Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khalip”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Liên kết ngoài: Thêm thể loại [VIP] using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Khalip''' (tiếng Ả Rập {{Audio|Ar-khalifa.ogg|خليفة '''Khalīfah'''}}, tiếng Anh: '''caliph''', tiếng Pháp: '''calife''') là vị chức sắc cao nhất đối với tín đồ [[Hồi giáo]] trên thế giới. Trong nhiều thế kỷ, chức '''khalip''' cũng giữ vai trò hoàng đế chung của tất cả các nước mà Hồi giáo là quốc đạo.
 
Về mặt tôn giáo, so với chức [[giáo hoàng]] của [[Giáo hội Công giáo Rôma|Công giáo Rôma]] thì chức '''khalip''' có ít quyền hơn, chẳng hạn như không có quyền phong thánh. '''Khalip''' cũng không được phép sửa đổi giáo điều hay giáo luật nên gọi là « giáo chủ » cũng không được thích hợp lắm.
Dòng 74:
 
=== Nhà Hậu Abbas (1261 - 1517) ===
Năm 1260, bước tiến của Mông Cổ bị 'sultan' xứ [[Ai Cập]] chận đứng trên đất Palestine trong [[trận Ain Jalut]]. Năm sau, một hậu duệ của nhà Abbas là Ahmad được rước về tôn làm khalip ở [[Cairo]]. Nhà Abbas lại tiếp tục được hơn 250 năm nữa. Nhiều sử gia gọi nhà Abbas trong giai đoạn này là « triều đại bóng mờ ». Trong thời gian này, các vị khalip chỉ còn giữ vai trò về dẫn đầu nghi lễ và một ít vấn đề tôn giáo.
 
Năm 1517, 'sultan' xứ Thổ Nhĩ Kỳ là [[Selim I]] chiếm Ai Cập, và đem vị khalip cuối cùng của Cairo về thủ đô [[Constantinopolis]].
 
=== Nhà Ottoman (1517 - 1924) ===
Năm 1299, [[nhà Ottoman]] lập quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ, có các vua xưng 'sultan'. Họ nhanh chóng trở thành một [[triều đại]] hùng mạnh, có lãnh thổ trên hai châu Á - Âu. [[Mehmed II]] (1451 - 1481) chiếm được Đông La Mã và đã tự xưng là khalip trong khi « triều đại bóng mờ » còn tồn tại ở Ai Cập. Nhưng đến 1517, tại Constantinopolis, khi Selim I ép vị khalip cuối cùng của nhà Hậu Abbas là [[Al-Mutawakkil III]] nhường ngôi cho thì chức khalip nhà Ottoman mới được hợp thức hóa.
 
[[Tập tin:Ottoman 1683.png|200px|nhỏ|Đế quốc Ottoman năm 1683]]
Dòng 85:
Tuy nhiên, [[nhà Ottoman]] không dùng tước hiệu khalip một cách liên tục. Các vị vua của triều đại này dùng các tước hiệu Padishah (« Vương Chủ » theo tiếng Ba Tư) và « Đại Sultan » đều đặn hơn.
 
Theo học giả Barthold, lần đầu tiên chức khalip nhà Ottoman được một thế lực lớn nước ngoài công nhận là năm 1774. Năm ấy, khalip nhà Ottoman là [[Abdul Hamid I]] ký hoà ước với [[đế quốc Nga]], và nhượng cho đế quốc Cơ Đốc giáo này nhiều vùng đất đông tín đồ Hồi giáo như [[Krym]] phía bắc [[Biển Đen]]. Bù lại, đế quốc Nga công nhận ông là người bảo vệ cho các tín đồ Hồi giáo trên đất Nga.
 
Từ khoảng năm 1780, nhà Ottoman đã yếu so với các đế quốc Âu Châu, nhưng lại là thế lực độc lập mạnh nhất của người Hồi giáo. Chức khalip của [[Abdul Hamid II]] được tín đồ Hồi giáo tại Ai Cập, Ấn Độ và Trung Á công nhận.
 
Năm 1922, đế quốc Ottoman bị truất phế, nước [[Thổ Nhĩ Kỳ|Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ]] ra đời. Ngày 3 tháng 3 năm 1924, tại Đại Hội Quốc Gia ('Turkish Grand National Assembly'), theo lệnh của tổng thống [[Mustafa Kemal Atatürk]], chức khalip bị tuyên bố bãi bỏ.
Dòng 150:
 
[[Thể loại:Khalip]]
[[Thể loại:Nguyên thủ quốc gia]]
 
[[kk:Халифа]]
[[Thể loại:Nguyên thủ quốc gia]]