Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quách Đàm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Chỉnh vài câu chữ, không thêm nội dung
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: [[File: → [[Tập tin:
Dòng 1:
[[FileTập tin:Quách Đàm.jpg|nhỏ|phải|220px|Tượng Quách Đàm trước đây được đặt tại trung tâm chợ Bình Tây, hiện trưng bày trong [[Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh]]]]
 
'''Quách Đàm''' ([[1863]]-[[1927]]) là một thương gia giàu có, và là người có công xây dựng nên chợ Bình Tây; nay thuộc [[quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh|quận 6]], [[Thành phố Hồ Chí Minh]], [[Việt Nam]].
Dòng 19:
Sau khi thành lập cửa hiệu, việc làm ăn của Đàm ngày một phấn chấn, thịnh vượng. Quách Đàm xuất tiền xây chợ Bình Tây, còn gọi là chợ Quách Đàm hay "Chợ Lớn Mới", sau khi Chợ Cũ (ở vị trí nay là Bưu điện [[quận 5, thành phố Hồ Chí Minh|quận 5]]) bị thiêu tàn trong một vụ cháy. Chợ Bình Tây được khởi công từ năm [[1928]] và hoàn thành năm [[1930]].
 
Nguyên thủy, đây là một vùng đất ruộng, được Quách Đàm mua lại, chuyển đất ruộng thành đất thổ trạch, rồi tự mình xuất tiền để xây dựng một khu chợ đồ sộ, được người dân quen gọi là chợ Quách Đàm.
 
Chợ được xây cất bằng [[xi măng]] cốt [[thép]] theo kỹ thuật [[phương Tây]], nhưng lại mang đậm nét kiến trúc Trung Quốc.
Tháp giữa vươn cao có 4 mặt đồng hồ, có “lưỡng long chầu châu”, 4 góc có 4 chòi nhỏ, toàn bộ mái chợ lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp để tạo sự thông thoáng.
Riêng mái ở các góc có nét uốn lượn theo kiểu chùa chiền [[phương Đông]]. Chính giữa chợ có khoảng sân trời rộng rãi, thoáng mát.
 
Bên cạnh khu chợ, ông Quách Đàm cũng cho xây dựng khu phố nhà lầu theo kiểu phố buôn bán và vận động các quan chức cao cấp của [[Nam Kỳ]], kể cả Thống đốc Cognacq để dời Chợ Lớn về đây. Bên trong chợ, ông cũng cho đặt tượng đồng của mình nơi cửa chính. Tượng Đàm mặc triều phục [[Nhà Thanh|Mãn Thanh]], nón nhỏ, áo ngắn phủ trên một chiếc áo thụng, đầu để bím, tay cầm một bản đồ (ảnh đầu tiên)<ref>Sau năm [[1975]], pho tượng Quách Đàm bị tháo gỡ đưa vào trưng bày trong [[Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh]]. Nhiều năm sau đó, người dân mới làm lại một pho tượng bán thân của ông, đặt vào chỗ cũ để thờ (ảnh thứ 3).</ref>, dưới bệ đá trắng có mấy con giao long bằng đồng phun vòi nước bạc.
 
Tuy nhiên, thời kỳ đầu khi chợ mới được xây dựng, dù đồ sộ, nhưng xung quanh dân cư còn thưa thớt, hơn nữa, các thương gia người Hoa buôn bán tại Chợ Lớn Cũ vốn đã yên nơi yên chỗ cũng không muốn dời phố mới xa xôi thêm hao tốn, vì vậy Chợ Quách Đàm chưa sầm uất như bây giờ.