Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương Đôn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Inkstone (thảo luận | đóng góp)
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: <references /> → {{tham khảo}} using AWB
Dòng 5:
Vương Đôn là dòng đại tộc họ Vương ở huyện Lâm nghi, quận Lang da, cha là Vương Cơ, từng làm Trị thư Thị Ngự sử. Đôn cưới con gái [[Tấn Vũ Đế]] là Tương thành Công chúa, nên làm Phò mã Đô úy, rồi làm Thái tử Xá nhân. Năm Nguyên Khang thứ 9 ([[299]]) thời [[Tấn Huệ Đế]], [[hoàng hậu]] [[Giả Nam Phong]] phế [[Thái tử]] [[Tư Mã Duật]], đày ông ta đến Hứa xương, cấm các quan viên thuộc phủ Đông cung đưa tiễn. Vương Đôn cùng Thái tử Tẩy mã Giang Thống, Phan Thao, Thái tử Xá nhân Đỗ Nhuy, Lỗ Dao kháng lệnh đi đưa tiễn, được người đời khen ngợi. Thế rồi Đôn được chuyển làm Hoàng môn Thị lang.
 
Năm Vĩnh Ninh thứ nhất ([[301]]), Triệu Vương [[Tư Mã Luân|Luân]] phế Tấn Huệ Đế cướp ngôi, phái Vương Đôn đi dỗ an chú mình là Thứ sử Duyện Châu Vương Ngạn. Ba tháng sau, Tề vương [[Tư Mã Quýnh|Quýnh]] khởi quân thảo phạt Triệu Vương Luân, các vương gia đều hưởng ứng. Lúc này, Vương Ngạn cũng nhận được hịch truyền của Quýnh, muốn Ngạn cùng khởi binh. Song Ngạn còn e sợ binh lực của Tư Mã Luân, chưa dám nhận lời. Vương Đôn khuyên Ngạn hưởng ứng. Cuối cùng khi Tư Mã Luân thất bại, Ngạn nhờ nghe lời Đôn nên có quân công. Sau khi [[Tấn Huệ Đế]] phục vị, Vương Đôn được thăng làm Tán kỵ Thường thị, Tả vệ Tướng quân, Đại Hồng lô, rồi Thị trung.
 
Năm Vĩnh Gia thứ nhất ([[307]]), Tư đồ Vương Diễn chuyển ông lên làm Thanh Châu thứ sử, Quảng Võ Tướng quân. Không lâu sau, ông được triệu về triều làm Trung thư Giám. Ông đem hết thị tì của Tương thành Công chúa cấp cho tướng sĩ, phân phát sạch vàng bạc, bảo vật cho thuộc hạ rồi quay về Lạc dương.
Dòng 14:
Đôn lên đường, triều đình lại gọi về làm Thượng thư, Đôn không nhận. Thế rồi Lang da vương [[Tấn Nguyên Đế|Tư Mã Duệ]] (sau này là Tấn Nguyên Đế) đang làm An đông Tướng quân mời Đôn đến làm Quân tư Tế tửu cho mình. Đến khi Dương Châu Thứ sử do triều đình bổ đặt là Lưu Đào chết, Lang da Vương Duệ tự bổ Đôn làm Dương Châu Thứ sử, thêm chức Quảng võ Tướng quân, dần dần thăng làm Tả Tướng quân, Đô đốc Chinh thảo chư quân sự, được nắm cờ tiết tự quyền chỉ huy. Tư mã Duệ khi mới đến Giang đông danh tiếng không có, nhờ có Đôn và em họ Đôn là [[Vương Đạo]] đồng tâm trợ giúp, sau này lập nên đế nghiệp, vì thế người đời có câu: "Vương với Mã, chung thiên hạ."
 
Sau loạn Vĩnh Gia, [[Tấn Hoài đế]] bị bắt đi, Tư không Tuân Phiên đề cử Tư mã Duệ làm minh chủ, song Thứ sử Giang Châu là [[Hoa Dật]] không phục, nên Duệ phái Đôn cùng Lịch dương Nội sử [[Cam Trác]] và Dương liệt Tướng quân [[Châu Phỏng]] đánh giết Dật.
 
