Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Đế quốc La Mã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TRMC (thảo luận | đóng góp)
n clean up using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
Dòng 4:
Lịch sử của Đế chế La Mã bao gồm nhiều giai đoạn phát triển của nhà nước La Mã. Nó bao gồm Đế chế La Mã cổ đại, thời kỳ bị chia làm Đế quốc Tây La Mã và Đế quốc Đông La Mã, và lịch sử của Đế quốc Đông La Mã (còn gọi là [[Đế quốc Đông La Mã|Đế chế Byzantine]]) trong [[trung Cổ|thời Trung cổ]].
 
Hoàng đế La Mã là những người đứng đầu đế chế. Người La Mã không dùng chính xác một từ cụ thể để chỉ danh hiệu này. Có những từ được dùng là imperator, augustus, caesar và princeps đều có nghĩa tương đương với hoàng đế. Nói chung, dù mang danh hiệu nào thì hoàng đế La Mã cũng là nhà lãnh đạo tối cao của La Mã và nắm trong tay quân đoàn La Mã.
 
Một nguyên tắc của La Mã là các vị hoàng đế không bắt buộc phải theo kiểu cha truyền con nối, ít nhất là trên lý thuyết và trên thực tế thì cũng thường là vậy. Hoàng đế mới có thể do hoàng đế trước đó chỉ định, do [[Viện nguyên lão]], và/hoặc dân chúng, và/hoặc quân đội chọn ra.
Dòng 12:
Vào cuối thời [[Cộng hòa La Mã]], [[Julius Caesar]] nổi lên, giành nhiều thắng lợi trong các trận chiến bên ngoài và tiêu diệt các đối thủ chính trị của mình. Ông tiến lên nắm quyền lực to lớn cả về chính trị lẫn quân sự. Sự tập trung quyền lực vào tay Caesar đã làm lung lay thể chế Cộng hòa.
 
Sau khi Caesar bị ám sát vào năm 44 TCN, đã có một cuộc nội chiến xảy ra trong những năm tiếp theo. Cuối cùng, [[Augustus|Octavian]] (người được Caesar chỉ định thừa kế mình) đã giành chiến thắng trước mọi đối thủ. Trong đó đáng chú ý nhất là năm 31 TCN ông đã đánh bại hoàn toàn [[Marcus Antonius|Mark Antony]] và [[Cleopatra VII|Cleopatra]] trong [[trận Actium]]. Octavian cũng cho xử tử con trai của Cleopatra là [[Caesarion]] (người có thể là đứa con trai duy nhất của Caesar).
 
Không còn đối thủ chính trị nào ngáng đường, Octavian trở về [[Roma|kinh thành La Mã]] để nắm quyền. Năm 27 TCN, ông được Viện nguyên lão tôn lên thành [[Augustus]] (mang nghĩa: người ở địa vị tối cao hoặc thiêng liêng). Ông trở thành vị hoàng đế La Mã đầu tiên và thời đại Cộng hòa La Mã cũng chấm dứt từ năm này.
Dòng 27:
 
==Vương triều Julio-Claudia (14-68)==
Augustus qua đời để lại ba cháu trai được sinh hạ bởi con gái của ông là [[Julia the Elder]], gồm [[Gaius Caesar]], [[Lucius Caesar]] and [[Agrippa Postumus]]. Không ai trong số đó còn sống để kế vị ông. Ngôi vị vì thế được trao đến [[Tiberius]], vốn là con riêng của [[Livia]] (vợ thứ 3 của Augustus) với chồng cũ là [[Tiberius Nero]]. Augustus là người thuộc dòng họ Julia, một trong những dòng dõi quý tộc lâu đời nhất ở kinh đô La Mã, còn Tiberius thuộc dòng họ Claudia, cũng lâu đời chẳng kém gì dòng họ Julia. Ba người kế vị sau đó đều thuộc dòng họ Claudia hoặc Julia nên giai đoạn này được gọi là [[vương triều Julio-Claudia]].
 
====Tiberius (14-37)====
Dòng 48:
====Nero (54-68)====
[[Hình:Siemiradzki Christian Dirce.jpg|nhỏ|350px|Tranh ''A Christian Dirce'' của [[Henryk Siemiradzki]] mô tả cảnh một người phụ nữ theo đạo Thiên chúa bị hành quyết bằng cách dựng lại truyền thuyết về [[Dirce]].]]
[[Nero]] chú trọng vào ngoại giao, thương mại, và đóng góp nhiều vào văn hóa. Ông cho xây nhiều nhà hát và khuyến khích các trò mua vui trong đấu trường. Điều này làm người dân thành La Mã rất yêu thích ông, mặc dù thực sự thì ông là một bạo chúa.
 
