Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bên thắng cuộc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Phê phán
Dòng 78:
Cuốn sách bị một số báo trong nước phê phán (Pháp luật TP Hồ Chí Minh, Sài gòn Giải phóng) về một số chi tiết không đúng trong nội dung.
 
*Trong mục Nhịp cầu bạn đọc, Báo Sài gòn Giải Phóng tại TP Hồ Chí Minh viết: cuốn sách đã cố ý "lập lờ" bản chất cuộc chiến tranh Việt Nam, giữa "nội chiến" và "cuộc chiến tranh giữ nước"<ref>{{chú thích web|url=http://www.sggp.org.vn/nhipcaubandoc/2013/1/309201/ |title=SGGP Online- Nhân đọc Bên thắng cuộc của Huy Đức - Nguy hiểm của sự lập lờ |publisher=Sggp.org.vn |date= |accessdate=2013-02-19}}</ref>.
 
*Nhà báo [[Lưu Đình Triều]], công tác tại báo Tuổi Trẻ TP.HCM đã phản ứng gay gắt những chi tiết có liên quan đến mình trong cuốn “Bên thắng cuộc”. Theo ông Lưu Đình Triều, Huy Đức đã cắt xén và trích dẫn không đầy đủ những lời tâm sự về cuộc đời ông.<ref>{{chú thích web|url=http://danviet.vn/120656p1c24/mot-nha-bao-phan-ung-gay-gat-ben-thang-cuoc.htm |title=Một nhà báo phản ứng gay gắt "Bên thắng cuộc" - Thời sự - Dân Việt |publisher=Danviet.vn |date=2013-01-15 |accessdate=2013-02-19}}</ref>. Ông nói: ''"Từng là đồng nghiệp với nhau lúc ở báo Tuổi Trẻ, Huy Đức hẳn đã nghe, đã hiểu rõ trường hợp của tôi, kể cả mối quan hệ của cha con tôi. Thật đáng tiếc, Huy Đức đã sử dụng một số thông tin từ những gì anh nghe, từ những gì tôi viết, nhưng anh lại không trích dẫn đầy đủ. Vì thế đã làm cho người đọc ngộ nhận và làm tổn thương tôi cùng gia đình... Khi nhắc lại chi tiết này một cách lấp lửng, rõ ràng để nhằm mục đích gì thì chính Huy Đức rõ hơn ai hết”''<ref name=bao>http://baolamdong.vn/vhnt/201302/Trao-doi-ve-Ben-thang-cuoc-su-ngo-nhan-co-y-2222800/</ref>.
 
*Cây bút chống Cộng tại Mỹ, Ngô Kỷ, ra lời kêu gọi biểu tình chống cuốn sách. Một cuộc biểu tình nổ ra lúc 1 giờ trưa Thứ Bảy 19 tháng 1, 2013, trước trụ sở báo Người Việt, Westminster, California, Hoa Kỳ (trong vùng [[Little Saigon]]) với lý do phía tổ chức nêu ra là tờ báo này đã bán sách Bên Thắng Cuộc <ref>{{chú thích web|author= |url=http://www.youtube.com/watch?v=sVXzyfEMSiQ |title=Nổ ra biểu tình Bên Thắng Cuộc & báo Người Việt |publisher=YouTube |date=2013-01-19 |accessdate=2013-02-19}}</ref>.
 
*Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh nói ngày 2/1/2013 về tập một cuốn sách "Bên thắng cuộc" của Huy Đức là ''"Cái nhìn thiên kiến về khi nó được mô tả chỉ từ một hướng với sự sắp đặt thiên kiến, những thông tin được cố ý sắp đặt để phục vụ chủ kiến của tác giả, vì vậy nó hoàn toàn không chân thật"''. Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh viết: Tác giả đòi hỏi “hiểu trung thực về quá khứ” nhưng lại chỉ ghi nhận một phần những gì diễn ra với quan điểm của một số ít người ở phía bên kia, việc đánh giá sự kiện phải đặt trong mối tương quan với hoàn cảnh lịch sử nhưng tác giả đã không làm hoặc không muốn làm<ref name=phapluat>{{chú thích web|url=http://phapluattp.vn/20130101101335798p1015c1015/cai-nhin-thien-kien-ve-lich-su.htm |title=Cuốn sách "Bên thắng cuộc" của Huy Đức: Cái nhìn thiên kiến về lịch sử - Xã hội - Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online |publisher=Phapluattp.vn |date= |accessdate=2013-02-19}}</ref>.
 
*Báo Lao động thì nhận xét: ''"Những tư liệu về sự kiện lịch sử là một chuyện, cách sắp xếp và xử lý những tư liệu, sự kiện ấy để đưa người đọc tới kết luận theo ý của mình lại là chuyện khác. Rõ ràng là Huy Đức đã sử dụng những tư liệu mà mình đã dày công sưu tầm để được nhào nặn, biến nó thành những chứng cứ phục vụ cho ý đồ riêng của mình. trong kho tư liệu đồ sộ mà Huy Đức đã sưu tầm được, thì việc sử dụng nó như thế nào là quyền chủ quan của anh. Tuy nhiên để phục vụ cho ý đồ của mình, Huy Đức đã sẵn sàng “cắt cúp” theo chủ kiến của riêng mình... dù có ẩn mình tài tình đến mấy, nhưng qua chính những sự kiện mà Huy Đức tung ra trong cuốn sách để phục vụ ý đồ của mình, anh đã dẫn người đọc đến với mục đích mà anh ta đã chọn... Chính vì vậy mà Huy Đức đã cho người đọc thấy sự tối tăm của chặng đường hơn 30 năm sau ngày giải phóng, đó cũng là cách để chứng minh cho nhận xét, đánh giá phiến diện của Huy Đức khi anh cho rằng từ giải phóng đến nay, cuộc sống của người dân dưới chế độ này chỉ toàn là bi kịch và bi kịch, nhằm cố ý hướng người đọc nhận thức sai về chế độ hiện hành dưới sự lãnh đạo của Đảng... Huy Đức đã sưu tầm được một kho tư liệu đồ sộ. Nhưng thật đáng tiếc kho tư liệu đồ sộ ấy đã được Huy Đức sử dụng “chệch hướng” nhằm phục vụ cho ý đồ không trong sáng của mình"''<ref name=bao />
 
Mục đích viết cuốn sách của Huy Đức bị nghi ngờ, rằng ông đã ''"nhào nặn, cắt khúc"'' lịch sử theo ý chủ quan của mình để phục vụ cho mục đích chính trị cá nhân.<ref name=bao /><ref name=phapluat /> Bản thân Huy Đức từng bị cho thôi việc ở báo Sài Gòn Tiếp thị vì những bài viết thể hiện tư tưởng chống Cộng trên Blog của mình.<ref name="d1">[http://newsforums.bbc.co.uk/ws/vi/thread.jspa?forumID=9703 Ngừng hợp đồng vì bài Bức tường Berlin]</ref>, thẻ ký giả của Huy Đức cũng bị thu hồi.<ref>[http://www.cablegatesearch.net/cable.php?id=09HOCHIMINHCITY649 Điện văn từ tổng lãnh sự Mỹ tại Việt Nam]</ref>
*Tiến sỹ Lê Sỹ Long thuộc [[Đại học Houston]], dù có lời khen cuốn sách, nhưng cũng nói thêm: ''"Tôi không nhìn công trình của Huy Đức như một công trình [[lịch sử|sử học]], bởi vì ngay từ đầu, nó đã không đề cập những mối quan tâm về quá khứ - xét lại, sửa chữa, hoặc tái tạo lại quá khứ như nó vốn có. Thay vào đó, Huy Đức có vẻ chọn lọc và sáng tạo trong việc sử dụng quá khứ để minh họa cho các mối quan tâm đương đại"''<ref name="bbc.co.uk"/>.
 
Về nội dung, cuốn sách được viết chỉ bằng việc tập hợp lời kể của một số người (nhiều người trong số đó không phải nhân vật quan trọng hoặc chứng kiến sự kiện) thay vì phân tích từ những nguồn sử liệu khả tín, điều này khiến nó bị hoài nghi về tính xác thực của thông tin và tính khách quan, cũng như khiến người đọc dễ sa vào lối tư duy ''"dùng trường hợp cá biệt để đánh giá toàn cục lịch sử"''. Những lời khen ngợi cuốn sách chủ yếu đến từ những người không chuyên (nhà văn, nhà kinh tế học...) chứ không phải từ những nhà sử học có uy tín. Việc viết sách dựa trên việc trích dẫn các lời phỏng vấn, một mặt nó có thể “gây hiệu ứng” cao với độc giả không chuyên, nhưng mặt khác nó lại thiếu sự thẩm định của giới chuyên môn và không thể xác thực (vì tác giả không ghi hình hoặc ghi âm), người ta sẽ đặt ra một loạt câu hỏi như: liệu cuộc phỏng vấn có thật hay không, việc trích dẫn có bị cắt xén không, có bị hiểu sai ngữ cảnh không...<ref name=duongtrungquoc />
 
*Nhà sử học [[Dương Trung Quốc]] thì cho rằng "không nên tuyệt đối hóa sự thật" trong sách và cho rằng thông tin trong tác phẩm có thể ‘mới với số đông’ nhưng không hẳn là mới với giới sử học trong nước. Ông cho rằng cuốn sách tuy có nhiều tư liệu, nhưng vẫn thiên về "[[báo chí]]" nhiều hơn là "[[lịch sử|sử học]]", và rằng:
:''"Mục tiêu muốn tìm ra sự thật thì điều đó tôi cho là có thể có, có thể thấy được, thế nhưng bảo đấy là sự thật thì chưa hẳn. Nó có thể là một cuốn sách thôi, cuốn sách của một người viết thôi, về những vấn đề nhiều người quan tâm. Những vấn đề mà anh Huy Đức nêu lên là anh đang tiếp cận với cái đó, cố gắng đưa ra những bằng chứng, đưa ra cách phân tích để có thể chia sẻ với mọi người, chứ tôi không nghĩ rằng cuốn sách của anh là nói sự thật."''<ref name=duongtrungquoc>{{chú thích web|author=Quốc Phương BBC Việt ngữ |url=http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/01/130124_duongtrungquoc_huyducbook.shtml |title='Không tuyệt đối hóa Bên Thắng Cuộc'|publisher=Bbc.co.uk |date=25-01-2013 |accessdate=2013-02-19}}</ref>."<br />
*Nakano Ari, nhà nghiên cứu chính trị tại [[Đại học Daito Bunka]], [[Nhật Bản]], người đang dịch sách này sang [[tiếng Nhật]], cho rằng:
:"''cuốn Bên Thắng Cuộc sẽ giúp cho người Nhật hiểu thêm về Việt Nam sau năm 1975.''"<ref Name=BBCJ/>
* Giáo sư Shawn McHale, Đại học George Washington, nhận xét: "Chưa có ai tiếp cận được với nhiều nhân vật cao cấp như Huy Đức, và lại in một cuốn sách trung thực về chủ đề này.", "Sự ấn hành tác phẩm là sự kiện lớn," <ref name=bb1>{{chú thích web|author=Quốc Phương BBC Việt ngữ |url=http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/12/121220_binh_luan_ve_ben_thang_cuoc.shtml |title=Lãnh đạo VN nên đọc 'Bên Thắng Cuộc'?|publisher=Bbc.co.uk |date=20 tháng 12, 2012 |accessdate=2013-07-19}}</ref>."<br />
 
*Giáo sư Hồ Tài Huệ Tâm từ Đại học Harvard dự đoán: "không ai viết về Việt Nam sau 1975 sẽ có thể bỏ qua thông tin trong cuốn sách".<ref name=bb1>
 
==Chú thích==