Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bành Hồ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: [[File: → [[Tập tin: (5)
Dòng 32:
[[Tập tin:MAO KUN MAP-17.jpg|nhỏ|trái|Trong [[Trịnh Hòa hàng hải đồ]] xuất hiện "Bình Hồ tự" (平湖屿)]]
[[Tập tin:Bombardment of Chinese forts, Pescadores.jpg|nhỏ|trái|Chiếm hạm Pháp oanh tạc các vị trí của quân Thanh quanh Mã Công, 29 tháng 3 năm 1885]]
Trong thế kỷ 15, [[nhà Minh]] đã ra hạ lệnh cho người Hán phải tản cư khỏi quần đảo, đây là một phần trong sách lược [[hải cấm]] của họ. Trong những năm [[Minh Thành Tổ]] và [[Minh Tuyên Tông]] tại vị, [[Trịnh Hòa]] đã tiến hành cuộc thám hiểm tây dương, và trong [[Trịnh Hòa hàng hải đồ]] có xuất hiện Bình Hồ tự (平湖嶼), tức là quần đảo Bành Hồ. Những hạn chế của nhà Minh đã bị bãi bỏ vào cuối thế kỷ 16, các làng chài được tái lập trên quần đảo, và đến khi người Bồ Đào Nha đến, họ đã đặt tên cho quần đảo là "Pescador" (ngư ông).{{sfnp|Wills|2006|p=86}} Ngày 1 tháng 7 năm 1622, người Hà Lan đem 12 thuyền với 1024 lính xâm nhập cảng Ma Cung, lúc đó quân Minh đồn trú ở Bành Hồ đã rút đi, hàng nghìn cư dân Bành Hồ tiến hành kháng cự song không thành công. Sau khi chiếm cứ Bành Hồ, người Hà Lan tiến hành phòng bị lâu dài, bắt dân khuôn đá xây thành, bảo vệ các tuyến đường biển. Năm 1624, tuần phủ Phúc Kiến tấu lên triều đình và được chuẩn thuận tấn công người Hà Lan ở Bành Hồ, kết quả giành được thắng lợi, đuổi được người Đài Loan khỏi quần đảo, sau lại cho ba nghìn binh sĩ xây pháo đài phòng thủ.<ref name="ls">{{chú thích web|title=歷史沿革|url=http://www.penghu.gov.tw/ch/home.jsp?serno=201111070014&mserno=201111070001&contlink=content/history.jsp&level2=Y|publisher=澎湖縣政府|accessdate=2013-02-24}}</ref>
 
Năm 1661, [[Trịnh Thành Công]] đã xuất binh từ [[Kim Môn]], trước sau chiếm lĩnh Bành Hồ và khu vực do Hà Lan thống trị trên đảo Đài Loan, sau đó thiết lập An Phủ ti tại Bành Hồ. Năm 1683, thủy sư đề đốc [[nhà Thanh]] là [[Thi Lang]] tại [[hải chiến Bành Hồ]] đã đại phá hạm đội [[vương quốc Đông Ninh|họ Trịnh]], đánh chiếm Bành Hồ, tướng họ Trịnh là [[Lưu Quốc Hiên]] (劉國軒) phải rút chạy về Đài Loan, chính quyền họ Trịnh sau đó đầu hàng quân Thanh. Sau đó, triều Thanh đặt Bành Hồ dưới quyền cai quản của [[huyện Đài Loan (1684-1887)|huyện Đài Loan]] ở nam bộ Đài Loan hiện nay. Năm 1767, [[thông phán]] [[Hồ Kiến Vĩ]] (胡建偉) hoàn thành việc biên soạn "Bành Hồ kỉ lược" (澎湖紀略), trở thành cuốn sách ghi chép hoàn chỉnh đầu tiên về Bành Hồ. Năm 1778, một tháp [[hải đăng]] được xây trên [[Tây Tự]], hoàn thành vào năm sau, khởi đầu cho việc xây các hải đăng ở khu vực Đài Loan.
 
