Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nghìn lẻ một đêm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Airwalker (thảo luận | đóng góp)
Airwalker (thảo luận | đóng góp)
Dòng 60:
Những câu truyện nổi tiếng nhất của Sheherazade là [[Aladdin và cây đèn thần]], [[thủy thủ Sinbad]], [[Ali Baba và bốn mươi tên cướp]], tuy vậy, thực tế thì ''Aladdin và cây đèn thần'' cùng với ''Ali Baba và bốn mươi tên cướp'' chỉ được đưa vào lúc [[thế kỷ 18]] bởi [[Antoine Galland]], một nhà đông phương học người [[Pháp]], người cho rằng mình đã từng nghe kể về chúng ở [[Aleppo]], [[Syria]]. Nhiều câu truyện kể về [[djinns]], [[phù thủy]] và những nơi huyền thoại, thường được đặt lẫn với người và vùng địa lý thật.
 
Một đặc điểm nổi bật và quánxuyên xuyếnsuốt của '''Nghìn lẻ một đêm''' là cách dừng câu chuyện lại giữa chừng, báo trước sẽ hạ hồi phân giải, câu chuyện này được lồng vào câu chuyện khác, cũng có khi là tác giả tập chungtrung nhiều nhân vật tíchcó tính chất khác nhau lại với nhau, rồi tạo nên tình huống buộc mỗi người phải kể một chuyện về chính mình. Và cách này, truyện muốn kết thúc đâu cũng được, hoặc muốn kéo dài bao nhiêu cũng là hợp lý. Đặc điểm ấy xuất phát từ một sự cần thiết sống còn: nàng Sheherazade phải ngừng câu chuyện của mình vào lúc trời sáng, đoạn hay nhất, hoặc hứa hẹn một câu chuyện khác sẽ còn hấp dẫn hơn nữa; nếu không tên bạo chúa Saria Shahriyar sẽ thi hành quyết định của hắn và người kể chuyện sẽ không thể sống tới ngày hôm sau. Đó cũng là nghệ thuật độc đáo của người kể chuyện rong nhằm thu hút sự chú ý của thính giả, sao cho những người nghe không chán, không mệt, không bỏ ra về giữa chừng, và tối hôm sau sẽ còn nghe đông hơn hôm trước.
 
Những lúc nàng Sheherazade ngừng lại và nói: "''Tiếc thay trời đã sáng rồi mà phần còn lại là đoạn hay nhất trong câu truyện...''" hoặc "''những truyện vừa rồi hay thật đấy nhưng không thể nào so sánh được chuyện bệ hạ sắp nghe đây...''" chính là lúc người kể chuyện thưa với thính giả đang chăm chú: "''Đêm đã khuya lắm rồi xin cho phép dừng lại đây, đêm mai tôi xin kể nốt hầu quý vị...''". Lối ngắt chuyện này có những bản ghi thành văn ghi tóm tắt: "''Muốn sự thể thế nào, xin xem hồi sau sẽ rõ''" (như trong các tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc).