&p_main_news_id=30095406&p_year_sel=|work=Những mốc son lịch sử|publisher=Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng |accessdate=2013-04-30}}</ref>.
 
Ngày 17 tháng 8 năm 1888, Tổng thống Pháp kí sắc lệnh thành lập ba thành phố ở Việt Nam là [[Hà Nội]], [[Hải Phòng]] và Đà Nẵng.<ref>{{harv|Thạch|Phạm|2002|p=Lời mở đầu của Nhà xuất bản Đà Nẵng}}</ref> Ngày 3 tháng 10 năm 1888, Vua [[Đồng Khánh]] buộc phải ký một đạo dụ gồm 3 khoản quy định rõ "''...Đà Nẵng được chính phủ Đại Nam kiến lập thành nhượng địa [[Pháp]] và nhượng trọn quyền cho chính phủ [[Pháp]], và chính phủ Đại Nam từ bỏ mọi quyền hành trên lãnh thổ đó''". Theo phụ đính của đạo dụ này, năm xã của huyện Hòa Vang gồm Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nam Dương và Nại Hiên Tây nằm bên tả ngạn sông Hàn được cắt giao cho Pháp để lập "nhượng địa" '''Tourane''' với diện tích 10.000 ha.<ref>{{chú thích web|title=Đà Nẵng trở thành thành phố nhượng địa của thực dân Pháp|url=http://www.danangpt.vnn.vn/danang/detail.php?id=12&a=92|work=Lịch sử thành phố Đà Nẵng|publisher=Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2001|accessdate=2013-04-29}}</ref> Ngày 24 tháng 5 năm 1889, [[Toàn quyền Đông Dương]] [[Étienne Richaud]] ra nghị định thành lập thành phố Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam.<ref name="dothihoa">{{chú thích báo|author=Nguyễn Quang Trung Tiến|title=Phần 1: Bước khởi đầu quá trình đô thị hóa (1889-1899)|url=http://www.baodanang.vn/channel/5434/200903/120-nam-do-thi-hoa-o-mien-Trung-Phan-1-Buoc-khoi-dau-qua-trinh-do-thi-hoa-18891899-1986303/|work=120 năm đô thị hóa ở miền Trung|accessdate=2013-04-30 |date=2009-03-09}}</ref>. Đà Nẵng là thành phố loại 2, tương tự như thành phố [[Chợ Lớn]] thành lập trước đó.<ref name="tp312">{{harv|Thạch|Phạm|2002|p=312}}</ref> Đơn vị hành chính này chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương thay vì triều đình Huế<ref name="lichsu6">{{chú thích web|title=Tổng quan về Đà Nẵng|url=http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chinhquyen/gioi_thieu/tong_quan_da_nang|work=Theo Đà Nẵng toàn cảnh|publisher=Nhà xuất bản Đà Nẵng, 3. 2010|accessdate=2013-04-30}}</ref>. Đứng đầu thành phố là một viên Đốc lý do Khâm sứ đề nghị và Toàn quyền bổ nhiệm.<ref name="tp312" /> Ngày 15 tháng 1 năm 1901, dưới sức ép của Pháp, Vua [[Thành Thái]] buộc phải ký một đạo dụ nới rộng nhượng địa Đà Nẵng thêm 14 xã, cụ thể là thêm 8 xã thuộc huyện Hòa Vang bên tả ngạn sông Hàn và 6 xã thuộc huyện Diên Phước bên hữu ngạn sông Hàn.<ref name="tp14">{{harv|Thạch|Phạm|2002|p=14}}</ref> Ngày 19 tháng 9 năm 1905, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định tách Đà Nẵng khỏi tỉnh Quảng Nam để trở thành một đơn vị hành chính độc lập gồm 19 xã.<ref name="tp313">{{harv|Thạch|Phạm|2002|p=313}}</ref> Như vậy vào đầu thế kỷ 20, thành phố Tourane/Đà Nẵng đã vươn về phía tây và tây bắc, còn phía đông thì đã vượt sang hữu ngạn sông Hàn chiếm trọn bán đảo Sơn Trà.<ref name="tp14lichsu5" /><ref name="lichsu5tp14" /><ref group="Ghi chú">Thạch & Phạm (2002), tr. 14 ghi rằng: "chiếm trọn bán đảo Tiên Sa".</ref>
 