Triều đại của Nero được đánh dấu bằng một chiến thắng quân sự và sau đó là hòa ước với [[Đế quốc Parthia|Đế chế Parthia]] (58–63),<ref name="cassiusdio-lxii-23">Cassius Dio, ''Roman History'' [http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/Cassius_Dio/62*.html#23 LXII.23].</ref> một cuộc nổi loạn bị dập tắt (60-61),<ref>Tacitus, ''Annals'' [[wikisource:The Annals (Tacitus)/Book 14#31|XIV.31–38]].</ref> và việc thắt chặt sự liên hệ với văn hóa Hy Lạp.<ref name="annals-xiv-20">Tacitus, ''Annals'' [[wikisource:The Annals (Tacitus)/Book 14#20|XIV.20]].</ref> Thế nhưng Nero lại là kẻ tự cao tự đại và luôn căng thẳng với mẹ mình (cuối cùng ám sát bà vào năm 59).<ref>Tacitus, "The Annals".</ref> Ông cũng luôn tìm cách đàn áp những người theo [[Thiên Chúa giáo]], thường đổ tội cho họ là thủ phạm gây ra những bất ổn trong chế độ của mình.
Dòng 71:
Về kinh tế và xã hội, Vespasian có công cứu Đế chế thoát khỏi gánh nặng tài chính gây ra do thói hoang phí của Nero và các cuộc nội chiến. Ông nâng thuế và đặt ra các loại thuế mới. Khi quốc khố đã dồi dào, ông cho xây dựng nhiều công trình công cộng, đáng chú ý nhất là việc khởi công [[Đấu trường La Mã|Đại hý trường]] nổi tiếng. Ông cũng cho xây dựng một nơi hội họp (tiếng Anh: forum) và trợ cấp nhiều tiền bạc cho các ngành nghệ thuật cũng như là những người viết lách.
 
Về chính trị, Vespasian là vị hoàng đế cai trị có hiệu lực ở các tỉnh. Ở phía tây, ông ưu ái xứ [[Hispania]] ([[bán đảo Iberia]]), trao [[quyền La tinh]] (một mức trung gian giữa quyền công dân La Mã đầy đủ và không có quyền công dân La Mã) cho hơn 300 thành thị, tạo ra một kỷ nguyên mới cho việc đô thị hóa ở những tỉnh từng một thời là man tộc. Nhờ vào những cải cách của ông ở Viện nguyên lão mà các tỉnh của Viện nguyên lão có tầm ảnh hưởng lớn hơn, và vì vậy giúp Đế chế hợp nhất hơn.
 
Về quân sự, vấn đề tồn đọng lớn nhất sau cuộc nội chiến là việc cát cứ ở địa phương, nghĩa là quân đoàn ở tỉnh nào thì hành động chỉ vì quyền lợi cho tỉnh đó. Nguyên do của việc này là bởi trước đây, các đơn vị quân sĩ được tuyển mộ ở đâu thì cũng phục vụ ngay tại địa phương đó. Vespasian chấm dứt chuyện này bằng cách trộn lẫn các đơn vị quân đội địa phương với những binh sĩ từ các vùng khác, hoặc chuyển luôn đơn vị đó đi tới nơi khác. Ở biên giới, thay vì tập trung các quân đoàn thì ông chia nhỏ họ ra để tránh nguy cơ làm phản. Cải cách quan trọng nhất của Vespasian có lẽ là việc ông cho phép những người từ [[Gallia|Gaul]] và Hispania tham gia vào quân đoàn La Mã, thay vì chỉ tuyển người Italy như trước. Ông cũng có những hoạt động để củng cố hệ thống phòng ngự ở biên giới của đế chế.
Dòng 130:
Sau cái chết của Commodus, Pertinax trở thành hoàng đế nhưng bị Đội vệ sĩ của Hoàng đế La Mã ám sát vào tháng 3 năm 193. Sau đó, vào cùng ngày, Didius Julianus đã đánh bại [[Titus Flavius Sulpicianus]] (cha vợ của Pertinax) để giành ngai vàng. Flavius hứa trả cho mỗi binh sĩ 20,000 sestertii để mua chuộc lòng trung thành của họ, nhưng Didius Julianus trả tới 25,000.<ref>Cassius Dio, lxxiv, 11.5.</ref> Bị các binh lính đe dọa, Viện nguyên lão tuyên bố Didius Julianus là hoàng đế vào ngày 28 tháng 3.<ref>Cassius Dio, lxxiv, 12; Historia Augusta, ''Didius Julianus'', 3.3</ref>
 
Thế nhưng, lại có thêm 3 người nữa tranh giành ngôi vua, bao gồm Pescennius Niger ở [[Syria]], Clodius Albinus ở Anh, và Septimius Severus ở [[Pannonia]]. Septimius Severus tiến vào kinh đô La Mã và xử tử Didius Julianus vào tháng 6 năm 193, sau đó giải tán Đội vệ sĩ của Hoàng đế La Mã và tử hình những kẻ đã giết Pertinax.<ref>Cassius Dio, lxxv, 1.1</ref> Củng cố lại lực lượng, Septimius Severus chiến đấu với phe Pescennius Niger ở [[Cyzicus]] và [[Nicea]] vào năm 193 và cuối cùng đánh bại triệt để ông ta ở [[Issus]] vào năm 194.
 
