Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành Bát Quái”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuanUt-Bot! (thảo luận | đóng góp)
n →‎Tham khảo: clean up, replaced: TP.HCM → Thành phố Hồ Chí Minh
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 31:
[[Tháng tám|Tháng 8]] năm [[Mậu Thân]] ([[7 tháng 9]] năm [[1788]]), lợi dụng khi quân [[Tây Sơn]] đang bận tái lập trật tự [[Bắc Hà]] và đánh [[Nhà Thanh|quân Thanh]], [[Gia Long|Nguyễn Ánh]] đánh chiếm được [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] và biến nơi đây thành cơ sở chống lại Tây Sơn.
 
Hai năm sau, [[1790]], Nguyễn Ánh chọn đất Sài Gòn làm [[kinh đô]], tên là ''[[Thành Gia Định|Gia Định kinh]]''; rồi ông nhờ hai người Pháp là [[Olivier de Puymanel]] (Việt danh là "Ông Tín"<ref name=vnthuquan/>) và [[Le Brun]], đều là sĩ quan công binh Pháp) vẽ họa đồ và huy động 30.000 dân phu xây thành bảo vệ thật kiên cố theo kiến trúc Vauban nhưng mang hình Bát Quái, theo định hướng phong thổ Á Đông, theo mỹ thuật dân tộc Việt Nam<ref name=museum>[http://www.hcmc-museum.edu.vn/tintuc/default.aspx?cat_id=778&news_id=726 Địa lý hành chánh Sài Gòn- Thành Phố Hồ Chí Minh] của Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh</ref>, với tường thành cao mười lăm thước mộc, tính ra lối bốn thước tây lẻ tám tấc (khoảng 4 m 8), toàn bằng đá ong [[Biên Hòa]] kiểu "[[lục lăng]]"<ref name=vnthuquan>Sài Gòn năm xưa, phần 3-1, biên khảo của nhà khảo cổ học [[Vương Hồng Sển]].</ref>, nhằm củng cố chân đứng của mình trên đất [[Gia Định]].
 
Tháng 7 năm Nhâm Tý ([[1792]]), vua Quang Trung [[Nguyễn Huệ]] của nhà Tây Sơn băng hà, [[nhà Tây Sơn|triều Tây Sơn]] lục đục nội bộ và rơi vào khủng hoảng, Nguyễn Ánh nhanh chóng tổ chức phản công và ông đánh bại nhà Tây Sơn sau đó nhiều năm. Sau khi tiêu diệt nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, hiệu là [[Gia Long]], rồi dời kinh đô từ Gia Định kinh (Sài Gòn) về [[Huế]].<ref name=sach>Trương Vĩnh Ký (ấn bản 1885) do Nguyễn Đình Đầu lược dịch và chú giải, Ký ức lịch sử về Sài gòn và các vùng phụ cận, NXB Trẻ, TP.HCM, 1997.</ref>
Dòng 44:
[[Tập tin:Citadel of Saigon before 1835.png|250px|nhỏ|Sơ đồ Thành Bát Quái Sài Gòn do [[Trương Vĩnh Ký]] vẽ, Nguyễn Đình Đầu lược dịch và chú giải]]
[[Tập tin:Citadel of Saigon 1815.png|250px|nhỏ|Vị trí thành Bát Quái (khu vực hình vuông nằm bên tay phải) và [[Chợ Lớn]] (khu vực hình chữ nhật nghiêng nghiêng bên tay trái)]]
Thành Bát Quái này gần như hình bát giác, có tám cổng theo mẫu bát quái tượng trưng cho tứ phương chính cùng với các hướng phụ. Thành trải rộng từ Nam đến Bắc, từ đường Mac-Mahon (bây giờ là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) tới bức tường thành đã bị phá (bây giời là khu vực đường [[Đinh Tiên Hoàng]] và [[Tôn Đức Thắng]]) và từ Đông sang Tây, từ đường Espagne (bây giờ là đường [[Lê Thánh Tông|Lê Thánh Tôn]]) đến đường Mọi (bây giờ là đường [[Nguyễn Đình Chiểu]]). Nguyễn Ánh đóng quân ở thành này suốt hai mươi hai năm, năm nào ông cũng đem quân đi đánh Tây Sơn khi gió mùa thuận lợi.
 
Thành nằm ở một cấu trúc giao thông đường bộ gồm có 3 trục chính<ref name=museum/>: đi [[Campuchia|Cao Miên]] chạy thẳng ra cảng [[Bến Nghé]]; đi các tỉnh miền Tây; đường đi về [[Đồng Nai]]. Đường sông gồm Sông Sài Gòn vừa đóng vai trò phòng thủ thành Bát Quái về phía Nam vừa đóng vai trò đường giao thông chính, cảng [[Bến Nghé]] (bến [[Sông Bạch Đằng|Bạch Đằng]]), có xưởng đóng tàu Ba Son là vị trí tiền tiêu, cửa ngõ để giao dịch buôn bán với các tàu nước ngoài. Ngoài ra còn có một hệ thống kênh rạch dày đặc như [[kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè|rạch Thị Nghè]], [[kênh Bến Nghé]], [[kênh Tẻ]], [[rạch Cầu Kho]] và kênh Tàu Hủ nối liền các tỉnh miền Tây và cảng Bến Nghé, đây là con đường huyết mạch để vận chuyển lúa gạo, lương thực các loại.
Dòng 50:
Thành có 8 cửa, phía nam là cửa Càn Nguyên và cửa Li Minh, phía bắc là cửa Khôn Hậu và cửa Khảm Hiền, phía đông là cửa Chấn Hanh và cửa Cấm Chí, phía tây là cửa Tốn Thuận và cửa Đoài Duyệt. Thời Minh Mạng đổi tên các cửa: phía nam là cửa Gia Định và cửa Phiên An, phía bắc là cửa Củng Thần và cửa Vọng Thuyết, phía đông là cửa Phục Viễn và cửa Hoài Lai, phía tây là cửa Tĩnh Biên và cửa Tuyên Hóa.<ref name=cinet>[http://www.cinet.gov.vn/vanhoa/mythuat/kientruc/00000010.htm Thành Trấn] mục từ viết về Thành Trấn Gia Định, của [[Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Việt Nam]].</ref>
 
Các điểm dân cư, công trình kiến trúc hình thành từ tận khi những người [[Minh Hương]] đến đây vào khoảng năm 1680: công trình kiến trúc lúc này có là đồn lính, kho lương thảo, dinh quan trấn thủ như: kho Quản Thảo, [[dinh Tân Thuận]], [[dinh Nặc Nộn]], cùng một hệ thống đồn lính ngay [[cảng Bến Nghé]]. Các công trình tôn giáo và chợ búa phục vụ nhu cầu người dân, binh lính hình thành như [[chợ Điều Khiển]], [[chùa Cây Mai]]. Đồng thời một số địa danh phản ánh sự hình thành điểm dân cư như Bầu Tròn, Thị Nghè, Đất Hội cũng ra đời. Từ năm 1801, nhờ sự hỗ trợ của Pháp, Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, thành lập [[nhà Nguyễn|triều Nguyễn]], thống nhất Việt Nam. Lê Văn Duyệt được cử làm Tổng trấn Nam Kỳ và trú đóng tại Sài Gòn. Các công trình chợ búa, cảng, cửa hàng. kho hàng, các khối ngành nghề thủ công… xung quanh thành Bát Quái phát triển theo, xoá đi những điểm chợ búa và thương mại cũ ngày xưa và phần ''thị'' được hình thành một cách tự phát. Vì tình hình bất ổn, nhiều [[người Hoa (Việt Nam)|người Hoa]] ở [[Hà Tiên]], [[Định Quán]] cũng chạy về vùng Sài Gòn gần thành Bát Quái hình thành nên vùng Chợ Lớn, giao thông với thành Bát Quái bằng kênh Tàu Hủ và một con đường độc đạo. Số cư dân của thành năm 1819 là khoảng một trăm tám chục ngàn (180.000) dân bản địa và mười ngàn (10.000) người Trung Quốc.<ref name=sach/><ref>Theo tài liệu của tập san Hội Cổ Học Ấn Hoa, Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, năm 1942, tập số 2</ref><ref name=sach/>
 
==Chú thích==