Đầu [[thế kỷ 20]], Tourane được [[Pháp]] xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Sản xuất [[nông nghiệp]], tiểu thủ [[công nghiệp]], chế biến hàng xuất khẩu, sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ được hình thành và phát triển; cùng với Hải Phòng và [[Sài Gòn]], Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng.<ref name="lichsu6"/> Cảng Đà Nẵng đã tương đối hoàn chỉnh và đi vào hoạt động từ giai đoạn 1933-1935. Sân bay dân dụng cũng được nhà cầm quyền sớm xây dựng vào năm 1926.<ref>{{harv|Dương & ctg|2001|pp=80-81}}</ref> Hầu hết các công ty lớn nhất hoạt động ở Đông Dương đều hiện diện ở Đà Nẵng.<ref>{{harv|Dương & ctg|2001|p=82}}</ref> Dân số thành phố tăng lên nhanh chóng; năm 1936, Đà Nẵng có 25.000 người; năm 1945 có khoảng 30.000 người.<ref>{{harv|Dương & ctg|2001|p=72}}, dẫn lại Võ Văn Dật (1974), ''Lịch sử Đà Nẵng'' (tiểu luận Cao học Sử), bản in ronéo, tập 2, tr. 23</ref>
Dòng 236:
Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính phủ [[Quốc gia Việt Nam]] dưới thời [[Quốc trưởng]] [[Bảo Đại]]. Từ tháng 10 năm 1955, chính quyền [[Ngô Đình Diệm]] tiến hành phân chia lại địa giới hành chính. Lúc này, Đà Nẵng trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Đến ngày 31 tháng 7 năm 1962, tỉnh [[Quảng Nam]] được tách thành hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín. Đà Nẵng trực thuộc trung ương.<ref name="duong203">{{harv|Dương & ctg|2001|p=203}}</ref> Vào những năm 1954-1955, dân số Đà Nẵng có khoảng hơn 50.000 người.<ref name="duong203" />
 
Trong khi đó cuộc [[Chiến tranh Việt Nam]] ngày càng gia tăng. Tháng 3 năm 1965 các đơn vị [[thủy quân lục chiến Mỹ]] đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Sân bay Đà Nẵng được coi là một trong những sân bay "tấp nập" nhất trong chiến tranh<ref name="eyetiger">{{chú thích sách|title=Eye of the tiger: memoir of a United States marine, Third Force Recon Company, Vietnam|publisher=McFarland|isbn=0-7864-1656-4|url=http://books.google.com/books?id=AQ1hqyF1aOAC&lpg=PA54&pg=PA54#v=onepage&f=false|author=John Edmund Delezen|accessdate=2010-07-14|page=54|year=2003 |language=tiếng Anh}}</ref>. Năm [[1967]], Đà Nẵng được chính quyền [[Việt Nam Cộng hòa]] ấn định trực thuộc trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho [[vùng chiến thuật|vùng I và II chiến thuật]]. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng phục vụ cho mục đích quân sự như sân bay, cảng, kho bãi, cơ sở thông tin liên lạc...<ref name="lichsu1" />
 
Năm 1973, khi quân Mỹ rút khỏi [[Việt Nam]], chính quyền [[Việt Nam Cộng hòa]] đã cho phân chia lại địa giới hành chính Đà Nẵng, giữ nguyên 3 quận như cũ, chỉ sáp nhập 28 khu phố bên dưới cấp quận thành 19 phường. Thị xã Đà Nẵng được đặt dưới quyền điều hành của Hội đồng thị xã gồm 12 ủy viên và do một thị trưởng đứng đầu.<ref name="tp317">{{harv|Thạch|Phạm|2002|p=317}}</ref> Do chính sách đô thị hoá, dân số Đà Nẵng ngày càng tăng nhanh. Dân số thành phố từ mức 148.599 người vào năm 1964 tăng lên tới gần 500.000 người vào năm 1975.<ref name="duong263">{{harv|Dương & ctg|2001|p=263}}</ref>
Dòng 246:
=== Từ 1975 đến nay ===
[[Tập tin:Da Nang.jpg|nhỏ|phải|200px|Một góc thành phố Đà Nẵng hiện nay]]
Sau khi hòa bình lập lại, Đà Nẵng là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua nghị quyết cho phép tỉnh [[Quảng Nam-Đà Nẵng]] tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương. Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao gồm thành phố Đà Nẵng trước đây, [[huyện Hòa Vang]] và [[huyện đảo Hoàng Sa]]. Trên thực tế thì quần đảo Hoàng Sa đang nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc và Ủy ban Nhân dân huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng. Ngày 1 tháng 1 năm 1997, Đà Nẵng chính thức trở thành [[thành phố trực thuộc trung ương]]. Ngày 15 tháng 7 năm 2003, Đà Nẵng được công nhận là [[Đô thị loại I (Việt Nam)|đô thị loại 1]].<ref>{{chú thích web |url=http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=384&mode=detail&document_id=12077 |title=Quyết định số 145/2003/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: QĐ công nhận thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I |publisher=Cổng thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam) |accessdate=2013-06-07}}</ref> Năm 2005, một phần huyện Hòa Vang được tách ra và thành lập nên quận mới là quận [[Cẩm Lệ]].<ref>{{chú thích web |url=http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=338&mode=detail&document_id=14799 |title=Nghị định số 102/2005/NĐ-CP của Chính phủ: Nghị định thành lập phường, xã thuộc quận Thanh Khê và huyện Hoà Vang; thành lập quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng |publisher=Cổng thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam) |date= |accessdate=2013-06-07}}</ref>
 