Tháng 3 năm 1885, quần đảo Bành Hồ bị người Pháp đánh chiếm trong những tuần cuối cùng của [[Chiến tranh Pháp-Thanh|Chiến tranh Thanh-Pháp]], và họ đã chỉ rút đi bốn tháng sau đó. [[Chiến dịch Bành Hồ]] là chiến dịch cuối cùng của đô đốc [[Amédée Courbet]], ông đã giành được các thắng lợi trong các trận hải chiến và trở thành một anh hùng dân tộc tại [[Pháp]]. Courbet nằm trong số các chỉ huy và thủy thủ Pháp đã chết vì [[bệnh tả]] trong thời gian Pháp chiếm đóng quần đảo Bành Hồ. Ông qua đời trên tàu đô đốc ''Bayard'' của mình tại cảng Mã Công vào ngày 11 tháng 6 năm 1885.{{sfnp|Loir|1886|pp=291–317}}. Năm 1887, Hải Đàn trấn [[tổng binh]] [[Ngô Hoành Lạc]] (吳宏洛) nhậm chức Bành Hồ thủy sư tổng binh, giám sát xây dựng thành Bành Hồ (Ma Cung).
Dòng 46:
== Địa lý ==
[[Tập tin:玄武岩1.jpg|nhỏ|phải|Vách đá bazan ở [[Điểu Tự]] (鳥嶼)]]
Quần đảo Bành Hồ nằm trên eo biển Đài Loan, gồm 90 đảo, trong đó, cực đông là Tra Mẫu tự, cực tây là Hoa tự, cực nam là Thất Mỹ tự, cực bắc là Đại Khiêu tự.<ref>{{chú thích web|title=地理位置|url=http://www.penghu.gov.tw/ch/home.jsp?serno=201111070002&mserno=201111070001&contlink=content/geography.jsp&level2=Y|publisher=澎湖縣政府|accessdate=2013-02-24}}</ref> Tổng diện tích của quần đảo Bành Hồ là 127,9636&nbsp;km², thành phố Mã Công và hương Hồ Tây nằm chủ yếu trên đảo chính Bành Hồ, với diện tích 65,4132&nbsp;km². Theo trắc lượng trong thời kỳ Nhật Bản cai trị, tổng diện tích của quần đảo là 126,864&nbsp;km², nghĩa là nhỏ hơn 1,0996&nbsp;km² so với diện tích hiện nay.<ref>{{chú thích web|title=面積|url=http://www.penghu.gov.tw/ch/home.jsp?serno=201111070003&mserno=201111070001&contlink=content/area.jsp&level3=Y&serno3=201111070004|publisher=澎湖縣政府|accessdate=2013-02-24}}</ref> Các đảo của quần đảo Bành Hồ nằm rải rác, trải dài trên một vùng biển rộng 60&nbsp;km theo chiều bắc-nam và 40&nbsp;km theo chiều đông-tây. Trong số 90 đảo của quần đảo, có 19 đảo có người ở với tổng diện tích là 124,9392&nbsp;km², tổng diện tích của 71 đảo không có người ở là 3,0244&nbsp;km². Ngoài đảo chính Bành Hồ, các đảo lớn khác của quần đảo Bành Hồ là: [[Tây Tự]] (西嶼) hay đảo Ngư Ông (漁翁島), [[đảo Bạch Sa]] (白沙島), [[Thất Mỹ Tự]] (七美嶼) và [[đảo Vọng An]] (望安島). Diện tích đất đăng ký tại Bành Hồ là 12.002,569147 ha, trong đó 853,37255 ha là đất đô thị, 11,149.196597 ha là đất không phải đô thị.<ref>{{chú thích web|title=土地|url=http://www.penghu.gov.tw/ch/home.jsp?serno=201111070003&mserno=201111070001&contlink=content/land.jsp&level3=Y&serno3=201111070005|publisher=澎湖縣政府|accessdate=2013-02-24}}</ref>
 
Đường bờ biển của các đảo trong quần đảo Bành Hồ có đặc điểm là quanh co, ngoài việc tạo ra các mũi đất và vịnh biển, còn có các thềm bị nước biển bào bòn, vách đá bị nước biển bảo mòn, hang động bị nước biển bào mòn, cùng với cát, bờ đá. Địa thế các đảo thoai thoải, hầu như đều có vách núi ở bốn phía, phần trên đỉnh là một vùng bằng phẳng. Các đảo chủ yếu được hình thành từ dòng nham thạch bazan từ các vụ phun trào núi lửa dưới đáy biển.<ref name="ph1">{{chú thích web|title=地形|url=http://www.penghu.gov.tw/ch/home.jsp?serno=201111070003&mserno=201111070001&contlink=content/terrain.jsp&level3=Y&serno3=201111070006|publisher=澎湖縣政府|accessdate=2013-02-24}}</ref> Tổng chiều dài tuyến bờ biển của quần đảo là 448,974&nbsp;km, địa thế dốc xuống từ nam đến bắc, đỉnh cao nhất của toàn quần đảo là Đại Miêu Tự (大貓嶼) với cao độ 70 mét. Điểm cao nhất trên các đảo khác là: Thất Mỹ Tự (64 mét), Võng An (54 mét), đảo chính Bành Hồ (56 mét), Bạch Sa (24 mét), Cát Bối Tự (吉貝嶼, 18 mét).<ref name="ph1"/>
 