Cũng trong thời gian đó, vì Lý Lưu, [[Lý Hùng]] được lưu dân vùng Tần, Lũng tôn làm đầu lĩnh khởi loạn ở Thục, nhiều người Thục phải chạy loạn đến Kinh Châu, bị dân bản xứ chèn ép, bèn nổi loạn, tôn [[Đỗ Thao]] làm thủ lĩnh. Đỗ Thao tiến đánh các quận Linh lăng, Nghi đô, Trường sa, Thiệu lăng thuộc thượng lưu Trường giang, Thứ sử Kinh Châu Châu Nghĩ bỏ trốn, đến quận Võ xương ở trung lưu Trường giang cũng bị ảnh hưởng. Đôn được điều đi dẹp loạn, bèn phái Thái thú Võ xương [[Đào Khản]], Thái thú Dự chương Châu Phỏng tiến quân, còn mình đóng quân ở Dự chương làm trụ cột, tiếp viện các cánh. Khi Khản đánh bại Thao, Đôn dâng biểu xin cho Khản làm Kinh Châu Thứ sử; ít lâu sau Khản bị Đỗ Tằng, tướng của Đỗ Thao đánh bại, Đôn lại nhận đó là lỗi của mình, xin tự biếm làm Quảng võ Tướng quân.
 
Sau khi Khản diệt Thao, Đôn nhờ có công thống lĩnh được thăng làm Trấn đông Đại Tướng quân; Khai phủ Nghi đồng Tam tư; Đô đốc quân sự sáu châu Giang, Dương, Kinh, Tương, Giao, Quảng; nắm việc Thứ sử Giang Châu; tước Hán an Hầu. Đôn bắt đầu tự tuyển đặt quan lại thống trị các châu, quận thuộc quyền mình, mở rộng tầm ảnh hưởng, tăng vây cánh để tự cường. Những chỉ những người như Đỗ Hoằng, bộ tướng của Đỗ Thao, hay loạn tướng Hà Khâm, người Nam khang, được Đôn thu dụng, mà cả con cháu hào tộc vùng Giang tả như Thẩm Sung, Tiền Phụng vốn bị các đại tộc từ miền bắc nhập cư ở Kiến khang kỳ thị, không cho dự đại quyền, cũng được ông trọng dụng, tin tưởng.
 
==Nguồn gốc xung đột==
Năm Kiến Vũ thứ nhất ([[317]]), [[Tấn Mẫn Đế]] Tư mã Nghiệp bị Lưu Diệu bắt, con cháu [[Tấn Vũ Đế|Tấn Võ Đế]] không còn ai, Tư mã Duệ tự đổi làm Tấn Vương, tỏ ý muốn nối nghiệp nhà Tấn. (Tư mã Duệ là cháu nội Tư mã Trụ, Trụ là em của Tấn Văn Đế Tư mã Chiêu, Chiêu là cha Tấn Võ Đế Tư mã Viêm). Đôn được thăng làm Chinh nam Đại Tướng quân. Năm sau, Mẫn Đế bị giết, Tư mã Duệ đăng ngôi, tức [[Tấn Nguyên Đế]]. Vương Đôn được ban hàm Thị trung, giữ chức Đại Tướng quân, Giang Châu Mục. Thuộc tướng của ông thảo phạt loạn quân Đỗ Tằng thua trận, bị giết, ông xin tự biếm chức, trả lại hàm Thị trung cùng chức Châu mục. Ít lâu sau, triều đình lại phong ông làm Kinh Châu Mục, ông dâng sớ thoái từ, chỉ nhận làm Thứ sử.
 
