Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bảo Đại”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thay cả nội dung bằng “'''Wikipedia ai muốn sửa gì cũng được, là trang web không có giá trị tra cứu. Đưa tin toàn sai toét. VOZFORUM không đội t…”
Thẻ: Tẩy trống trang (hoặc lượng lớn nội dung)
Dòng 1:
'''Wikipedia ai muốn sửa gì cũng được, là trang web không có giá trị tra cứu. Đưa tin toàn sai toét. VOZFORUM không đội trời chung.'''
{{otheruses}}
{{Thông tin nhân vật hoàng gia
| tên = Bảo Đại
| tước vị = [[Hoàng đế]] [[Việt Nam]]
| thêm = vietnam
| hình = Baodai2.jpg
| cỡ hình = 250
| ghi chú hình = Chân dung Hoàng đế Bảo Đại
| chức vị = Hoàng đế [[nhà Nguyễn]]
| tại vị = [[6 tháng 11]] năm [[1925]] – [[30 tháng 8]] năm [[1945]]
| kiểu tại vị = Trị vì
| đăng quang = [[8 tháng 1]] năm [[1926]]
| tiền nhiệm = [[Khải Định]]
| kế nhiệm = ''Không có. Chế độ quân chủ chấm dứt''
| phối ngẫu = Nam Phương Hoàng hậu
| kiểu phối ngẫu = Hoàng hậu
| hôn phối = [[Nam Phương|Nam Phương Hoàng hậu]]
| kiểu hôn phối = Vợ
| thông tin con cái = ẩn
| con cái = [[Thái tử]] [[Nguyễn Phúc Bảo Long|Bảo Long]]<br />[[Công chúa]] Phương Mai<br />Công chúa Phương Liên<br />Công chúa Phương Dung<br />[[Hoàng tử]] [[Hoàng tử Bảo Thắng|Bảo Thắng]]<br /> và tám người khác
| tên đầy đủ = Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy
| kiểu tên đầy đủ = Tên húy
| niên hiệu = Bảo Đại (1926 - 1945)
| hoàng tộc = [[Nhà Nguyễn]]
| kiểu hoàng tộc = Triều đại
| ca khúc hoàng gia = [[Đăng đàn cung]]
| cha = [[Khải Định]]
| mẹ = [[Từ Cung Hoàng thái hậu]]
| sinh = [[22 tháng 10]] năm [[1913]]
| nơi sinh = [[Huế]], [[Việt Nam]]
| mất = {{ngày mất và tuổi|1997|7|31|1913|10|22}}
| nơi mất = [[Paris]], [[Pháp]]
| nơi an táng = [[Nghĩa trang Passy]]
}}
'''Bảo Đại''' ([[chữ Hán]]: 保大; [[22 tháng 10]], [[1913]]&nbsp;– [[31 tháng 7]], [[1997]]) là vị [[Hoàng đế]] thứ mười ba và cuối cùng của [[nhà Nguyễn|triều Nguyễn]], cũng là vị vua cuối cùng của chế độ [[chế độ quân chủ|quân chủ]] [[Việt Nam]]. Đúng ra "Bảo Đại" chỉ là niên hiệu nhà vua nhưng tục lệ vua nhà Nguyễn chỉ giữ một niên hiệu nên nay thường dùng như là tên nhà vua. Ông đồng thời cũng là [[nguyên thủ quốc gia|quốc trưởng]] đầu tiên của [[đế quốc Việt Nam]] (3/1945) và [[quốc gia Việt Nam]] (7/1949)
 
== Tiểu sử và sự nghiệp ==
=== Thuở nhỏ ===
Vua '''Bảo Đại''' tên húy là '''Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy''' (阮福永瑞), còn có tên là '''Nguyễn Phúc Thiển''' (阮福晪), tục danh "mệ Vững"<ref>[http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=d23be649fd67ed1936639a65fd5486e6 Truất phế Bảo Đại và khai sinh Đệ nhất Cộng hòa: Ký ức 50 năm sau.]</ref> sinh ngày [[22 tháng 10]] năm [[1913]] (ngày [[23 tháng 9]] năm Quý Sửu) tại [[Huế]], là con của vua [[Khải Định]] và [[Từ Cung Hoàng thái hậu]]. Về thân thế của Bảo Đại vẫn còn nhiều nghi ngờ, vì vua Khải Định bị mang tiếng là bất lực và không thích gần đàn bà<ref>Xem thêm bài "Vua Bảo Đại con ai" của Võ Hương An</ref>.
 
Ngày [[28 tháng 4]] năm [[1922]], Vĩnh Thuỵ được xác lập Đông cung Hoàng Thái tử<ref>Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả, NXB Thuận Hóa, 1995, Tr 405</ref>. Ngày [[15 tháng 6]] năm [[1922]], Vĩnh Thuỵ cùng vua cha [[Khải Định]] sang [[Pháp]] để thưởng ngoạn cuộc triển lãm hàng hóa tại [[Marseille]], [[Pháp]]. Tháng 6 năm [[1922]], Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu [[Khâm sứ Trung kỳ]] [[Jean François Eugène Charles]] nhận làm con nuôi và học ở trường [[Lycée Condorcet]] rồi sau ở trường [[Sciences Po]] (''École libre des sciences politiques''), [[Paris]].
 
Tháng 2 năm 1924, Vĩnh Thụy về nước để dự Lễ Tứ Tuần Đại Khánh vua Khải Định, đến tháng 11 năm 1924 trở lại nước Pháp để tiếp tục học.
 