Để chuẩn bị cho một cuộc bức phá của vùng kinh tế trọng điểm [[Miền Trung (Việt Nam)|miền Trung]], những năm qua, Đà Nẵng đã nỗ lực cải thiện hình ảnh và vị thế của mình. Từ năm 2001, thành phố đề ra kế hoạch thực hiện chương trình “Thành phố 5 không”: không hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng và không có cướp của, giết người.<ref>{{chú thích web|title=Thành phố 5 không từ ý tưởng đến hiện thực|url=http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chuyen_de/dbgt_asxh/chuong_trinh_5_khong|publisher=Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng |accessdate=2013-04-30}}</ref> Sau kết quả ban đầu của chương trình "Thành phố 5 không", Đà Nẵng lại tiếp tục với chương trình "3 có" - có nhà ở, có việc làm và có nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.<ref>{{chú thích web|title=Thành phố 3 có|url=http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chuyen_de/dbgt_asxh/thanh_pho_3_co|publisher=Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng |accessdate=2013-04-30}}</ref> Các chương trình này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đã tạo thành mục tiêu để chính quyền thành phố phấn đầu và tạo được niềm tin đối với người dân. Sau khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Đà Nẵng luôn đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn bình quân chung của Việt Nam.<ref>{{chú thích web|title=Tốc độ tăng trưởng GDP thành phố Đà Nẵng|url=http://www.danangcity.gov.vn/portal/page/portal/danang/chinhquyen/chien_luoc_phat_trien/tinh_hinh_kinh_te_xa_hoi/so_lieu_thong_ke?p_pers_id=&p_folder_id=907968&p_main_news_id=31673792&p_year_sel=|publisher=Cổng thông tin thành phố Đà Nẵng|accessdate=2013-05-1}}</ref> GDP bình quân đầu người năm 2011 là 2.283 [[đô la Mỹ]], trong khi trung bình cả nước là 1.300 đô la Mỹ.<ref>{{chú thích web|title=Tổng quan kinh tế Đà Nẵng qua biểu đồ|url=http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chuyen_de/ho_tro_doanh_nghiep/so_lieu_tham_khao?p_pers_id=&p_folder_id=15547166&p_main_news_id=15664520|publisher=Cổng thông tin thành phố Đà Nẵng|accessdate=2013-05-1}}</ref>
 