Nhiệt độ trung bình năm của Bành Hồ là 23°C, nhiệt độ trung bình thấp nhất và tháng 1 và tháng 2, cao nhất vào tháng bảy. Mặc dù Bành Hồ bốn phía là biển cả, về mặt lý thuyết là sẽ ôn hòa hơn vùng nội địa, song do bề mặt các đảo thiếu thảm thực bì bề mặt, nên vào mùa hè dù có gió nam song vẫn cảm thấy nóng. Gió mùa đông bắc mạnh xuất hiện vào mùa đông, khiến cho mọi người có cảm giác rất lạnh, mặc dù nhiệt độ thực tế chỉ ở khoảng 7°C.<ref>{{chú thích web|title=氣溫|url=http://www.penghu.gov.tw/ch/home.jsp?serno=201111070003&mserno=201111070001&contlink=content/temperature.jsp&level3=Y&serno3=201111070009|publisher=澎湖縣政府|accessdate=2013-02-24}}</ref> Do Bành Hồ không có núi cao nên lượng mưa chỉ khoảng 1000&nbsp;mm mỗi năm, trong khi đó, do ảnh hưởng của tốc độ gió và ánh nắng mặt trời nên lượng nước bốc hơi hàng năm có thể đạt đến 1.600&nbsp;mm.<ref>{{chú thích web|title=雨量|url=http://www.penghu.gov.tw/ch/home.jsp?serno=201111070003&mserno=201111070001&contlink=content/rainfall.jsp&level3=Y&serno3=201111070010|publisher=澎湖縣政府|accessdate=2013-02-24}}</ref>
 
{{Weather box
Dòng 232:
[[Cảng Mã Công]] có các tuyến hàng hải đi và đến các cảng ở đảo chính Đài Loan như: [[cảng Đài Trung]], [[cảng Bố Đại]], [[cảng An Bình]], [[cảng Cao Hùng]] và các cảng khác tại quần đảo Bành Hồ. Từ cảng Thất Mỹ cũng có tuyến hàng hải đến cảng Cao Hùng.
 
*[[FileTập tin:TW CHW201.svg|23px]] Huyện đạo 201 có chiều dài 10,560&nbsp;km, từ Hưng Nhân (興仁) đến Phong Quỹ (風櫃) trong địa phận Mã Công
*[[FileTập tin:TW CHW202.svg|23px]] Huyện đạo 202 có chiều dài 12,631&nbsp;km, từ Đông Vệ (東衛) của Mã Công đến Lý Chính Giác (裡正角) của Hồ Tây
*[[FileTập tin:TW CHW203.svg|23px]] Huyện đạo 203 có chiều dài 36,297&nbsp;km, từ Mã Công, qua Hồ Tây, qua cầu vượt biển sang Bạch Sa, qua cầu vượt biển sang Tây Tự.
*[[FileTập tin:TW CHW204.svg|23px]] Huyện đạo 204 có chiều dài 10,957&nbsp;km, từ Mã Công đến Hồ Tây
*[[FileTập tin:TW CHW205.svg|23px]] Huyện đạo 205 có chiều dài 7,632, từ đình Quan Âm đến Hưng Nhân trong địa phận Mã Công
 
[[Cầu vượt biển Bành Hồ]] (澎湖跨海大橋) trên huyện đạo 203 nối giữa đảo Bạch Sa và Tây Tự là một trong các yếu đạo giao thông của Bành Hồ. Trong lần xây dựng đầu tiên, nó là cầu vượt biển sâu đầu tiên của khu vực [[Đông Á]], với chiều dài 2.159 mét và rộng 5,1 mét. Sau khi được xây dựng lại, cầu có chiều dài 2.494 mét và rộng 13 mét, trong đó hai làn xe rộng 9,5 mét còn hè rộng 3,5 mét. Cũng trên tuyến huyện đạo 203, có cầu Trung Chính nối đảo chính Bành Hồ với thôn Trung Đồn và cầu Vĩnh An nối từ thông Trung Đồn sang đảo Bạch Sa.