Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xem các nội dung ở phần dưới bài viết
Dòng 41:
 
===Giám mục Bùi Chu và Quy Nhơn===
Cũng như Giám mục Lê Hữu Từ, ông kịch liệt chống đối chủ nghĩa vô thần của những người Cộng sản. Dưới tác động từ thông điệp của Giáo hoàng Piô XI, với nội dung chống lại chế độ vô thần Cộng sản, ông đã có sự tham gia rất lớn trong việc hình thành những đội vũ trang Tự vệ Công giáo, xây dựng các giáo khu Phát Diệm trở thành những chính quyền tự trị với chính quyền [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]]. Riêng khu vực Bùi Chu do đích thân ông điều khiển.<ref>Trần Tam Tỉnh. ''Thập Giá và Lưỡi Gươm''. Chương II: Binh Thánh giá, nạn nhân của đạo quân Thánh giá. Mục 5: Cuộc thánh chiến</ref> Theo linh mục Trần Tam Tỉnh, các lực lượng tự vệ này ''"vượt xa tư cách gọi là chỉ để tự vệ khi bị cộng sản tấn công, bởi vì nó được tung ra các hoạt động chủ yếu là hành quân càn quét, có khi bao trùm cả vùng, có lúc chỉ ở địa phương nhỏ."''.
 
Năm 1947, ông được thăng làm Giám đốc [[Ðại chủng viện Phát Diệm]]. Tháng 11 năm 1948, Giám mục Bùi Chu [[Giuse Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn]] qua đời, [[Tòa Thánh]] chỉ định Giám mục Từ kiêm Giám quản Tông tòa Giáo phận Bùi Chu. Cùng với Phát Diệm, Bùi Chu cũng trở thành vùng tự trị Công giáo.
Dòng 47:
Ngày 3 tháng 2 năm 1950, ông được [[Giáo hoàng Piô XII]] phong chức Giám mục hiệu tòa Sozopolitana ở Haemimonto và bổ nhiệm làm Giám quản Tông tòa [[Giáo phận Bùi Chu]]. Lễ thụ phong đã diễn ra vào ngày 4 tháng 8 năm 1950.
 
Bấy giờ, người Pháp đã kiểm soát được hầu hết Đông Dương. Mặc dù vậy, giáo khu Bùi Chu - Phát Diệm, vẫn được giữ quyền tự trị với nhữngđộc điềulập kiện thỏa hiệp không chốngvới Pháp và nhậntự trang bị vũ khí của người Pháp vẫn để vũ trang cho giáo dân chống Việt Minh.
 
Sau khi quân Pháp thất bại trong [[chiến dịch Điện Biên Phủ]] và buộc phải ký kết [[Hiệp định Geneve]], các lực lượng tự vệ Công giáo mất chỗ dựa. Lo ngại nguy cơ bị tảo thanh bởi [[Quân đội nhân dân Việt Nam]], các lãnh đạo của những lực lượng này như Giám mục [[Lê Hữu Từ]], [[Phạm Ngọc Chi]] vội vã cũng giáo dân và thủ hạ bỏ chạy theo chân quân Pháp. Trước đó, Phạm Ngọc Chi tới bộ tổng tham mưu vùng gặp viên sĩ quan chỉ huy để nhắc lại lời hứa trước đây về việc quân Pháp sẽ bảo vệ các nhóm vũ trang Công giáo. Người sĩ quan trả lời rằng: ''"Thưa Đức cha, chúng tôi sẽ chẳng bao giờ ra đi đâu. Nhưng nay, chính ông là đại diện cho đạo quân của Pháp. Ông đang tự hạ nhục mình đấy"''.<ref>Trần Tam Tỉnh. ''Thập Giá và Lưỡi Gươm''. Chương II: Binh Thánh giá, nạn nhân của đạo quân Thánh giá. Mục 6: Cuộc xuất hành</ref>
 
Năm 1954, Ðức Khâm Sứ Dooley ủy thác cho ông trông coi hàng giáo sĩ và giáo dân Bắc Việt di cư vào Nam. Ngày 5-1-1957, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ, và do sự đề cử của Ðức Khâm Sứ Caprio tại Saigon, ông được Tòa Thánh đặt làm đặc ủy tông tòa chuyên trách về Công Giáo Tiến Hành Việt Nam.