Với tư cách kế thừa quyền sở hữu các quần đảo từ các chính quyền trước, Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã liên tục đưa ra những tuyên bố khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Năm 1994, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn [[Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển]] năm 1982 và khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.<ref>{{chú thích web|title=Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 | url=http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=10091 |publisher=Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp (Việt Nam) |accessdate=2013-06-07}}</ref> Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội Việt Nam tách huyện Hoàng Sa khỏi tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng và sáp nhập vào thành phố Đà Nẵng. Huyện Hoàng Sa được xác định có diện tích 305&nbsp;km², với địa giới bao gồm một quần đảo có tên gọi là quần đảo Hoàng Sa nằm cách đất liền khoảng 170 hải lý (315&nbsp;km). Cuối tháng 6 năm 2012, Quốc hội Việt Nam thông qua [[Luật Biển Việt Nam]]. Điều 1 đã khẳng định lại tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.<ref name=LB18 /> Ngày 4 tháng 7 năm 2012, kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa VIII nhiệm kỳ 2011-2016 đã thông qua Nghị quyết phản đối Trung Quốc thành lập thành phố [[Tam Sa]].<ref>{{chú thích web|title=Chính quyền thành phố Đà Nẵng phản đối Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa |author=Phú Nguyện |url=http://www.noivu.danang.gov.vn/noivu/index.php/vi/trang-chu/7-tin-tc/2348-chinh-quyen-thanh-pho-da-nang-phan-doi-trung-quoc-thanh-lap-thanh-pho-tam-sa|publisher=Trang web của Sở Nội vụ thành phố Đà nẵng |accessdate=2013-06-09}}</ref>.
Dòng 329:
[[Tập tin:Cho Han Entrance.JPG|220px|nhỏ|phải|Mặt tiền chợ Hàn.]]
 
Ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm.<ref name="lichsu6"/> Thuỷ sản, dệt may, da giày, cao su,... là những lĩnh vực mũi nhọn được tập trung phát triển. Bên cạnh đó, thành phố còn chú tâm đến ngành Công nghệ thông tin (Công viên Phần mềm Đà Nẵng, Khu đô thị Công nghệ FPT Đà Nẵng, Khu Công nghệ cao), ngành công nghệ sinh học (Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng). Đà Nẵng còn chủ trương ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch phục vụ mục tiêu "Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường". Năm 2008, chính quyền thành phố đã từ chối hai dự án FDI sản xuất thép và giấy với tổng vốn đăng ký lên đến 2,5 tỷ đô la Mỹ.<ref>{{chú thích web|title=Đà Nẵng: Từ chối 2 dự án FDI khoảng 2,5 tỷ USD|url=http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/23296/print/Default.aspx|publisher=Báo Quân đội nhân dân Online|accessdate=2013-05-2}}</ref> Thành phố đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc [[công nghiệp hoá]] - hiện đại hoá của Việt Nam, trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.
 
Về thương mại, thành phố có 24 trung tâm thương mại và siêu thị. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 21,1%/năm. Đà Nẵng hiện có hai chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và chợ Cồn cùng những siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như Bài Thơ Plaza, Metro, BigC, Co.opMart, Intimex, Viettronimex, Đệ Nhất Phan Khang,...<ref>{{chú thích web|title=Nguyễn Kim xây Trung tâm Thương mại lớn nhất miền Trung|url=http://dddn.com.vn/20101002084739578cat44/nguyen-kim-xay-trung-tam-thuong-mai-lon-nhat-mien-trung.htm|publisher=Báo Diễn đàn Doanh nghiệp|accessdate=2013-05-11}}</ref>. Đà Nẵng là trung tâm tài chính lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên với 55 chi nhánh cấp 1 của các ngân hàng và trên 10 đại lý, chi nhánh của các công ty chứng khoán, cho thuê tài chính, mua bán nợ (tính đến tháng 9 năm 2010).<ref>{{Chú thích báo |url = http://www.baodanang.vn/channel/5406/201009/55-ngan-hang-mo-chi-nhanh-tai-da-Nang-2005722/|title = 55 ngân hàng mở chi nhánh tại Đà Nẵng |accessdate = 2010-10-01 |date = 2010-09-29 |publisher=Báo Đà Nẵng điện tử |author=Thành Lân}}</ref> Mật độ tập trung cao các chi nhánh ngân hàng ở đường Nguyễn Văn Linh khiến con đường này được mệnh danh là "''[[Phố Wall]]''" của miền Trung.
Dòng 414:
 
===Y tế===
Hệ thống y tế của thành phố ngày càng hiện đại, hoàn chỉnh và đồng bộ từ tuyến thành phố đến quận, huyện và xã, phường. Theo con số của [[Tổng cục Thống kê (Việt Nam)|Tổng cục Thống kê]] (Việt Nam) thì vào năm 2011, thành phố Đà Nẵng có 69 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế thành phố, trong đó có 12 bệnh viện, 1 Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng và 56 trạm y tế.<ref>{{chú thích web|title=Số cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc sở Y tế phân theo địa phương|url=http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=395&idmid=3&ItemID=12646|accessdate=2013-05-7}}</ref> Số giường bệnh trực thuộc sở Y tế Đà Nẵng là 3.442 giường.<ref>{{chú thích web|title=Số giường bệnh trực thuộc sở Y tế phân theo địa phương(*)|url=http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=395&idmid=3&ItemID=12643|publisher=Tổng cục Thống kê|accessdate=2013-05-7}}</ref> Tính đến đầu năm 2010, Đà Nẵng có tỷ lệ 12,3 bác sỹ/10.000 dân, 45 giường/10.000 dân. Cũng theo thống kê năm 2011, Đà Nẵng có 746 bác sĩ, 342 y sĩ, 756 y tá và 275 nữ hộ sinh.<ref>{{chú thích web|title=Số cán bộ ngành Y trực thuộc sở Y tế phân theo địa phương|url=http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=395&idmid=3&ItemID=12639|publisher=Tổng cục Thống kê|accessdate=2013-05-9}}</ref> Bệnh viện Đà Nẵng (quy mô 1.000 giường) được nâng lên là bệnh viện hạng 1 vào năm 2003.<ref>{{chú thích web|title=Lịch sử phát triển của Bệnh viện Đà Nẵng|url=http://dananghospital.org.vn/detail.php?id=0|accessdate=2013-05-9}}</ref> Năm 2012, Bệnh viện Phụ sản – Nhi được thành lập mới với quy mô 550 giường bệnh.<ref>{{chú thích báo|title=Thành lập bệnh viện nhi - phụ sản Đà Nẵng, Đột phá trên lĩnh vực y tế|url=http://baodanang.vn/channel/5425/201205/dot-pha-tren-linh-vuc-y-te-2166537/|publisher=Báo Đà Nẵng điện tử|accessdate=2013-05-9|author=Việt Dũng |date=2012-05-10}}</ref>
 
Đà Nẵng cũng có một hệ thống bệnh viện, phòng khám tư nhân đang dần phát triển: Bệnh viện Ung thư (quy mô 500 giường), Bệnh viện Trí Tâm, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ,<ref>{{chú thích web|title=10 điểm nổi bật của ngành y tế TP Đà Nẵng năm 2012|url=http://www.suckhoe.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=298%3A10-im-ni-bt-ca-nganh-y-t-tp-a-nng-nm-2012&catid=25%3Atin-tuc-va-su-kien&Itemid=54&lang=vi|publisher=Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Đà Nẵng|accessdate=2013-05-7}}</ref>... Tháng 3 năm 2012, thành phố thành lập giải thưởng “''Tỏa sáng blouse trắng''” nhằm tuyên dương những cá nhân người tốt, việc tốt.<ref>{{chú thích web|title=Tôn vinh những tấm gương tận tuỵ vì sức khoẻ nhân dân|url=http://soyte.danang.gov.vn/public_evt_article.yte;jsessionid=67C30ED5344506C8EBADFC2F66294E62?method=details&idArticle=325|publisher=Sở y tế thành phố|accessdate=2013-05-9}}</ref> Đến cuối năm 2012, Đà Nẵng đã hoàn thành mục tiêu Bảo hiểm y tế toàn dân, với 91,6% dân số tham gia Bảo hiểm y tế, đi trước 2 năm so với cả nước (2014). Với sự hình thành của trường Đại học Y Dược và trường Đại học Kỹ thuật Y tế trên địa bàn thành phố, Đà Nẵng đang hướng đến mục tiêu trở thành một trung tâm y tế lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.
Dòng 436:
Trên địa bàn thành phố hiện nay có khá nhiều điểm vui chơi, văn hóa giải trí. Trên cơ sỏ một nhà hát cũ đã xuống cấp, Nhà hát Trưng Vương được xây mới và khánh thành năm 2006 với sức chứa hơn 1.200 chỗ ngồi. Đây là nơi thường xuyên tổ chức biểu diễn các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống như [[tuồng]], [[cải lương]] và nghệ thuật sân khấu hiện đại như: [[vũ kịch]], [[múa ba lê]], [[opera]], [[nhạc giao hưởng]],...các hội thảo, hội nghị và các sự kiện văn hóa lớn của thành phố.<ref>{{chú thích web|title=Giới thiệu nhà hát Trưng Vương|url=http://danangtheatre.com/Default.aspx?FunctionID=24|publisher=Trang chủ nhà hát|accessdate=2013-05-7}}</ref>
 
