Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lực lượng Đặc nhiệm hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Có thể tách bài riêng được mà
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Lực lượng Đặc nhiệm hải quân, Quân đội Nhân dân Việt Nam''', còn gọi là '''đặc công [[Quân chủng Hải quân Việt Nam|hải quân]]''', '''đặc công nước''', '''đặc công thủy''', là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, được huấn luyện để tiến công các mục tiêu thủy của đối phương như: bến cảng, tàu thủy,... và các mục tiêu chỉ có thể xâm nhập qua đường thủy: căn cứ biệt lập, căn cứ thủy quân... So với đặc công bộ thì đặc nhiệm hải quân càng đặc biệt, vì đánh dưới nước khó khăn hơn nhiều so với trên bộ, trang bị vũ khí cũng khác biệt hơn. Đây là lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ bậc nhất của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]].
 
==Lược sử hình thành==
Dòng 9:
Để chống lại các hoạt động của [[Hải quân Pháp]], các lực lượng vũ trang của Việt Minh đã cho xây dựng các đội săn tàu Pháp, gồm cả những biệt đội đặc công thủy, ở các vùng ven sông, ven biển, sẵn sàng đánh Pháp trên mặt trận sông nước.
 
Trong chiến dịch Hà-Nam-Ninh (tháng 6 năm 1951), tổ đặc công thủynhiệm do Nguyễn Quang Vinh (thuộc Trung đoàn 36, [[Đại đoàn 308]]) chỉ huy dùng thuyền nan chở 300 kg thuốc nổ đánh chìm tàu LCD chở vũ khí của quân Pháp . Đây là trận mở đầu cho cách đánh tàu chiến trên chiến trường Bắc Bộ, tạo tiền đề cho việc nghiện cứu sử dụng đặc nhiệm đánh các mục tiêu tên sông, biển. Ở miền Nam, đầu năm 1949, đội săn tàu Long Châu Sa dùng thủy lôi tự tạo đánh chìm tàu Glyxin trên sông Sài Thượng, diệt hàng trăm quân đối phương .
 
Ở vùng Rừng Sác, vào tháng 9 năm 1950, các đội đặc nhiệm được hình thành từ Trung đoàn 300, hoạt động ở vùng Nhà Bè, Thủ Thiêm xuống Cần Giờ, Soài Rạp. Lực lượng này chiến đấu rất dũng cảm, táo bạo, được gọi là "quân cảm tử", diệt nhiều chỉ huy Pháp và tay sai. Như vậy trong giai đoạn đầu kháng chiến, cùng với cách đánh của đặc công bộ, cách đánh của Đặc nhiệm hải quân cũng bắt đầu phát triển. Dựa trên những tiến bộ của quá trình nghiên cứu cải tiến vũ khí, các địa phương ở Bắc Bộ và Nam Bộ đã tổ chức được một lực lượng chuyên, tinh để đánh tàu, thuyền bằng cách đánh đặc nhiệm.