Vua Khải Định mất ngày [[6 tháng 11]] năm 1925, Vĩnh Thụy về nước thọ tang vua cha và ngày [[8 tháng 1]] năm 1926, Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm vua lấy niên hiệu Bảo Đại. Tháng 3 cùng năm, Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp tục học tập. Từ niên khóa 1930, Bảo Đại theo học trường Khoa học Chính trị (Sciences Po). Sau 10 năm đào tạo ở "Mẫu quốc" ngày 16 tháng 8 năm 1932, Bảo Đại cùng triều quan, xuống tàu "Đác ta nhăng" (D artagnan) về nước. Ngày 19 tháng 9 năm 1932, Bảo Đại ra đạo dụ số một tuyên cáo chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ Nam triều. Văn bản này hủy bỏ "Quy ước" ngày 16 tháng 11 năm 1925 lập ra sau khi [[Khải Định]] chết.
 
=== Lên ngôi ===
[[Tập tin:Bao Dai nho.jpg|nhỏ|phải|200px|Bảo Đại trong lễ phục nhân dịp tấn phong Đông cung Thái tử]]
[[Tập tin:Bao Dai.jpg|nhỏ|phải|200px|Xa giá vua Bảo Đại ngày đăng quang từ điện Cần Chánh lên điện Thái Hòa]]
 
[[Tháng chín|Tháng 9]] năm [[1932]], Bảo Đại hồi loan trở về nước, chính thức làm vua. Bảo Đại đã cải cách công việc trong triều như sắp xếp lại việc nội chính, hành chính...Bảo Đại đã cho bỏ một số tập tục mà các tiên vương đã bày ra như thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn long nhan nhà vua khi nhà vua tới, mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy... Ngày 8 tháng 4, năm 1932, Bảo Đại đã ban hành một đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự mình chấp chính và sắc phong thêm 5 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là [[Phạm Quỳnh]], [[Thái Văn Toản]], [[Hồ Đắc Khải]], [[Ngô Đình Diệm]] và [[Bùi Đằng Đoàn]] nhằm thay thế các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực là [[Nguyễn Hữu Bài]], [[Tôn Thất Đàn]], [[Phạm Liệu]], [[Võ Liêm]], [[Vương Tứ Đại]]<ref>Việc này được Hoài Nam [[Nguyễn Trọng Cẩn]] ghi lại trong bài thơ sau:
 
:''Năm trụ khi không rớt cái ình,''
:''Đất trời sấm dậy thảy đều kinh.''
:''Bài không đeo nữa đem dâng Lại,''
:''Đàn nỏ ai nghe khéo dấu Hình.''
:''Liệu thế không xong Binh chẳng được,''
:''Liêm đằng giữ tiếng Lễ đừng rinh.''
:''Công danh thôi thế là hưu hỉ,''
:''Đại sự xin nhường lớp hậu sinh.''
 
''Nguyễn Phúc Tộc gia phả'', NXB Thuận Hóa, 1995, tr. 405</ref>
. Ông thành lập Viện Dân biểu để trình bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp và cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ, tháng 12 năm 1933, Bảo Đại ngự du Bắc hà thăm dân chúng.
 
Ngày [[20 tháng 3]] năm [[1934]], Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse [[Nam Phương|Nguyễn Hữu Thị Lan]] và tấn phong bà làm [[Nam Phương|Nam Phương Hoàng hậu]]. Đây là một việc làm phá lệ bởi vì kể từ khi vua [[Gia Long]] khai sáng triều Nguyễn cho đến vua Khải Định, các vợ vua chỉ được phong tước [[Hoàng phi]], sau khi mất mới được truy phong [[Hoàng hậu]]. Ông là nhà vua đầu tiên thực hiện bỏ chế độ cung tần, thứ phi. Cuộc hôn nhân này cũng gặp phải rất nhiều phản đối vì Nguyễn Hữu Thị Lan là người [[Công giáo]] và mang [[quốc tịch]] [[Pháp]].
 
Sau khi [[Nhật Bản|Nhật]] đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, ngày [[11 tháng 3]] năm [[1945]], Bảo Đại ra đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ [[Hòa ước Giáp Thân (1884)|Hòa ước Patenôtre]] ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam.
 
Ngày [[7 tháng 4]] năm 1945, Bảo Đại ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần [[Chính phủ Việt Nam#Lịch sử|nội các Trần Trọng Kim]] và ngày [[12 tháng 5]] giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tháng 6 năm 1945, chính phủ [[Trần Trọng Kim]] đặt quốc hiệu là [[Đế quốc Việt Nam]].
 
=== Thoái vị ===
Năm [[1945]], [[Cách mạng tháng Tám]] thành công. Bảo Đại không rõ phải liên lạc với ai ở Hà Nội, nên gửi một điện tín tới "Ủy ban Nhân dân Cứu quốc" ở Hà Nội:
 
"Đáp ứng lời kêu gọi của Ủy ban, tôi sẵn sàng thoái vị. Trước giờ quyết định này của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi sẵn sàng hy sinh tất cả mọi quyền lợi, để cho sự đoàn kết được thành tựu, và yêu cầu đại diện của Ủy ban sớm tới Huế, để nhận bàn giao."<ref>Bảo Đại, Con Rồng Việt Nam, Nguyễn Phước Tộc Xuất Bản, 1990, trang 185</ref>
 
Sáng ngày 23 tháng 8, hai phái viên của Việt Minh là [[Trần Huy Liệu]] và [[Huy Cận|Cù Huy Cận]] đến cung điện Huế . Theo lời yêu cầu của hai ông này, chiều ngày 25 tháng 8, 1945, Bảo Đại đã đọc [[Tuyên ngôn Thoái vị của Bảo Đại|Tuyên ngôn Thoái vị]] trước hàng ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ Môn và sau đó trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho ông [[Trần Huy Liệu]]. Ông trở thành "công dân Vĩnh Thụy". Trong bản [[Tuyên ngôn Thoái vị của Bảo Đại|Tuyên ngôn Thoái vị]], ông có câu nói nổi tiếng "''Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị''".<ref>Bảo Đại, Con Rồng Việt Nam, Nguyễn Phước Tộc Xuất Bản, 1990, trang 186-188</ref>
 
Tháng 9 năm 1945, ông được Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa|Việt Nam dân chủ cộng hoà]] mời ra Hà Nội nhận chức "Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam", ông là một trong 7 thành viên của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh đứng đầu.
 
