Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Võ Duy Ninh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuanUt-Bot! (thảo luận | đóng góp)
n Sửa đổi hướng
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 8:
Tháng 7 năm [[Mậu Ngọ]] ([[1858]]), năm Tự Đức thứ 11, thực dân [[Pháp]] nổ súng đánh [[Đà Nẵng]]. Trong lúc quân triều đình, dưới sự chỉ huy của [[Nguyễn Tri Phương]], thực hiện cuộc chống trả tương đối có hiệu quả, cầm chân quân Pháp tại Đà Nẵng, thì mẫu thân Võ Duy Ninh mất. Theo quy định của triều đình, ông được về cư tang (chịu tang) mẹ 3 tháng.
 
Tháng 11 năm [[1858]], triều đình cử ông vào Nam Kỳ giữ chức Hộ đốc thành [[Gia Định]]. Sau đó một năm, đầu năm [[1859]], ông được thăng làm Tổng trấnđốc Định - Biên, cai quản hai tỉnh Gia Định và Biên Hòa. Tuy nhiên, khi ông vừa đến Gia Định nhậm chức Tổng trấnđốc mới vẻn vẹn được hai ngày thì quân Pháp nổ súng tấn công Cần Giờ - Gia Định. Cuộc chiến đấu chống giặc Pháp từ Cần Giờ đến thành Gia Định diễn ra trong gần một tháng trời với ưu thế về vũ khí nghiêng hẳn về phía quân Pháp.
 
Nhận thức được tiềm lực của quân Pháp, một mặt Võ Duy Ninh tìm cách gọi quân cứu viện từ các tỉnh đến cứu thành, một mặt chấn chỉnh đội ngũ và tinh thần binh lính. Khi quân Pháp ồ ạt tiến vào cửa thành, bắn phá các pháo đài dọc sông và tiến thẳng vào thành Gia Định, Võ Duy Ninh đốc thúc quân đội kháng cự dũng mãnh, song không giữ nổi thành trước binh lực mạnh áp đảo của địch. Kể từ khi Pháp nổ súng đánh thành Gia Định, chỉ sau vài ngày, quân Pháp đã vào được thành. Tổng trấnđốc Võ Duy Ninh cũng trúng đạn trọng thương bất tỉnh.
 
Ông được quân sĩ cõng về làng Phước Lý thuộc huyện [[Phước Lộc]]. Sau khi tỉnh dậy, biết được quân Pháp đã chiếm được thành Gia Định, ông đã rút gươm tự sát vào ngày [[17 tháng 2]] năm [[1859]].
 
Tin thành Gia Định thất thủ về đến triều đình, chiếu theo luật, vua Tự Đức cho tước bỏ phẩm hàm của Tổng trấnđốc Võ Duy Ninh. Nhờ quan Khâm sai đại thần Nguyễn Bá Nghi đi Nam Kỳ, rõ được sự tình liền làm ba tờ sớ tấu xin vua cho tìm hài cốt của Võ Duy Ninh mang về. Lần thứ ba vua Tự Đức mới chuẩn tấu sau khi đã phạt Nguyễn Bá Nghi 3 tháng lương bổng. Mãi đến năm [[Bảo Đại]] thứ 6, Võ Duy Ninh mới được phục hồi phẩm hàm và được vua ban di sắc ý nói hoàn cảnh của ông chỉ là do vua không thấu hết.
 
Về gia đình, Võ Duy Ninh có hai người vợ và bốn người con gồm hai trai, hai gái. Bà chánh thất Đào Thị Thạnh là con gái của Thượng thư Bộ lại [[Đào Nguyên Phổ]], quê ở [[Bà Chiểu]], [[Gia Định]]. Sau khi Tự Đức chấp nhận cho gia đình cải táng hài cốt ông về quê nhà, bà cùng người con trai là Võ Duy Lập (mới 16 tuổi) lặn lội vào Bà Chiểu mất một năm trời mới tìm được hài cốt ông<ref>Tại Bà Chiểu, Võ Duy Lập bị quân Pháp bắt giam vì bị tình nghi theo nghĩa quân cống Pháp. Sau đó ông Võ Duy Lập trốn thoát được và gia nhập nghĩa quân Trương Định, làm đến Suất đội.</ref>. Phải mất thêm ba tháng ròng rã nữa mới đưa được hài cốt của ông về an táng tại xã Chánh Lộ (thành phố Quảng Ngãi ngày nay). Năm Bảo Đại thứ 6, Võ Duy Ninh được triều đình phục hồi phẩm hàm và ban di sắc phong. Năm 1987, họ tộc Võ cải táng hài cốt Võ Duy Ninh về thôn Xuân An, xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi).