Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chu Hữu Khuê”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
Dòng 27:
__NOTOC__
== Thân thế ==
Chu Hữu Khuê là tam tử của Chu Toàn Trung, đại huynh Chu Hữu Dụ (朱友裕) dị mẫu, còn nhị huynh [[Chu Hữu Văn]] (朱友文) thì là nghĩa tử của phụ thân.<ref name=ZZTJ268/> Khi ông sinh ra, phụ thân ông đang là Tuyên Vũ<ref group="chú">宣武, trị sở nay thuộc [[Khai Phong]], [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]]</ref> tiết độ sứ. Vào những năm Quang Khải (885-888) thời [[Đường Hy Tông]], Chu Toàn Trung suất quân, đi qua Bạc châu<ref group="chú"> 亳州, nay thuộc [[Bạc Châu]], [[An Huy]]</ref> triệu mẫu thân của Chu Hữu Khuê (là doanh kĩ) đến hầu. Sau một tháng, khi Chu Toàn Trung chuẩn bị dời đi, bà thông báo rằng mình mang thai. Khi đó, Chu Toàn Trung tôn trọng, sủng ái và lo sợ chính thất [[Trương thị (Chu Toàn Trung)|Trương thị]], vì vậy Chu Toàn Trung không mang người doanh kĩ đến Biện châu (trị sở của Tuyên Vũ) mà cho ở tại một phủ đệ ở Bạc châu. Sau đó, khi sinh được con trai, bà sai người đến báo tin cho Chu Toàn Trung. Chu Toàn Trung rất vui mừng, toại danh "Diêu Hỉ" cho đứa trẻ.<ref name=HFD12>''[[Cựu Ngũ Đại sử]]'', [[:zh:s:舊五代史/卷12|quyển 12]].</ref> (Ghi chép về Chu Toàn Trung trong ''[[Cựu Ngũ Đại sử]]'' chỉ đề cập đến một chiến dịch mà người này phải đi qua Bạc châu, diễn ra vào cuối năm 887;<ref>''Cựu Ngũ Đại sử'', [[:zh:s:舊五代史/卷1|quyển 1]].</ref> Tứ tử của Chu Toàn Trung là [[Chu Hữu Trinh]] do Trương thị sinh ra, có sinh nhật là 20 tháng 10 năm 888.<ref name=AS/><ref>''Cựu Ngũ Đại sử'', [[:zh:s:舊五代史/卷8|quyển 8]].</ref>) Chu Toàn Trung sau đó đón Chu Hữu Khuê đến Biện châu, không rõ mẫu thân có đi cùng với ông không.<ref name=HFD12/>
 
== Thời phụ hoàng trị vì ==
Dòng 39:
 
== Trị vì ==
Một thời gian ngắn sau khi ông tức vị, tướng [[Dương Sư Hậu]] (楊師厚) trong lúc trấn thủ Ngụy châu<ref group="chú">魏州, nay thuộc [[Hàm Đan]], [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]]</ref> đề đề phòng Tấn xâm nhập, liền dùng cơ hội này để đoạt lấy Thiên Hùng quân<ref group="chú">天雄, trị sở tại Ngụy châu</ref>, Chu Hữu Khuê không dám thách thức Dương Sư Hậu và đành phải bổ nhiệm Dương Sư Hậu là Thiên Hùng tiết độ sứ, chuyển Thiên Hùng tiết độ sứ [[La Chu Hàn]] (羅周翰) đến Tuyên Nghĩa<ref group="chú"> 宣義, trị sở nay thuộc [[An Dương (địa cấp thị)|An Dương]], Hà Nam</ref>. Sau đó, Chu Hữu Khuê triệu Dương Sư Hậu đến gặp, cố gắng khiến Dương Sư Hậu ủng hộ mình (do Dương Sư Hậu được binh sĩ Hậu Lương tôn trọng), sau đó ông cho Dương Sư Hậu trở về Thiên Hùng.<ref name=ZZTJ268/>
 
Mặc dù Chu Hữu Khuê đổ cho Chu Hữu Văn hành thích Hậu Lương Thái Tổ, song vẫn xuất hiện tin đồn lan truyền nhanh chóng rằng Chu Hữu Khuê mới là người phải chịu trách nhiệm cho việc này, nhiều tướng lĩnh cao cấp vì thế trở nên xa lánh ông, bất chấp việc ông nỗ lực ban thưởng để yên lòng họ. Hộ Quốc<ref group="chú"> 護國, trị sở nay thuộc [[Vận Thành]], [[Thiểm Tây]]</ref> tiết độ sứ [[Chu Hữu Khiêm]] (朱友謙) đặc biệt lớn tiếng, và khi bị Chu Hữu Khuê triệu đến Lạc Dương, Chu Hữu Khiêm từ chối. Do đó, Chu Hữu Khuê tuyên bố thảo phạt Chu Hữu Khiêm, bổ nhiệm Cảm Hóa tiết độ sứ Khang Hoài Trinh (康懷貞) làm ''Hà Trung chiêu thảo sứ'', Hàn Kình là phó. Sau đó, Chu Hữu Khiêm quay sang quy phục Tấn vương [[Hậu Đường Trang Tông|Lý Tồn Úc]] và cầu viện Tấn. Khang Hoài Trinh nhanh chóng tiến đến bao vây thành Hà Trung, song Lý Tồn Úc sau đó tiến đến và đẩy lui quân Hậu Lương.<ref name=ZZTJ268/>
 
Mặc dù mất đi Hộ Quốc, song theo ghi chép thì Chu Hữu Khuê lại trở nên ngạo mạn và dâm loạn, khiến các tướng lĩnh và quan lại tiếp tục xa lánh ông. Chu Hữu Trinh bắt đầu lập mưu với [[Triệu Nham]] và [[Viên Tượng Tiên]], Chu Hữu Trinh cũng phái sứ giả đến Ngụy châu và thuyết phục Dương Sư Hậu ủng hộ mình, Dương Sư Hậu chấp thuận. Vào mùa xuân năm 913, ''Thị vệ thân quân đô chỉ huy sứ'' Viên Tượng Tiên cùng binh sĩ nổi dậy và đánh vào hoàng cung.<ref name=ZZTJ268/> Chu Hữu Khuê, Trương hoàng hậu<ref group="chú"> Dựa trên sử tịch cổ thì không rõ Chu Hữu Khuê từng lập Trương thị làm hoàng hậu trong thời gian ông trị vì hay chưa, song sử gia hiện địa [[Bá Dương]], cùng những người khác thì khẳng định việc lập hậu đã diễn ra. Xem ''Tư trị thông giám bản Bá Dương'', quyển 66 [913].</ref> và Phùng Đình Ngạc cố gắng chạy trốn khỏi hoàng cung, song khi họ nhận thấy rằng không còn đường thoát, Chu Hữu Khuê lệnh cho Phùng Đình Ngạc giết Trương hoàng hậu, sau đó giết mình, rồi tự sát. Viên Tượng Viên và Triệu Nham sau đó đề nghị trao hoàng vị cho Chu Hữu Trinh, Chu Hữu Trinh chấp thuận. Chu Hữu Trinh phế Chu Hữu Khuê thành thứ nhân.<ref name=ZZTJ268/>
 
== Chú thích ==
Dòng 69:
|NƠI MẤT = Lạc Dương
}}
 
{{DEFAULTSORT:Chu Hữu Khuê}}
[[Thể loại:Sinh 888]]