Lúc này, thực lực quân sự ở Giang nam hầu hết do Đôn nắm, nên chính quyền trung ương ở Kiến khang nghi sợ. Đôn nhận thức được điều đó nên tỏ ra khiêm nhượng, dâng sớ dùng lời lẽ chân thành, muốn xóa bỏ hiềm nghi (lời được ghi lại trong "[[Tấn thư]] quyển 98: Vương Đôn liệt truyện"). Song lời sớ không không xóa bỏ được thực tế mất cân bằng. Kiến khang tìm cách tước bỏ bớt quyền lực của Đôn, trong khi Đôn cũng có nỗi sợ riêng, bằng mọi cách duy trì nó. Tạo nên nguồn gốc của sự xung đột. Ban đầu, khi Tư mã Duệ mới tới Giang đông, danh dự không có, phải nương tựa lên anh em họ Vương. Vương Đôn làm tướng võ chiêu phạt bên ngoài, Vương Đạo làm quan văn điều hành bên trong. Về sau, Tư mã Duệ nhận thức mình phụ thuộc quá nhiều vào họ Vương, muốn tạo căn bản quyền lực riêng, bắt đầu thân cận những người như Lưu Ngỗi, Điêu Hiệp, giao cho họ trọng trách, và xa lánh Vương Đạo. Vương Đôn tại ngoại thấy họ hàng mình mất uy thế ở triều đình, đương nhiên càng nghi sợ.
Dòng 30:
===Lật đổ phe cánh Lưu Ngỗi, Điêu Hiệp===
 
Năm Vĩnh Xương thứ nhất ([[322]]), Vương Đôn khởi binh ở Kinh khẩu tiến đánh kinh thành, dâng sớ lấy việc thảo phạt Lưu Ngỗi làm cớ. Nguyên Đế giận lắm, truyền chiếu nói "ai giết được Đôn, được phong tước hầu năm ngàn hộ", và cho gọi Lưu Ngỗi, Đái Uyên về cứu kinh đô.
 
Vương Đôn tiến đến thành Thạch đầu, muốn tấn công vào doanh lũy của Lưu Ngỗi, Đỗ Hoằng can, khuyên đánh Thạch đầu vì "Châu Trát kém ân, binh sĩ chẳng hết lòng." Đôn nghe theo, Thạch đầu quả nhiên đầu hàng. Các tướng triều đình tiến đánh bị thua to. Vương Đôn vào đóng quân ở thành Thạch đầu, thả quân cướp bóc; triều đình Kiến khang tan vỡ, Lưu Ngỗi, Điêu Hiệp bỏ trốn về bắc để thoát chết, ai nấy lo trốn chạy, bên cạnh Nguyên Đế chỉ còn 2 viên Thị trung. Nguyên Đế bỏ quân phục, mặc triều phục, nói: "Nếu muốn đoạt ngôi vị của ta, thì hãy nói sớm cho biết; cớ gì phải làm khổ bách tính như thế!" Đôn cho bắt Châu Nghĩ, Đái Uyên giết đi. Triều đình tôn Đôn làm Thừa tướng, Giang Châu Mục, thăng tước Võ xương Quận công, ăn lộc 10000 hộ, sai quan Thái thường Tuân Tung đến làm lễ nhậm chức, Đôn đều từ chối không nhận, rồi lui quân về đóng ở Võ xương; cho người thân tín nắm chức Kinh Châu Mục và Hà bắc Đô đốc Chư quân sự.
 
===Chuyên chính từ xa===
Dòng 41:
===Âm mưu phản loạn và cái chết===
 
Vương Đôn nắm trọng quyền, đồ tiến cống bốn phương đa phần đều vào phủ mình, quan lại các nơi do mình bổ đặt, cho anh là Vương Hàm làm Chinh đông Tướng quân, Đô đốc Dương Châu, Giang tây Chư quân sự; em họ là Vương Thư nắm Kinh Châu, Vương Bân nắm Giang Châu, Vương Thúy nắm Từ Châu. Thuộc hạ của Đôn là Thẩm Sung, Tiền Phụng, Gia cát Dao, Đặng Nhạc, Châu Phủ, Lý Hằng, Tạ Ung được nắm thực quyền, lạm dụng quyền lực, gây nhiều bất bình. Em họ Đôn là Dự chương Thái thú Vương Lăng hay can gián, Đôn chán nghe, Lăng chết bí ẩn.
 
Đôn không con, nhận Vương Ứng, con trai Vương Hàm, làm con nuôi, phong Ứng làm Võ vệ Tướng quân để kế vị mình. Đôn mang bệnh, bọn Tiền Phụng hỏi Đôn về hậu sự, Đôn nói: "Việc phi thường, há kẻ tầm thường cáng đán được ư! Ứng tuổi còn bé, sao đương được đại sự. Sau khi ta chết, nếu các ngươi giải binh bỏ chức, đem thân đầu hàng triều đình, bảo toàn gia tộc, đó là thượng kế. Lui giữ Võ xương, cầm quân tự thủ, năng cung ứng cho triều đình, đó là trung sách. Nhân khi ta còn sống, khởi hết quân kéo xuống kinh đô, cầu may để thành công, đó là hạ sách." Phụng bảo bè đảng của mình: "Hạ sách của Vương Công mới chính là thượng sách", bèn cùng Thẩm Sung định âm mưu, đợi Đôn chết rồi làm loạn.
 
Đôn vốn ghét Châu Trát, nên giết Trát và diệt tộc nhà Trát, lại nghe Nhiễm Tằng, Công thừa Hùng là tâm phúc của Nguyên Đế, nên ông cho giết đi. Đôn bổ Ôn Kiệu làm Đan dương Doãn để thám thính triều đình; Kiệu đến kinh đô, lại tâu trình hết nội tình, mưu đồ của Đôn. Minh Đế quyết định đánh Đôn, song ngại mình thiếu uy quyền, bèn vờ phao rằng Đôn đã chết, hạ chiếu kể tội Đôn cũng như xá tội cho thuộc hạ Đôn, mong quân Đôn tự tan vỡ.
 
Đôn bệnh nặng, không thể cầm quân, bèn sai Tiền Phụng, Đặng Nhạc, Châu Phủ dẫn 3 vạn quân tiến đánh kinh đô. Vương Hàm bảo Đôn: "Đây là việc nhà, nên để ta đảm đương". Thế là dùng Hàm làm Nguyên súy. Bọn Tiền Phụng hỏi Đôn: "Ngày hạ được thành, nên làm gì với Thiên tử?" Đôn đáp: "Chưa làm lễ tế nam giao, sao được gọi là Thiên tử! Nên diệt sạch binh thế bọn họ, chỉ bảo hộ Đông hải Vương và Bùi phi mà thôi." Rồi dâng sớ kể tội Ôn Kiệu, lấy danh nghĩa tru diệt gian thần cất quân.
Dòng 51:
Vương Hàm tiến quân đến Giang ninh, Vương Đạo gởi thư can ngăn, Hàm không đáp. Tấn Minh Đế phái Trung quân Tư mã Tào Hồn cùng các tướng tấn công Hàm ở Việt thành, Hàm thua trận. Đôn hay được, nổi giận, nói với Tham quân Lữ Bảo "Ta phải ráng thân hành thôi", mấy lần gượng dậy rồi lại nằm.
 
Cánh quân của Tiền Phụng tiến đến Kiến khang, đóng ở mặt nam sông, Minh Đế đích thân cầm quân, mấy lần đánh bại Phụng. Vương Đôn bảo Vương Ứng rằng: "Sau khi ta chết, phải lập tức lên ngôi, thiết lập triều đình bá quan, sau đó mới lo đến việc chôn cất." Rồi mất. Vương Ứng giấu không phát tang, lấy chiếu bọc thây, dùng sáp bọc bên ngoài, chôn ngay trong trướng, mỗi ngày cùng bọn Gia cát Dao uống rượu nghe nhạc tỏ ra như thường.
 
Thẩm Sung dẫn hơn vạn quân từ Ngô quận kéo đến phối hợp với Vương Hàm. Hàm cầm quân vượt sông Hoài, bị bọn Tô Tuấn đánh trả, thua to, Thẩm Sung phải thiêu hủy doanh trại rút lui. Cuộc nổi loạn thất bại.
Dòng 80:
 
==Chú thích==
{{tham khảo}}
<references />
 
{{Link GA|zh-classical}}