Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hàm Thuận Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
n clean up, replaced: → (6) using AWB
Dòng 71:
===Nông nghiệp===
[[Tập tin:Vườn Thanh Long ở Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.JPG|nhỏ|200px|trái|Vườn Thanh Long ở Hàm Thuận Nam]]
*Hàm Thuận Nam là vùng trồng cây [[thanh Long|thanh long]] nhiều nhất tỉnh, trong vòng 15 năm trở đây nhờ có cây Thanh Long mà đời sống bà con trong Huyện tăng lên rõ rệt, nhiều trang trại Thanh Long đã và đang hình thành và phát triển đã làm thay đổi bộ mặt Nông thôn Hàm Thuận Nam, sản phẩm được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như [[Trung Quốc]], [[Nhật Bản]], [[Hoa Kỳ|Mỹ]], [[Liên minh châu Âu|EU]],...Hàm Thuận Nam là địa phương đi đầu trong tỉnh về xóa đói giảm nghèo nhờ cây Thanh Long.
 
*Nền nông nghiệp ngày nay, đang có chiều hướng phát triển tốt, đi từ nên nông nghiệp độc canh sang đa canh, thâm canh, đưa sản phẩm nông nghiệp thành hàng hoá. Bên cạnh đó, những công trình thuỷ lợi hiện đại được xây dựng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp của vùng ngày càng thuận lợi hơn.
Dòng 77:
===Du lịch===
Hiện nay Hàm Thuận Nam đang là 1 trong những địa phương rất phát triển về du lịch của tỉnh [[Bình Thuận]]. Các địa điểm nổi tiếng như khu du lịch Tà Cú, khu du lịch Đồi Sứ, khu du lịch Vườn Đá, khu du lịch Thuận Quý – Khe Gà, khu du lịch Hòn Lan, suối nước nóng Bưng Thị,.... rất thu hút du khách, và các địa danh như Hang Mú, Đá Dăm, Đá Một, Suối Nhum.
*Du lịch Hàm Thuận Nam được khai thác du lịch chưa lâu và chưa có nhiều resort, nhiều khu nghỉ mát lớn như ở Mũi Né. Nhưng đấy cũng là một cái hay, vì du khách đến dã ngoại sẽ được thưởng thức những vẻ đẹp còn mang tính nguyên sơ. Biển ở đây rất sạch, xanh biếc. Đi dọc theo bờ biển Tiến Thành, Thuận Quý còn những bãi cát trắng xoá chưa từng in dấu chân của khách thập phương, xen lẫn với những hàng phi lao mát rượi.
 
*Hải đăng Kê Gà với độ cao 65m so với mặt biển, lâu nay vẫn là niềm tự hào của ngành du lịch địa phương. Đây là ngọn hải đăng được kiến trúc sư người Pháp Chnavat thiết kế, xây dựng từ năm 1899 bằng đá hoa cương, có 184 bậc thang xoắn ốc. Đặt chân lên hải đăng, du khách sẽ thu vào tầm mắt, một bên là núi Tà Cú với rừng cây trập trùng, một bên là vùng biển xanh ngắt.
Dòng 83:
*Trang điểm ven bờ cát là những cây hoa sứ cổ thụ không biết có từ bao giờ nở hoa trắng xoá. Khu du lịch Vườn Đá mới khai thác từ năm 2005, cũng là một nét độc đáo riêng. Toạ lạc trên một diện tích 3ha, nó bao gồm những bãi đá gập ghềnh với những đường nét, hình thù kỳ lạ do sóng biển tạc nên qua hàng triệu năm. Khu Vườn Đá có những bungalow xây dựng theo kiến trúc Việt cổ, dân dã và mộc mạc, đưa con người về gần gụi với thiên nhiên.
 
*Trong tương lai, du lịch biển Hàm Thuận Nam còn nhiều tiềm năng rất lớn. Đã có trên một trăm dự án được chấp thuận đầu tư trên khu vực này. Lợi thế càng lớn hơn khi khu bãi biển này tạo thành thế "liên hoàn" với các khu di tích và thắng cảnh lân cận, như dinh Thầy Thiếm ở La Gi, như khu núi Tà Cú với chùa Linh Sơn Trường Thọ và tượng Phật nằm dài 49m và đứng trên đây bạn có thể ngắm nhìn cả một dãy đồng bằng ven biển rộng lớn về hướng Tân Thuận, xa xa là biển Tân Hải ([[La Gi|Thị xã La Gi]]),...
 
===Công nghiệp===
Dòng 101:
*Phủ Hàm Thuận ra đời năm 1832, triều vua Minh Mạng thứ 13, gồm hai huyện Hòa Đa, Tuy Định (năm Tự Đức thứ 7 – 1854 đổi huyện Tuy Định thành Tuy Lý) và đạo Phan Thiết. Phủ lỵ lúc đầu đóng ở làng Phú Tài, đạo Phan Thiết, năm 1837 dời ra thôn Xuân An, huyện Hòa Đa, năm 1839 dời về lại làng Phú Tài.
 
*Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nước ta, những người yêu nước Bắc, Trung, Nam tiếp tục đến đây mưu việc lớn, bồi đắp cho mảnh đất này tinh thần quật khởi, truyền thống bất khuất. Về tín ngưỡng, Phật giáo hòa nhập vào đời sống tinh thần của người Hàm Thuận từ lâu. Trong mỗi làng, ngoài sự có mặt của đình làng còn có ngôi chùa Phật giáo. Những ngôi chùa có sớm phải kể đến Bửu Quang Tự ở làng Xuân Phong (1762), Phước Hưng Tự ở làng Phú Trường… Đầu thế kỷ thứ XVIII, Thiên Chúa giáo cũng xâm nhập vào Hàm Thuận. Năm 1955, Mỹ Diệm lại đưa thêm khoảng 20.000 giáo dân vào đây. Hai xứ đạo ra đời sớm là Phú Hài và Kim Ngọc.
 
*Địa giới hành chính Hàm Thuận trải qua nhiều lần đổi thay: trước tháng 8/1945 gồm 4 tổng Đức Thắng, Thắng An, Lại An, Nông Tang với 63 làng xã. Sau Cách mạng Tháng Tám, ta bỏ phủ, lập huyện. Năm 1946, bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, để phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới, phần lớn tổng Đức Thắng được cắt giao cho thành phố Phan Thiết; năm 1951 cắt tiếp một số xã phía Bắc thành lập khu căn cứ Lê Hồng Phong; năm 1952 tách các xã Hàm Đức, Hàm Nhơn, Hàm Thắng, Phú Hài lập khu miền Đông có Ban cán sự Đảng trực thuộc Tỉnh ủy chỉ đạo và giao 2 xã Minh Cảnh, Minh Thành vùng Tam Minh cho huyện Hàm Tân. Thời Mỹ ngụy, địch chia Hàm Thuận ra 3 quận: Hàm Thuận, Thiện Giáo, Hải Long. Phía ta, để việc chỉ đạo sâu sát, kịp thời và đi lại hoạt động thuận tiện năm 1965, ta tách Hàm Thuận làm 2 huyện Hàm Thuận và Thuận Phong; năm 1969 phân huyện Hàm Thuận thành 2 huyện nhỏ Thuận Nam và Thuận Bắc; năm 1972 hợp nhất như cũ; năm 1974 chia thành Thuận Nam, Thuận Bắc lần thứ hai; đến tháng 2/1975 lại quy về làm một. Năm 1982 tách tiếp các xã Hồng Phong giao cho huyện Bắc Bình; Hàm Tiến, Hàm Dũng giao cho thị xã Phan Thiết. Và năm 1983, nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của từng vùng, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế văn hóa trong giai đoạn mới, Chính phủ quyết định phân Hàm Thuận thành 2 huyện mới Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam, lấy sông Cà Ty làm ranh giới ổn định đến bây giờ.
 
*Do nhu cầu đô thị hóa, đến cuối năm 2009, [[Phan Thiết|Thành phố Phan Thiết]] sẽ được nâng lên thành đô thị loại II, một số vùng giáp ranh với Phan Thiết của huyện sẽ được chuyển về Phan Thiết quản lý như Hàm Mỹ, 1 phần xã Mương Mán.