Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Điền Lệnh Tư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “'''Điền Lệnh Tư''' ({{zh|c=田令孜}}, ? - 893), tự '''Trọng Tắc''' (仲則), là một hoạn quan đầy quyền lực trong tri…”
 
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Điền Lệnh Tư''' ({{zh|c=田令孜}}, ? - 893), [[tên chữ|tự]] '''Trọng Tắc''' (仲則), là một [[hoạn quan]] đầy quyền lực trong triều đại của [[Đường Hy Tông]]. Trong hầu hết thời gian Đường Hy Tông trị vì, Điền Lệnh Tư kiểm soát triều đình do có mối quan hệ thân cận với hoàng đế, cũng như có quyền kiểm soát [[Thần Sách quân]]. Ông vẫn giữ được địa vị của mình khi Đường Hy Tông phải chạy trốn đến Tây Xuyên quân<ref group="chú"> 西川, trị sở nay thuộc [[Thành Đô]], [[Tứ Xuyên]]</ref> để tránh [[loạn Hoàng Sào|loạn]] [[Hoàng Sào]]. Đến cuối thời gian trị vì của Đường Hy Tông, Điền Lệnh Tư buộc phải từ bỏ quyền lực sau khi tranh chấp với quân phiệt [[Vương Trọng Vinh]], rồi đến nương nhờ huynh là Tây Xuyên tiết độ sứ [[Trần Kính Tuyên]]. Tuy nhiên, đến năm 891, [[Vương Kiến (Tiền Thục)|Vương Kiến]] đã đoạt lấy Tây Xuyên và giết chết Trần Kính Tuyên cùng Điền Lệnh Tư.
 
== Thân thế ==
Điền Lệnh Tư vốn mang họ Trần và có ít nhất hai huynh đệ là [[Trần Kính Tuyên]] và Trần Kính Tuần (陳敬珣). Trong "[[Tân Đường thư ]], ông được mô tả là người Thục,<ref name=NBT208>''[[Tân Đường thư]]'', [[:zh:s:新唐書/卷208|quyển 208]].</ref> còn "Tư trị thông giám]]" ghi là ông là người Hứa châu<ref group="chú">許州, nay thuộc [[Hứa Xương]], [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]]</ref><ref name=ZZTJ253>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷253|quyển 253]].</ref> Vào giữa những năm Hàm Thông (860-874) thời [[Đường Ý Tông]], ông theo dưỡng phụ nhập [[nội thị tỉnh]] làm hoạn giả. Ông được mô tả là người có học thức, có mưu lược.<ref name=BT184>''[[Cựu Đường thư]]'', [[:zh:s:舊唐書/卷184|quyển 184]].</ref> Dưới triều đại của Đường Ý Tông, ông giữ chức 'tiểu mã phường sứ', được Phổ vương [[Đường Hy Tông|Lý Nghiễm]] sủng ái.<ref name=ZZTJ252>''Tư trị thông giám'', [[:zh:s:資治通鑑/卷252|quyển 252]].</ref>
 
== Thời Đường Hy Tông ==
=== Trường khi Hoàng Sào công chiếm Trường An ===
Đường Hy Tông qua đời năm 873, Lý Nghiễm được các hoạn quan Lưu Hành Thâm (劉行深) và Hàn Văn Ước (韓文約)- những người chỉ huy Thần Sách quân- tôn làm hoàng đế, tức Đường Hy Tông. Ngay sau khi trở thành hoàng đế, Đường Hy Tông bổ nhiệm Điền Lệnh Tư giữ chức 'xu mật sứ', và đến năm 875 thì thăng Điền Lệnh Tư là 'Tả Thần Sách quân trung úy'. Do Đường Hy Tông mới 14 tuổi (âm) nên thích dành nhiều thì giờ để du hí, chính sự đều ủy quyền cho Điền Lệnh Tư quyết định, Hoàng đế thậm chí gọi Điền Lệnh Tư là "a phụ". Bất cứ khi nào gặp Đường Hy Tông, Điền Lệnh Tư đều chuẩn bị hai khay hoa quả, cùng ăn uống với thánh thượng. Theo đề xuất của Điền Lệnh Tư, phần lớn tài sản của các thương nhân Trường An bị triều đình tịch thu và nhập vào quốc khố. Bất cứ ai dám than phiền đều bị giết chết, các quan lại triều đình thì không dám can thiệp.<ref name=ZZTJ252/>
 
Năm 880, Đại Đường bị nhấn chìm trong các cuộc khởi nghĩa nông dân, cuộc khởi nghĩa lớn nhất là của Hoàng Sào. Do quân đội triều đình khặp khó khăn trong việc trấn áp, Điền Lệnh Tư bắt đầu tính đến kế hoạch dự phòng, theo đó trong trường hợp Trường An bị tấn công, ông sẽ đưa Hoàng đế nhập Thục. Điền Lệnh Tư tiến cử huynh là 'tả kim ngô đại tướng quân' Trần Kính Tuyên, cùng một số tướng mà ông tin tưởng: [[Dương Sư Lập]] (楊師立), Ngưu Úc (牛勗), và La Nguyên Cảo (羅元杲), làm các tiết độ sứ ở đất Thục, hay còn gọi là Tam Xuyên <ref group="chú"> tức ba quân gồm Tây Xuyên, Đông Xuyên (東川, trị sở nay thuộc [[Miên Dương]], Tứ Xuyên), và Sơn Nam Tây đạo (山南西道), trị sở nay thuộc [[Hán Trung]], [[Thiểm Tây]]</ref>. Đường Hy Tông đã lệnh cho bốn người chơi đánh bóng tranh Tam Xuyên. Trần Kính Tuyên đứng thứ nhất và được bổ nhiệm là Tây Xuyên tiết độ sứ, trong khi Dương Sư Lập được bổ nhiệm ở Đông Xuyên và Ngưu Úc được bổ nhiệm ở Sơn Nam Tây đạo. Trong thời kỳ này, Điền Lệnh Tư liên kết với tể tướng [[Lô Huề]].<ref name=ZZTJ253/>
 
== Chú thích ==