Dành cho [[sân khấu]] [[tuồng]] ở thành phố có Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh tiền thân là Đoàn tuồng giải phóng Quảng Nam.<ref>{{chú thích web|title=Giới thiệu về nhà hát tuồng thành phố|url=http://www.nhahattuongdanang.com/vi/home/gioithieu/Nha-hat-Tuong-Nguyen-Hien-Dinh-19|accessdate=2013-05-7}}</ref> Nhà hát mang tên nhà sáng tác, người nghệ sĩ và người thầy - [[Nguyễn Hiển Dĩnh]], người có công lớn trong hoạt động nghệ thuật tuồng Việt Nam.<ref>{{chú thích web|title=Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh|url=http://www.danangtourism.gov.vn/portal/page/portal/dulich/muasam-giaitri/giai_tri_thu_gian/nha_hat_tuong_nguyen_hien_dinh|publisher=Cổng thông tin du lịch thành phố|accessdate=2013-05-7}}</ref> Nhà hát vẫn duy trì lịch biểu diễn vào thứ 4 và thứ 7 hàng tuần.<ref>{{chú thích web|title=Nhà hát tuồng|url=http://www.danangcity.gov.vn/portal/page/portal/danang/dukhach/xem_gi?p_pers_id=&p_folder_id=873595&p_main_news_id=927576&p_year_sel=|publisher=Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng |accessdate=2013-05-7}}</ref> Năm 2001, thành phố đã đầu tư 6 tỷ đồng để nâng cấp nhà hát.
 
Cho đến năm 2013, Đà Nẵng có bốn bảo tàng bao gồm [[Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng]], Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Khu V và Bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh Quân khu V). Trong số đó, Bảo tàng Điêu khắc Chăm có tiền thân là Bảo tàng Chàm được [[Trường Viễn Đông Bác Cổ]] cho xây dựng từ 1915-1916 đến năm 1936 mới hoàn tất. Bộ sưu tập nguyên thủy là do nhà khảo cổ [[Henri Parmentier]] thu thập từ thế kỷ 19.<ref>Kelly, Kristin. ''The Extraordinary Museums of Southeast Asia''. Hong Kong: Harry Abrams, 2001. tr. 156</ref> Không gian của toà nhà bảo tàng gần 1.000 m² với 500 hiện vật được bố trí trưng bày trong các phòng chủ đề khác nhau<ref>{{chú thích web|title=Lịch sử Bảo tàng điêu khắc chăm|url=http://www.chammuseum.danang.vn/TabID/59/CID/2/ItemID/1/default.aspx|publisher=Trang chính thức của Bảo tàng|accessdate=2013-05-7}}</ref>. Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử thành phố Đà Nẵng đang được xây dựng trong khu vực Thành Điện Hải với mặt bằng trưng bày hơn 2.000 m². Thành phố cũng dự kiến xây dựng bảo tàng Bảo tàng Mỹ thuật thành phố và Bảo tàng Hải dương học.<ref>{{chú thích web|title=Đề án Quy hoạch hệ thống các bảo tàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.|url=http://www.danangcity.gov.vn/portal/page/portal/danang/chuyen_de/Thong_tin_quy_hoach/quy_hoach_nganh/van_hoa?p_pers_id=&p_folder_id=6034227&p_main_news_id=6310777&p_year_sel=|publisher=Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng |accessdate=2013-05-7}}</ref>
Dòng 442:
Về hệ thống thư viện năm 2012, thành phố có 3/8 quận, huyện và 13/56 xã có thư viện, 22 tủ sách tại các thôn, tổ dân phố,... Hầu hết các thư viện đều ở trong tình trạng chật hẹp, nghèo nàn về đầu sách và không thu hút được bạn đọc. Riêng Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng hiện có khoảng 180.000 bản sách/68.000 tên, trong đó đặc biệt có 3000 bản có giá trị cao nhưng đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.<ref>{{chú thích web|title=Sẽ khởi công xây dựng thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng vào cuối năm 2012|url=http://dised.danang.gov.vn/tin-da-nang/32-xa-hoi/1421-se-khoi-cong-xay-dung-thu-vien-khoa-hoc-tong-hop-da-nang-vao-cuoi-nam-2012.html|publisher=Viện nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng|accessdate=2013-05-7}}</ref> Dự án xây dựng công trình Thư viện Khoa học tổng hợp với tổng vốn đầu tư hơn 280 tỉ đồng được phê duyệt vào năm 2010 nhưng vẫn chưa được khởi công.<ref>{{chú thích web|title=Khởi công Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng trong năm 2012|url=http://thuviendanang.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=152:khi-cong-th-vin-khoa-hc-tng-hp-a-nng-trong-nm-2012&catid=47:vn-hoa&Itemid=223|publisher=Trang chủ Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố|accessdate=2013-05-7}}</ref>
 
