Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tần Hiếu công”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
Dòng 51:
 
==Thu hút nhân tài==
Lúc đó tại trung nguyên nổi lên 6 chư hầu mạnh là Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy. Nước Tần giáp ranh với nước Sở và Ngụy, nhưng nằm tại đất Ung hẻo lánh nên không tham gia được vào các hội minh ở trung nguyên và bị các nước coi là Di Địch<ref name="Sử ký, Tần bản kỷ"/>.
 
Sau đời [[Tần Lệ Cung công]], [[tần (nước)|nước Tần]] đã suy yếu do các cuộc tranh chấp quyền lực. [[Ngụy (nước)|Nước Ngụy]] lúc đó đang cường thịnh, cũng hay đem quân quấy nhiễu, chiếm đất Tây Hà<ref>Khoảng giữa hai tỉnh [[Sơn Tây, Trung Quốc|Sơn Tây]] và [[Thiểm Tây]]</ref>. Khi cha ông là Tần Hiến công lên ngôi đã an định biên cương, thiên đô đến Hàm Dương, mở ra thời kì mới cho [[tần (nước)|nước Tần]]
Dòng 83:
Năm [[342 TCN]], nhiều nước chư hầu sai sứ đến mừng Tần Hiếu công. Ông sai công tử Thiếu Quan dẫn quân đi hội chư hầu tại Phùng Trạch và triều kiến Chu Hiển vương.
 
Tây Hà vốn là đất nước Tần đã lấy của [[tấn (nước)|nước Tấn]] từ đời [[Tần Mục công]], nhưng sau đó Ngụy thừa cơ Tần nảy sinh nội loạn đem quân chiếm lấy, đời Tần Hiến công đã nhiều lần cho quân đánh Tây Hà. Năm [[340 TCN]], Hiếu công sai Thương Ưởng đi đánh Tây Hà. Khi tướng Ngụy là công tử Ngang đến nơi Thương Ưởng gửi thư mời đến uống rượu lừa rằng sẽ uống rượu ăn thề bãi binh. Công tử Ngang đến, Thương Ưởng liền cho vây bắt rồi đem quân đại phá quân Ngụy. Ngụy Huệ vương đánh sai sứ đến giảng hòa, dâng đất Tây Hà cho Tần. Từ đó, kinh đô An Ấp của nước Ngụy bị [[tần (nước)|nước Tần]] áp sát, do đó vua Ngụy phải thiên đô về Đại Lương để tránh thế mạnh của nước Tần.
 
Năm [[338 TCN]], quân Tần lại đánh thắng Ngụy tại Nhạn Môn, bắt sống tướng Ngụy Thác.