Ngày [[6 tháng 1]] năm [[1946]], ông được bầu làm đại biểu [[Quốc hội Việt Nam|Quốc hội]] khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
 
Ngày [[16 tháng 3]] năm 1946, ông tham gia phái đoàn [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] sang [[Trùng Khánh]] thăm viếng [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Hoa]], nhưng ông không trở về nước, mà về [[Côn Minh]] rồi [[Hồng Kông|Hương Cảng]]. Tại Côn Minh, ông đã tiếp xúc với nhiều giới chính trị, trong đó có người Mỹ. Đại Tướng [[George Marshall]], đại diện [[Hoa Kỳ]], đã đem bản giao ước với Bảo Đại về trình Tổng thống [[Harry S. Truman]]. Bảo Đại bèn viết thư về nước xin từ chức "Cố vấn tối cao" trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
 
=== Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam ===
==== Đàm phán với chính phủ Pháp ====
Năm [[1947]], cựu trùm mật thám Pháp ở [[Bán đảo Đông Dương|Đông Dương]] là Cousseau đã tiếp xúc với Bảo Đại tại [[Hồng Kông]], ngỏ ý mời ông về nước nắm quyền, hình thành nên "giải pháp Bảo Đại". Có ý kiến cho rằng việc này nhằm chống lại cuộc chiến giành độc lập của phong trào [[Việt Minh]]<ref>Quỳnh Cư-Đỗ Đức Hùng, Các triều đại Việt Nam, NXB Thanh niên, 1999, trang 384</ref>, cũng có ý kiến cho rằng giải pháp Bảo Đại được đưa ra nhằm phản ứng với xu hướng quốc tế trao trả độc lập cho các thuộc địa đồng thời nhằm chống lại sự mở rộng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương<ref>The first Indochina war : French and American policy 1945-54 - Ronald E Irving - London : Croom Helm, 1986</ref>. Còn bản thân Bảo Đại nhận xét rằng ''"Cái được gọi là giải pháp Bảo Đại hóa ra là giải pháp của người Pháp."''<ref name="H. R. McMaster 1998">{{chú thích sách| title=Dereliction of Duty: Johnson, McNamara, the Joint Chiefs of Staff, and the Lies That Led to Vietnam|author=H. R. McMaster|year=1998|location=New York, New York|publisher=HarperCollins Publishers, Inc.}}</ref>
 
Mỹ ủng hộ nguyện vọng độc lập dân tộc tại Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, nhưng với điều kiện lãnh đạo của những nhà nước mới "không phải là người cộng sản", Mỹ ủng hộ việc thành lập các "nhà nước phi cộng sản" ổn định trong khu vực tiếp giáp Trung Quốc. Theo [[thuyết domino|thuyết Domino]], Mỹ hỗ trợ những quốc gia đồng minh tại Đông Nam Á vì không hài lòng với điều mà họ cho là "''lực lượng cộng sản muốn thống trị Châu Á dưới chiêu bài dân tộc''".<ref>[http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon/pent5.htm The Pentagon Papers, Chapter 2, "U.S. Involvement in the Franco-Viet Minh War, 1950-1954", MEMORANDUM FOR THE PRESIDENT - Harry S. Truman President], trích "Recognition by the United States of the three legally constituted governments of Vietnam, Laos' and Cambodia appears desirable and in accordance with United States foreign policy for several reasons. ''Among them are: encouragement to national aspirations under non-Communist leadership for peoples of colonial areas in Southeast Asia; the establishment of stable non-Communist governments in areas adjacent to Communist China''; ''support to a friendly country which is also a signatory to the North Atlantic Treaty; and as a demonstration of displeasure with Communist tactics which are obviously aimed at eventual domination of Asia, working under the guise of indigenous nationalism''."</ref> Bằng viện trợ, Mỹ ép Pháp phải nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam. Chính sách của Mỹ là hỗ trợ người Pháp chiến thắng trong cuộc chiến chống [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]], sau đó sẽ ép người Pháp rút lui khỏi Đông Dương.<ref>[http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon/pent5.htm The Pentagon Papers, Chapter 2, "U.S. Involvement in the Franco-Viet Minh War, 1950-1954"], Trích "''The U.S.-French ties in Europe (NATO, Marshall Plan, Mutual Defense Assistance Program) only marginally strengthened U.S. urgings that France make concessions to Vietnamese nationalism.'' Any leverage from these sources was severely limited by the broader considerations of U.S. policy for the containment of communism in Europe and Asia. NATO and the Marshall Plan were of themselves judged to be essential to our European interests. To threaten France with economic and military sanctions in Europe in order to have it alter its policy in Indochina was, therefore, not plausible. Similarly, to reduce the level of military assistance to the French effort in Indochina would have been counter-productive, since it would have led to a further deterioration in the French military position there. ''In other words, there was a basic incompatibility in the two strands of U.S. policy: (1) Washington wanted France to fight the anti-communist war and win, preferably with U.S. guidance and advice; and (2) Washington expected the French, when battlefield victory was assured, to magnanimously withdraw from Indochina.''"</ref>
 
Đầu năm 1947, Pháp cử đại diện gặp Bảo Đại đề xuất về việc đàm phán thành lập một nhà nước Việt Nam độc lập. Để hậu thuẫn cho Bảo Đại đàm phán với Pháp về nền độc lập của Việt Nam, các lực lượng chính trị bao gồm [[Cao Đài]], [[Phật Giáo Hòa Hảo|Hoà Hảo]], [[Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội]], [[Đại Việt Quốc dân đảng]] và [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] liên kết thành lập [[Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp]].<ref name="pent5">[http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon/pent5.htm The Pentagon Papers, Chapter 2, "U.S. Involvement in the Franco-Viet Minh War, 1950-1954", U.S. POLICY AND THE BAO DAI REGIME]</ref>
 
Ngày 7/12/1947, tại cuộc họp trên tàu chiến Pháp ở [[Vịnh Hạ Long]], Bảo Đại và Pháp đàm phán rồi ký kết Hiệp ước Vịnh Hạ Long. Hiệp ước thể hiện sự đồng thuận của hai bên về việc thành lập Quốc gia Việt Nam trên cơ sở nguyên tắc độc lập và thống nhất của Việt Nam trong [[Liên hiệp Pháp]], mặc dù nghĩa chính xác của từ "độc lập" và các quyền hạn cụ thể của chính phủ mới vẫn chưa được xác định. Chính phủ hoạt động dưới một hiến chương lâm thời, chọn [[quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa|cờ vàng ba sọc đỏ]] làm quốc kỳ và bản "[[Thanh niên hành khúc|Thanh niên Hành Khúc]]" với lời nhạc mới làm [[quốc ca]].<ref>Dương Kiền. ''Việt Nam thế kỷ 20 biên niên sử''. Falls Church, VA: Tiếng Quê Hương, 2005. tr 57</ref> Quốc gia Việt Nam sẽ có một quân đội riêng tuy nhiên phải "sẵn sàng bảo vệ bất cứ phần nào của Liên Hiệp Pháp".<ref name="rvnaf" /> Sự độc lập chính trị của nhà nước Quốc gia Việt Nam được quy định trong Hiệp ước Vịnh Hạ Long quá nhỏ nên hiệp ước này bị Ngô Đình Diệm và cả những chính trị gia trong [[Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp]] chỉ trích.<ref name="pent5" />
 
==== Thành lập [[Quốc gia Việt Nam]] ====
Ngày [[24 tháng 4]] năm 1948, thiếu tướng [[Nguyễn Văn Xuân]] và [[Trần Văn Hữu]] cũng bay tới [[Hồng Kông]] để gặp Bảo Đại xin thành lập Chính phủ Lâm thời cho Việt Nam, ngày 15 tháng 5, Bảo Đại gửi thông điệp cho tướng Xuân, tán thành sự thành lập Chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam do tướng Xuân điều khiển "để giải quyết vấn đề Việt Nam đối với Pháp và dư luận Quốc tế".
 
Ngày [[5 tháng 6]] năm [[1948]], Bảo Đại đã gặp gỡ Cao ủy Pháp Bollaert ở [[vịnh Hạ Long]], trên chiến hạm Duguay Trouin, để đàm phán về nền độc lập và thống nhất của Việt Nam. Tháng 1 năm 1949, Bản tuyên ngôn Việt - Pháp được công bố, theo đó nước Pháp thừa nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam.
 
Ngày [[8 tháng 3]] năm [[1949]], [[Tổng thống Pháp]] [[Vincent Auriol]] và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký [[Hiệp ước Elysée]], thành lập một chính quyền Việt Nam trong khối [[Liên hiệp Pháp]], gọi là [[Quốc gia Việt Nam]], đứng đầu là Bảo Đại. Bảo Đại yêu cầu Pháp phải trao trả [[Nam Kỳ]] cho Việt Nam và Pháp đã chấp nhận yêu cầu này.
 
Ngày [[24 tháng 4]] năm [[1949]], Bảo Đại về nước. Hai tháng sau, vào ngày [[14 tháng 6]], Bảo Đại tuyên bố tạm cầm quyền cho đến khi tổ chức được tổng tuyển cử và tạm giữ danh hiệu [[Hoàng đế]] để có một địa vị quốc tế hợp pháp. Ngày 20 tháng 6 năm 1949, thủ tướng Nguyễn Văn Xuân đệ đơn từ chức, Chính phủ Lâm thời Nam phần tuyên bố giải tán. Ngày 21 tháng 6, thỏa ước Elyseé được công bố.
 
Cuối tháng 6 năm 1949, Việt Nam chính thức thống nhất dưới sự quản lý của Quốc Gia Việt Nam.<ref name="pent5" /> Pháp chuyển giao trên danh nghĩa những chức năng hành chính cho Quốc Gia Việt Nam một cách chậm chạp.
 
====Thành lập Chính phủ====
Ngày [[1 tháng 7]] năm [[1949]], Chính phủ Lâm thời của [[Quốc gia Việt Nam]] được thành lập theo sắc lệnh số 1-CP của thủ tướng, tấn phong Bảo Đại là [[Nguyên thủ quốc gia|Quốc trưởng]], trung tướng [[Nguyễn Văn Xuân]] làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng<ref>Xem thêm "Giai thoại và sự thật về Bảo Đại, vua cuối cùng Triều Nguyễn", tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, [[Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh]], 2006. Trang 229,287</ref> (Có tài liệu ghi Bảo Đại là Quốc trưởng kiêm Thủ tướng, Nguyễn Văn Xuân là phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng<ref>Xem chú thích 121, bài [http://www.hopluu.net/PHUTRANGDACBIET/DIEM-FINAL1.htm "Ngô Đình Diệm, thời chưa năm quyền"]</ref>). Theo đánh giá của người Mỹ, Bảo Đại ít tham gia vào công việc của chính phủ, giành nhiều thời gian cho nghỉ mát<ref>He divided his time among the pleasure of the resort towns of Dalat, Nha Trang, and Banmethuout, and for all practical purposes, remained outside the process of government - United States – Vietnam Relations, 1945–1967: A Study Prepared by the Department of Defense/II. A. U.S., France and Vietnamese Nationalism</ref>.
 
Tháng 1 năm 1950, Bảo Đại chỉ định [[Nguyễn Phan Long]] làm Thủ tướng. Ngày 27 tháng 4 năm 1950, giải tán chính phủ Nguyễn Phan Long và ủy nhiệm Thủ hiến [[Trần Văn Hữu]] thành lập chính phủ mới. Tính đến đầu năm 1950, có 35 quốc gia công nhận Quốc gia Việt Nam.<ref>Hoàng Cơ Thụy. Trang 2301.</ref>
 
==== Thu hồi chủ quyền quốc gia ====
Từ tháng 6 cho đến tháng 10 năm 1950, Quốc gia Việt Nam và Pháp họp tại Pau (Pháp) để bàn về việc chuyển giao các chức năng quản lý xuất nhập cảnh, quan hệ ngoại giao, ngoại thương, hải quan và tài chính cho Quốc gia Việt Nam. Tài chính là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất bao gồm việc kiểm soát lợi nhuận từ hoạt động ngoại hối. Kết quả tất cả các chức năng trên đã được Pháp chuyển giao cho Quốc gia Việt Nam. Thủ tướng Quốc gia Việt Nam [[Trần Văn Hữu]] sau khi ký thỏa thuận với Pháp đã tuyên bố: "''Nền độc lập của chúng tôi hiện nay thật tuyệt vời''". Các quan chức Pháp phàn nàn về Bảo Đại: "''Ông ấy tập trung quá mức vào việc lấy lại từ chúng tôi những gì có thể thay vì tìm kiếm sự ủng hộ từ nhân dân ... Lịch sử sẽ phán xét ông ấy vì quá chú tâm vào chuyện này''". Tuy nhiên người Pháp vẫn giành cho mình quyền quan sát và can thiệp đối với những vấn đề liên quan đến toàn bộ Liên Hiệp Pháp. Người Pháp còn có quyền tiếp cận mọi thông tin nhà nước, tham dự vào tất cả các quyết định của chính phủ và nhận một khoản nhỏ từ lợi tức quốc gia của Việt Nam.<ref name="pent5" />
 
Ngày 8/12/1950, Quốc gia Việt Nam và Pháp ký Hiệp định quân sự thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam bằng cách đặt một số đơn vị quân đội Pháp tại Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Quốc gia Việt Nam. Dự kiến quân đội này sẽ bao gồm 120.000 quân và 4.000 sĩ quan. Tất cả sĩ quan đều phải là người Việt.<ref name="rvnaf">[http://www.buttondepress.com/secretstuff/ttu2006/rvnaf.htm A Brief Overview of the Vietnam National Army and the Republic of Vietnam Armed Forces (1952-1975), PERSPECTIVES ON RVNAF FROM FRUS, Stephen Sherman and Bill Laurie]</ref> Pháp có trách nhiệm hỗ trợ Quốc gia Việt Nam thành lập những đơn vị mới do sĩ quan Việt Nam chỉ huy và đào tạo sĩ quan người Việt thay thế dần những sĩ quan Pháp đang hiện diện trong Quân đội Quốc gia Việt Nam.
==== Thay đổi Thủ tướng ====
[[Tập tin:Baodai1.jpg|nhỏ|phải|Chân dung Bảo Đại thời kỳ 1952-1954]]
Chính phủ do [[Trần Văn Hữu]] làm Thủ tướng tồn tại đến ngày 6 tháng 6 năm 1952 thì phải cáo lui, nhường chỗ cho [[Nguyễn Văn Tâm (Thủ tướng)|Nguyễn Văn Tâm]] lên làm thủ tướng cùng thành phần tổng, bộ trưởng đa số là người do Pháp đào tạo.
 
Ngày 20 tháng 11 năm 1953, hoàng thân [[Bửu Lộc]] từ Pháp về [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] lập chính phủ thay thế chính phủ Nguyễn Văn Tâm. Thời gian này, Quốc trưởng Bảo Đại sống và làm việc tại biệt điện ở [[Đà Lạt]]. Xung quanh nơi ở của Bảo Đại có cả một trung đoàn Ngự lâm quân bảo vệ và có cả một đoàn xe riêng gọi là "công xa biệt điện", lại có cả một đội [[máy bay]] riêng do các [[phi công]] người Pháp lái phục vụ.
 
Ngày 11 tháng 1 năm 1954, Chính phủ mới do Bửu Lộc thành lập trình diện Bảo Đại nhưng đến ngày 16 tháng 6 năm 1954, Bửu Lộc từ chức. Quốc trưởng Bảo Đại mời [[Ngô Đình Diệm]] về nước, ngày 6 tháng 7, Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ mới.
 
Sau [[Hiệp định Genève, 1954|Hiệp định Genève]] [[1954]], Pháp phải rút khỏi [[Bán đảo Đông Dương|Đông Dương]], chính quyền và quân đội Quốc gia Việt Nam tập kết ở miền Nam [[Việt Nam]] chờ tổng tuyển cử để thống nhất [[Việt Nam]].
 
[[Ngô Đình Diệm]] tiến hành cải tổ chính phủ lần thứ nhất vào ngày 24 tháng 9 năm 1954 và lần thứ hai vào ngày 10 tháng 5 năm 1955.
 
==== Bị phế truất ====
Tháng 9 năm 1954, tướng [[Nguyễn Văn Hinh]] không chịu dưới quyền chỉ huy của [[Ngô Đình Diệm]] nên đánh điện sang Pháp nhờ Bảo Đại can thiệp. Bảo Đại điện về Sài Gòn triệu tập Diệm sang [[Cannes]] gặp Bảo Đại để bàn lại việc sắp xếp nhân sự nhưng Diệm không đi. Bảo Đại quyết định điện về [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] cách chức thủ tướng của [[Ngô Đình Diệm]].
 
Tuy nhiên, ngày 4 tháng 10 năm [[1955]], Ủy ban trưng cầu dân ý thành lập đưa ý kiến đòi truất phế Quốc trưởng Bảo Đại và đưa Thủ tướng [[Ngô Đình Diệm]] lên làm Quốc trưởng. Khi cử tri đi đến nơi bỏ phiếu, họ thấy rằng nơi đây đã bị những người ủng hộ Ngô Đình Diệm kiểm soát. Một cử tri sau khi bỏ phiếu đã nói rằng "Người chỉ đạo nói cho chúng tôi hiểu rằng ở đây chỉ có hai sự lựa chọn, hoặc là phiếu đỏ (Ngô Đình Diệm) sẽ được bỏ vào hòm phiếu hoặc phiếu xanh sẽ bị loại đi".<ref>Hoàng Cơ Thụy. tr 2753</ref> Trong trường hợp này Bảo Đại đã mất cơ hội trở về chính quốc với 5.721.735 phiếu truất còn [[Ngô Đình Diệm]] được suy tôn lên chức vị Quốc trưởng, Bảo Đại sống lưu vong ở Pháp khi mới 40 tuổi cho đến khi qua đời vào ngày [[31 tháng 7]] năm 1997 tại Paris.<ref>Xem thêm "Giai thoại và sự thật về Bảo Đại, vua cuối cùng Triều Nguyễn", tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, [[Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh]], 2006. Trang 284-292</ref><ref name=stnn>[http://blog.stnn.cc/oldplc/Efp_Bl_1004600864.aspx 1954年:越南末代皇帝抵达河内]</ref>
 
=== Cuộc sống lưu vong ===
[[Tập tin:BaoDai o Paris.jpg|nhỏ|phải|200px|Cựu hoàng Bảo Đại tại [[Paris]]]]
 
Ông sống tại [[Cannes]], sau đó chuyển đến [[vùng Alsace]]. Bảo Đại giao du với Jean de Beaumont, cựu [[nghị sĩ]] [[Nam Kỳ]], một tay săn bắn có hạng. Bị cơ quan thuế để mắt tới, không còn tiền tài trợ của chính phủ Pháp, ông phải bán dần tài sản của mình. Năm [[1963]], Nam Phương Hoàng hậu qua đời ở [[Chabrignac]]. Năm [[1972]], khi đã tiêu pha hết cả tài sản, Bảo Đại kết hôn với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém Bảo Đại hơn 30 tuổi (Monique Baudot sinh năm 1946). Bảo Đại nhập đạo [[Công giáo]] lấy [[Tên người Việt Nam#Thiên Chúa giáo|tên thánh]] là Jean-Robert.
 
Trong thời gian này, ảnh hưởng của Bảo Đại tại các khu vực như [[Quảng Trị]] và [[Thừa Thiên - Huế|Thừa Thiên-Huế]] vẫn còn rất lớn. Chính vì vậy phía [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] (VNDCCH) đã phái các đại diện sang Pháp nhằm thuyết phục Bảo Đại tham gia một chính phủ liên hiệp nhằm thống nhất Việt Nam, nhờ đó thông qua Bảo Đại thì miền Bắc có thể thu hút thêm những người ủng hộ tại các địa phương mà Bảo Đại có ảnh hưởng. Dưới ảnh hưởng của các cuộc gặp mặt này, trong những buổi phát biểu công khai Bảo Đại đã thể hiện lập trường chống lại sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, chỉ trích chính phủ [[Nguyễn Văn Thiệu]] và kêu gọi thành lập một chính phủ liên hiệp tự do, trung lập và hòa bình tại Việt Nam {{fact|date=6-01-2013}}.
 
Năm [[1982]], nhân khai trương Hội Hoàng tộc ở hải ngoại, Bảo Đại lần đầu tiên sang thăm [[Hoa Kỳ|Mỹ]] với tư cách cá nhân. Trong chuyến đi này ông đã nhận tên cha để làm lại giấy khai sinh cho những người con ngoại hôn trước đây không ghi tên cha. Tại thị trấn [[Sacramento, California|Sacramento]], ông được tặng chiếc chìa khóa vàng tượng trưng cho thị trấn này. Ông cũng được bà thị trưởng thành phố [[Westminster, California]] tặng danh hiệu "công dân danh dự" của thành phố. Ông cũng thăm viếng và chúc mừng các buổi lễ của cộng đồng [[Phật giáo]] và [[Đạo Cao đài]] người Việt ở [[California]] cùng các cộng đồng [[người Mỹ gốc Việt]] ở [[Texas]]. Bảo Đại cũng nhân dịp này thăm dò ý kiến của các cộng đồng người Việt sống ở Hoa Kỳ, từ đó tìm ra giải pháp cho việc hòa giải dân tộc.
 
=== Tang lễ ===
[[Tập tin:Mo cuu hoang Bao Dai.jpg|nhỏ|phải|200px|Mộ cựu hoàng Bảo Đại tại [[Nghĩa trang Passy]], Paris.]]
Cựu hoàng Bảo Đại là vị vua thọ nhất [[nhà Nguyễn]]. Ông [[chết|qua đời]] vào 5 giờ sáng ngày [[31 tháng 7]] năm [[1997]] tại Quân y viện [[Val-de-Grâce]]<ref name="Hùng 1999">Quỳnh Cư-Đỗ Đức Hùng, Các triều đại Việt Nam, NXB Thanh niên, 1999, trang 386</ref>, hưởng thọ 85 tuổi. Ông cũng là [[Danh sách phế đế ở thế kỷ XIX và thế kỷ XX|một phế đế]] sống thọ nhất trên thế giới thời hiện đại. Trước đó ông có nhận lời về tham dự Hội nghị thượng đỉnh [[Cộng đồng Pháp ngữ]] (''La Francophonie'') được tổ chức tại [[Hà Nội]] vào [[1997]].<ref>{{chú thích web|url=http://tintuc.xalo.vn/00-1736880576/Vua_Bao_Dai_tung_bi_Tay_ban_gay_chan_vi_ghen.html|title=Vua Bảo Đại từng bị Tây bắn gãy chân vì… ghen|accessdate=2012-05-22}}</ref>
 
Đám tang Bảo Đại được tổ chức một cách lặng lẽ vào lúc 11 giờ ngày 6 tháng 8 năm 1997 tại nhà thờ Saint-Pierre de chaillot số 35 đại lộ Marceau, quận 16 Paris và linh cữu được mai táng tại nghĩa địa Passy trên đồi Trocadero.<ref name="Hùng 1999"/>
 
Trả lời [[BBC]] về sự kiện này, bà Monique nói "''Ngày hôm nay tôi rất đau buồn. Dĩ nhiên rồi, trước hết và trên hết là vì chồng tôi vừa qua đời. Nhưng hôm nay trang sử của [[nhà Nguyễn|triều Nguyễn]] Việt Nam cũng được chấm dứt. Tôi cầu nguyện cho chồng tôi''".<ref>Xem thêm "Giai thoại và sự thật về Bảo Đại, vua cuối cùng Triều Nguyễn", tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, [[Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh]], 2006. Trang 268,269</ref>
 
== Vợ và tình nhân ==
Theo tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, trong cuốn [[Giai thoại và sự thật về Bảo Đại, vua cuối cùng Triều Nguyễn]], [[Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh]], 2006, thì những người vợ và tình nhân của Bảo Đại gồm:
# [[Nam Phương|Nam Phương Hoàng Hậu]], quê [[Gò Công]], [[Tiền Giang]], [[Việt Nam]], có hôn thú, có 5 người con
# [[Bùi Mộng Điệp]], quê [[Bắc Ninh]], không hôn thú, có 3 người con
# [[Lý Lệ Hà]], quê [[Thái Bình]], vũ nữ, không hôn thú, không có con
# [[Hoàng Tiểu Lan]] (Jenny Woong), vũ nữ [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Hoa]] lai Pháp, không hôn thú, có 1 con gái
# [[Lê Thị Phi Ánh]] ở [[Huế]], không hôn thú, có 2 người con
# [[Vicky]] ([[Pháp]]), không hôn thú, có 1 con gái
# [[Clément]](?), [[vũ nữ]] và [[buôn lậu]] ở xóm [[Cigalle]] (Pháp), không hôn thú
# [[Monique Marie Eugene Baudot]] (Pháp), có hôn thú, không có con
 
== Các con ==
Vua Bảo Đại có 8 người vợ, tình nhân và có 13 người con.
 
=== Với [[Nam Phương|Nam Phương Hoàng hậu]] ===
# [[Thái tử]] [[Nguyễn Phúc Bảo Long]], sinh ngày [[4 tháng 1]] năm [[1936]], mất ngày [[28 tháng 7]] năm [[2007]]
# [[Công chúa]] [[Nguyễn Phúc Phương Mai]],sinh ngày [[1 tháng 8]] năm [[1937]] tại [[Đà Lạt]]
# Công chúa [[Nguyễn Phúc Phương Liên]], sinh ngày [[3 tháng 11]] năm [[1938]]
# Công chúa [[Nguyễn Phúc Phương Dung]], sinh ngày [[5 tháng 2]] năm [[1942]]
# [[Hoàng tử]] [[Nguyễn Phúc Bảo Thăng]], sinh ngày [[9 tháng 12]] năm [[1943]]
[[Tập tin:Tượng Vua Bảo Đại.JPG|nhỏ|200px|phải|Tượng bán thân của vua Bảo Đại trong [[Dinh III]]]]
 
=== Với bà [[Mộng Điệp]] ===
# [[Nguyễn Phúc Phương Thảo]], sinh năm [[1946]]
# [[Nguyễn Phúc Bảo Hoàng]], sinh năm [[1954]], chết khi một tuổi.
# [[Nguyễn Phúc Bảo Sơn]], sinh năm [[1957]], chết khi 30 tuổi.
 
=== Với bà [[Hoàng Tiểu Lan]] ===
# [[Nguyễn Phúc Phương An]]
 
=== Với bà [[Phi Ánh]] ===
# [[Nguyễn Phúc Phương Minh]] đã qua đời tại Mỹ.
# [[Nguyễn Phúc Bảo Ân]] sinh năm 1951, đang sống tại Westminster, là người con nối dõi nhà Nguyễn. Ông Bảo Ân có hai con, gái là Nguyễn Phước Thụy Sĩ, sinh năm 1976 và trai là Nguyễn Phước Quý Khang sinh năm 1977. Như vậy, [[Nguyễn Phước Quý Khang]] là cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại <ref>http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=163296&zoneid=1#.UUjqkvH9Png</ref>.
 
=== Với bà [[Vicky]] ===
# [[Nguyễn Phúc Phương Từ]]
 
Bảo Đại còn có một người con do bà [[Từ Cung Hoàng thái hậu|Từ Cung]] nuôi, nhưng không rõ là con bà nào do ông không tiết lộ<ref>Xem thêm "Giai thoại và sự thật về Bảo Đại, vua cuối cùng [[Nhà Nguyễn|Triều Nguyễn]]", tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, [[Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh]], 2006. Trang 264</ref>.
 
== Câu nói nổi tiếng ==
* ''Ta không muốn một quân đội nước ngoài làm đổ máu thần dân ta.''<ref name="V45">{{chú thích sách|title= Vietnam 1945: The Quest for Power |author=David George Marr|publisher=University of California Press, Ltd. |location=London, England|year=1995}}</ref> phát biểu khi từ chối sự bảo vệ của quân Nhật chống lại nguy cơ đảo chính của [[Việt Minh]]
* ''Làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ''.<ref>Câu “Trẫm ưng làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ” và câu “Trẫm lấy làm vui được làm dân một nước độc lập” được Bảo Đại tập đọc và đọc tại buổi lễ thoái vị; và câu “làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ” được Bảo Đại viết trong chiếu gửi cho hoàng tộc. Hai chiếu trên Bảo Đại đã nhờ ông Phạm Khắc Hòe soạn hộ và Bảo Đại ký tên, đóng ấn tín vào và ra lệnh dán "chiếu thoái vị" tại Phu Văn Lâu, một chiếu gửi cho hoàng tộc. Theo hồi ký [[Phạm Khắc Hòe]], phần trích lại tại trang 126, 153, 154 cuốn "Giai thoại và sự thật về Bảo Đại, vua cuối cùng Triều Nguyễn", tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, [[Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh]], 2006.</ref>
* ''Cái được gọi là giải pháp Bảo Đại hóa ra là giải pháp của người Pháp.''<ref name="H. R. McMaster 1998"/>
* ''Đã đến lúc kết thúc cuộc chiến huynh đệ tương tàn và ít nhất là phục hồi hòa bình cùng sự hòa hợp.''<ref>{{chú thích báo|date=1997-08-02|title=Bảo Đại, 83, of Vietnam; Emperor and Bon Vivant|author=Philip Shenon|publisher=New York Times|url=http://www.cs.wisc.edu/~vu/vnsa/1997/vnsa29/msg00350.html}}</ref> phát biểu năm 1972 nhằm kêu gọi hòa bình và hòa hợp dân tộc ở Việt Nam
* ''Xin cho tôi được sống và chết trong bình yên.<ref>Năm 1996, khi các bác sĩ người Pháp giải phẫu mắt cho ông, nhiều đoàn thể và tổ chức chính trị đến chúc mừng và mời ông tham dự với tư cách lãnh tụ, ông khoát tay và nói như van nài: ''"S’ il vous plaît, laissez- moi vivre et mourir en paix"''. Xem Tư liệu (kỳ 9): ''Hỏi chuyện tình bà "thứ phi" Mộng Điệp với cựu hoàng Bảo Đại'' của Nguyễn Đắc Xuân, bài được đăng trên tạp chí ''Kiến thức ngày nay'', số 527, tháng 3 năm 2005.</ref>
 
== Trong thơ ca ==
Khi Bảo Đại sang Trung Quốc, <!--ông bị CIA và mật thám Pháp vừa mua chuộc vừa đe dọa và cuối cùng ông buộc phải sang Pháp.{{fact}}--> nhà thơ Việt Nam đương thời [[Tú Mỡ]] có bài thơ châm biếm về việc này.<ref>http://www.cinet.gov.vn/vanhoa/Vanhoc/vh-vietnam/tacgia/20/tho/tacpham/m/tho_TuMo1971/chuamatrong.htm</ref>
 
== Trong điện ảnh ==
Hình tượng Bảo Đại được dựng thành bộ phim "''[[Ngọn nến Hoàng cung]]''" năm 2004 do diễn viên [[Huỳnh Anh Tuấn]] đóng.
 
== Tiền đồng "Bảo Đại thông bảo" ==
Tiền đồng Bảo Đại thông bảo (保大通寶) là loại tiền đồng Việt Nam kiểu cổ sau cùng được chế tạo. Có ba loại tiền Bảo Đại Thông bảo: loại tiền đúc cỡ nhỏ, loại tiền đúc cỡ lớn mặt sau có nổi chữ "mười văn" và loại tiền đúc lớn có mặt sau "trơn". Tất cả được phát hành vào năm 1933.
 
<gallery>
file:Bao-Dai-Thong-Bao.gif.gif| 保大通寶 (1926-1945)
file:保大通宝小平銭.gif|
file:BaoDaiThongBao.gif|
</gallery>
{{clear}}
 
== Chú thích ==
{{Tham khảo}}
 
== Liên kết ngoài ==
{{commonscat|Emperor Bảo Đại}}
* [http://www.dragonvert.com/voyages/bao_dai/dernier_emp.html Sa Majesté BAO-DAI] (Tiếng Pháp).
* [http://www.vietnamgiapha.com/XemChiTietTungNguoi/51/186/giapha.html Bảo Đại] trên trang Việt Nam Gia phả
* [http://hanoi.vnn.vn/chuyen_de/0008/chuyenmotthoi/bai_1.html 10 ngày cuối cùng của triều Nguyễn]
* Video [http://www.youtube.com/watch?v=xJFx8uxVZKk vua Bảo Đại]
* [http://www.svhp.net/clb-yeu-thich-lich/quoc-vua-bao-dai-gio-luu-lac-dau-t42.html Quốc ấn Vua Bảo Đại giờ lưu lạc ở đâu ?]
* [http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/01/vua-bao-dai-thich-choi-the-thao-ngay-tet/ Vua Bảo Đại thích chơi thể thao ngày Tết], VnExpress, 25/1/2012
{{Navboxes
|title= Bảo Đại
|list1=<span>{{Đầu hộp}}
{{Thứ tự kế vị
|chức vụ=[[:Bản mẫu:Vua nhà Nguyễn|Hoàng đế]] [[nhà Nguyễn]]
|trước = [[Khải Định]]
|sau = Không có
|năm = [[1925]]-[[1945]]
}}
{{Thứ tự kế vị
|chức vụ=[[Nguyên thủ quốc gia|Quốc trưởng]] [[Quốc gia Việt Nam]]
|trước = Không có
|sau = [[Ngô Đình Diệm]]<br />(Tổng thống [[Việt Nam Cộng hòa]])
|năm = 1949-1955
}}
{{Thứ tự kế vị
|chức vụ=[[Thủ tướng Việt Nam#Quốc gia Việt Nam|Thủ tướng]] [[Quốc gia Việt Nam]]
|trước = [[Nguyễn Văn Xuân]]
|sau = [[Nguyễn Phan Long]]
|năm = 1949-1950
}}
{{Cuối hộp}}
{{Vua nhà Nguyễn}}
}}
{{Thủ tướng Việt Nam}}
{{Phong trào độc lập Việt Nam}}
{{Thời gian sống|sinh=1913|mất=1997}}
 
[[Thể loại:Vua nhà Nguyễn]]
[[Thể loại:Thủ tướng Quốc gia Việt Nam]]
[[Thể loại:Người Huế]]
[[Thể loại:Người Pháp gốc Việt]]
[[Thể loại:Bảo Đại| ]]