Clodius Albinus lúc đầu ủng hộ Septimius Severus vì cho rằng mình sẽ là người kế vị. Khi nhận ra rằng Severus có những ý định khác, Albinus đã tự xưng hoàng đế vào năm 195 nhưng bị đánh bại trong [[trận Lugdunum]] vào năm 197.
Dòng 158:
Vào tháng 7 năm 285, Hoàng đế Diocletian đánh bại địch thủ là [[Carinus]] và trở thành vị hoàng đế duy nhất của La Mã. Ông nhận thấy rằng Đế chế La Mã quá lớn và có quá nhiều áp lực từ bên trong lẫn các mối đe dọa từ bên ngoài, chỉ một vị hoàng đế thì khó lòng cai trị được. Do đó, ông chia Đế chế ra làm hai nửa Đông và Tây (với ranh giới ở vùng Đông Ý). Hai bên sẽ có hai vị hoàng đế ngang quyền nhau cùng mang Đế hiệu [[Augustus (danh hiệu)|Augustus]]. Sự phân chia này là tiền thân của [[Đế quốc Tây La Mã|Đế chế Tây La Mã]] và [[Đế quốc Đông La Mã|Đế chế Đông La Mã]].
 
Hoàng đế Diocletian trở thành Augustus của nửa Đông và bạn ông, [[Maximian]], trở thành Augustus của nửa Tây. Tới năm 293 thì quyền lực tiếp tục được chia nhỏ ra hơn nữa, mỗi Augustus sẽ chọn ra một hoàng đế trẻ hơn gọi là [[Caesar (danh hiệu)|Caesar]] để giúp mình trị nước. [[Galerius]] trở thành Caesar của Diocletian còn [[Constantius Chlorus]] là Caesar của Maximian.
 
Thể chế này được gọi là "[[Tứ đầu chế]]" (tiếng Anh: ''Tetrarchy'') bởi các học giả đời sau.<ref>Southern, 145.</ref> Chính quyền này nhằm giúp những cuộc kế vị trở nên êm đẹp hơn: ở mỗi nửa của Đế chế, một Caesar rồi sẽ lên thay một Augutus và chọn ra Caesar mới cho mình. Năm 305, Diocletian và Maximian cùng thoái vị để nhường ngôi cho các Caesar. Tới lượt cháu của Galerius là [[Maximinus II|Maximinus]] lên làm Caesar ở phía Đông và [[Severus II|Flavius Valerius Severus]] lên làm Caesar ở phía Tây cho Constantius. Sử gia Edward Gibbon nói rằng thể chế này hoạt động trơn tru là vì sự gắn bó của các hoàng đế với nhau.
Dòng 172:
Cuộc nội chiến sau đó vẫn tiếp tục và chứng kiến Constantine lần lượt đánh bại các đối thủ khác. Năm 324, ông đánh bại đối thủ cuối cùng là người em rể [[Licinius]] để thống nhất Đế chế.<ref>MacMullen, ''Constantine''.</ref> Ngoài ra, trong triều đại của mình, Constantine cũng có những thắng lợi trước người [[người Frank|Frank]], [[Người Alemanni|Alamanni]], [[Visigoth]] và [[người Sarmatia|Sarmatia]], thậm chí là tổ chức tái định cư lại một phần Dacia (bị bỏ rơi từ thế kỷ 3).
 
Hai việc làm đáng nhớ nhất dưới thời Constantine là cải sang đạo Thiên chúa và phát triển thành phố [[Constantinopolis|Constantinopolis]]. Năm 313, Constantine công bố chấp nhận Thiên chúa giáo trong [[Sắc lệnh Milan]]. Sắc lệnh này cho phép những người đạo Thiên chúa giáo có quyền theo đuổi đức tin của họ.<ref>Bowder, Diana. ''The Age of Constantine and Julian''. New York: Barnes & Noble, 1978</ref> Hệ quả của sắc lệnh này là việc bãi bỏ những trừng phạt đối với những người theo Thiên chúa giáo và trả lại các tài sản đã bị tịch thu của [[Giáo hội Công giáo Rôma|Giáo hội]]. Sau đó ông tuyên bố chính mình cũng là một tín đồ của Thiên chúa giáo. Sự chuyển đổi của ông và sự bảo trợ Giáo hội của ông đã thiết lập lại vị thế mới của Thiên chúa giáo trong toàn đế chế. Những người Thiên chúa giáo theo [[Chính Thống giáo Đông phương|Chính thống giáo Đông phương]] xem ông như là Thánh Constantine.<ref>Pohlsander, ''Emperor Constantine'', 83–87.</ref>
 
Năm 324, Constantine tuyên bố quyết định biến Byzantium thành Nova Roma (Tân La Mã) và vào 11 tháng 5, 330, ông dời đô từ thành La Mã về Tân La Mã. Thành phố được đặt tên lại là Constantinopolis (Thành phố của Constantine) sau khi Constantine mất năm 337. Từ đó bắt đầu vai trò của Đông La Mã như là một trung tâm của sự giáo dục, thịnh vượng và văn hóa ở châu Âu. Constantinople vẫn là kinh thành của Đế quốc Byzantine trên hơn một ngàn năm, chỉ bị ngắt quãng tạm thời bởi sự đốt phá và chiếm đóng của quân [[Thập tự chinh]] lần 4 năm 1204, cho đến khi rơi vào tay [[Đế quốc Ottoman]] năm 1453 (hiện nay thành phố này là [[Istanbul]] của [[Thổ Nhĩ Kỳ]]).
Dòng 209:
 
===Sự phân chia cuối cùng của La Mã===
Valentinian II bị ám sát ở [[Viên]] vào năm 392. Tướng [[Arbogast]] đưa [[Eugenius]] lên ngôi nhưng Theodosius không công nhận vua này.<ref>Williams and Friell, p129.</ref> Sau đó thì ông giết sạch cả hai trong [[trận sông Frigidus|trận Frigidus]] (tháng 9 năm 394)<ref>Williams and Friell, p 134.</ref> rồi thống nhất Đế chế La Mã dưới quyền mình. Sau khi nắm quyền, Theodosius I Đại Đế thẳng tay bài trừ ngoại giáo<ref>[http://www.newadvent.org/cathen/14577d.htm "Theodosius I", Catholic Encyclopedia, 1912]</ref> và hoàn tất việc đưa Thiên chúa giáo trở thành quốc giáo của đế chế La Mã.<ref>Cf.decree, ''infra''.</ref> Sau này, [[Chính Thống giáo Đông phương|Chính thống giáo Đông phương]] tôn ông thành Thánh Theodosius.
 
Theodosius I Đại Đế đi vào lịch sử như là vị hoàng đế cuối cùng thống trị một Đế chế La Mã nguyên vẹn. Sau cái chết của Theodosius vào năm 395, hai con trai của ông là [[Arcadius]] và [[Honorius]] chia nhau cai trị Đông La Mã (đóng đô tại thành Constantinople) và Tây La Mã (định đô tại [[Milano|Milan]], sau đó dời đô về [[Ravenna]]). Từ đây hai Đế chế La Mã hoạt động độc lập về mặt chính trị với các vị hoàng đế khác nhau.
Dòng 233:
Sau khi Tây La Mã diệt vong vào thế kỷ thứ 5, [[Đế quốc Đông La Mã|Đế chế Đông La Mã]] (thường gọi là Đế chế Byzantine), vốn giàu có hơn, đã tồn tại và phục hồi được sức mạnh của mình. Vào giữa thế kỷ thứ 6, hoàng đế [[Justinianus I|Justinian I]] đánh chiếm lại Italy và một phần [[Illyria]] từ tay người Ostrogoth, Bắc Phi từ tay người Vandal, và một phần [[Hispania]] từ tay người Visigoth.
 
Hoàng đế [[Heraclius]] thực hiện các cải cách vào năm 610, đưa đến những thay đổi to lớn cả về bề ngoài lẫn bản chất của Đế chế. Nền văn hóa của người Byzantine từ đó gắn liền với văn hóa Hy Lạp, nhưng những cái tên mà họ tự gọi mình luôn nhắc nhở rằng họ là sự tiếp nối của Đế chế La Mã.
 
Về quân sự và chính trị, Đế chế Byzantine từng là một thế lực to lớn ở phía Đông châu Âu trong hơn 1000 năm. Thế nhưng sau nhiều cuộc chiến tranh, lãnh thổ của Đế chế bị thu hẹp dần và cuối cùng đã sụp đổ vào năm 1453 khi [[Mehmed II]] của [[Đế quốc Ottoman|Đế chế Ottoman]] chinh phục thành Constantinople.<ref>Matyszak, The Enemies of Rome, trang 231</ref>