Đà Nẵng không có nhiều [[rạp chiếu phim]]. Rạp chiếu phim MegaStar nằm trong tòa nhà Vinh Trung Plaza gồm 6 phòng chiếu và 854 ghế ngồi được khai trương từ ngày 3 tháng 7 năm 2008.<ref>{{chú thích web|title=Giới thiệu về MegaStar - Vĩnh Trung Plaza|url=http://vntic.vn/index.php?option=com_itidiadiem&view=detailcatlocation&id=223&Itemid=62|accessdate=2013-05-6}}</ref> Bên cạnh đó còn có Lotte Cinema Đà Nẵng nằm trên tầng 5 và 6 của khu trung tâm mua sắm Lotte Mart với bốn phòng chiếu riêng biệt. Với ưu thế về công nghệ, trang bị hiện đại, nên lượng khán giả đổ về hai rạp này ngày càng nhiều. Trong khi đó, rạp phim Lê Độ (rạp chiếu phim lâu đời nhất ở Đà Nẵng) và Cinema Fafilm rất vắng người vì không gian nhỏ, chất lượng âm thanh và hình ảnh kém.<ref>{{chú thích báo|title=Rạp phim truyền thống trước cơn bão cạnh tranh|url=http://cadn.com.vn/News/Print.ca?id=19097|publisher=Báo Công an Thành phố Đà Nẵng|accessdate=2013-05-7|author=Công Khanh |date=}}</ref> Các quán bar, vũ trường cũng là điểm đến của một bộ phận thanh niên Đà Nẵng. Lớn nhất Đà Nẵng là vũ trường New Phương Đông nằm ở quận [[Hải Châu, Đà Nẵng|Hải Châu]].
 
Công viên 29/3 nằm trên đường Điện Biên Phủ với diện tích 20 ha chủ yếu là nơi những người dân đến tập thể dục và đi dạo.<ref>{{chú thích báo|title=Công viên 29/3 - địa chỉ vui chơi tại Đà Nẵng|url=http://cadn.com.vn/News/Van-Hoa/Van-Hoa-Van-Nghe/2013/2/15/92339.ca|publisher=Báo Công an Thành phố Đà Nẵng|accessdate=2013-05-7 |author=Hải Hậu}}</ref> Năm 2010, khu công viên trên bãi biển Phạm Văn Đồng được Hội đồng nhân dân Thành phố ra nghị quyết đặt tên "Công viên Biển Đông". Đây còn được xem là "Công viên hòa bình" với đàn chim bồ câu hơn 1.000 con, là nơi nhiều đôi uyên ương chọn làm địa điểm chụp ảnh cưới và là địa điểm tổ chức lễ hội của thành phố.<ref>{{chú thích web|title=Công viên Biển Đông – Công viên Hoà bình và Tình yêu|url=http://ktsdanang.vn/Default.aspx?PageId=697|publisher=Hội kiến trúc sư thành phố|accessdate=2013-05-7}}</ref> Hiện nay, thành phố đang chủ trương xây dựng một số công viên có quy mô lớn như công viên vui chơi giải trí quy mô 4.000 tỉ đồng dọc theo bờ tây sông Hàn<ref>{{chú thích web|title=Đà Nẵng xây công viên giải trí 4.000 tỉ|url=http://infonet.vn/Xa-hoi/Moi-truong/Da-Nang-xay-cong-vien-giai-tri-4000-ti/27172.info|publisher=Infonet-Báo điện tử của Bộ thông tin truyền thông|accessdate=2013-05-7}}</ref> hay công viên đại dương Sơn Trà được đầu tư 200 triệu đô la Mỹ.<ref>{{chú thích web|title=Đà Nẵng: Xây dựng các công viên vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế|url=http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?cat=1501&itemid=11811|publisher=Trang web của Tổng cục Du lịch|accessdate=2013-05-6}}</ref>
Dòng 452:
Thành tích của các vận động viên Đà Nẵng đà liên tục được cải thiện qua kỳ thi đấu. Từ năm 2000 đến năm 2010, tại các giải quốc gia, các vận động viên của thành phố đạt được tổng cộng 3.596 huy chương, trong đó có 1.026 huy chương vàng, 1.158 huy chương bạc và 1.402 huy chương đồng. Cũng trong giai đoạn 2000-2010, tại các giải khu vực và quốc tế, vận động của thành phố đạt được tổng cộng 182 huy chương, trong đó có 90 vàng, 47 bạc và 45 đồng. Nếu như tại [[Đại hội thể dục thể thao]] lần thứ III năm 1995, Đoàn Đà Nẵng xếp ở vị trí 28/52 thì ở Đại hội lần thứ VI năm 2010, thành phố đã ở vị trí 4/66.<ref>{{chú thích web|title=Biểu thành tích của Đoàn thể thao Đà Nẵng|url=http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/file/Bieu%201-2-3-QH%20The%20thao.doc|accessdate=2013-05-7}}</ref> Đà Nẵng có những vận động viên xuất sắc và hàng đầu ở một số môn như vận động viên [[karatedo]] [[Vũ Kim Anh]] và vận động viên [[bơi|bơi lội]] [[Hoàng Quý Phước]].<ref>{{chú thích web|title=Phê duyệt Chiến lược phát triển thể thao thành tích cao thành phố Đà Nẵng đến năm 2020|url=http://www.danangcity.gov.vn/portal/page/portal/danang/chuyen_de/Thong_tin_quy_hoach/quy_hoach_nganh/van_hoa?p_pers_id=&p_folder_id=6034227&p_main_news_id=6310739&p_year_sel=|publisher=Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng |accessdate=2013-05-7}}</ref>
 
[[Câu lạc bộ bóng đá Đà Nẵng]] có tiền thân là đội bóng đá Công nhân Quảng Nam-Đà Nẵng rồi đội bóng đá Quảng Nam-Đà Nẵng. Vào cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, Quảng Nam-Đà Nẵng là một câu lạc bộ mạnh, đỉnh cao là khi vươn tới chức vô địch quốc gia năm 1992 cùng ba lần giành ngôi á quân vào các năm 1987, 1990 và 1991. Đến trước mùa giải 2008, câu lạc bộ bóng đá Đà Nẵng đổi tên thành SHB Đà Nẵng sau khi Sở thể dục thể thao Thành phố Đà Nẵng chuyển giao đội bóng cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội. SHB Đà Nẵng từng sở hữu [[sân vận động Chi Lăng]] với sức chứa 30.000 ngàn người và được xem là một trong những sân vận động lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay toàn bộ khu đất rộng 5,5 ha trong đó có sân vận động Chi Lăng đã được bán cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thiên Thanh.<ref>{{chú thích báo|title=Bán rẻ đất "vàng"|url=http://diaoc.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=441191&ChannelID=204|publisher=Chuyên trang địa ốc của Báo Tuổi Trẻ|accessdate=2013-05-7 |author=Đăng Nam; Việt Hùng |date=2011-06-06}}</ref>
 
Thể thao phong trào ở Đà Nẵng còn rất hạn chế. Số công trình thể thao phục vụ nhu cầu rèn luyện sức khỏe của người dân tại các quận nội thành chỉ đếm trên đầu ngón tay và chủ yếu tập trung tại các bãi biển.<ref name="daungontay" /> Trong số sáu quận nội thành, mới chỉ có quận Sơn Trà được đầu tư xây dựng nhà tập luyện, quận Ngũ Hành Sơn có sân vận động còn những nơi khác vẫn chưa được đầu tư đầy đủ. Dù thành phố có các công trình thể thao đúng chuẩn như Cung thể thao Tiên Sơn, Câu lạc bộ Bơi lặn, Câu lạc bộ Đua thuyền Đồng Nghệ, Trung tâm Thể dục thể thao người cao tuổi, nhà tập luyện taekwondo nhưng có những công trình vẫn chưa được sử dụng hết công năng, gây lãng phí và thất thoát lớn.<ref name="daungontay">{{chú thích web|title=Công trình thể thao biến thái - Lãng phí ở Đà Nẵng|url=http://thethao.thanhnien.com.vn/pages/20121213/cong-trinh-the-thao-bien-thai-lang-phi-o-da-nang.aspx|publisher=Chuyên trang thể thao của Thanh Niên Online|accessdate=2013-05-6 |author=Đông Nghi |date=2012-12-14}}</ref>.