Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương Túc (Bắc Ngụy)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
băng, hoăng là cách nói của sử cổ có sự "phân biệt trên dưới"
Dòng 1:
{{otheruses|Vương Túc}}
'''Vương Túc''' ([[chữ Hán]]: 王肃, [[464]] - [[501]]), [[tên tự]] là '''Cung Ý''', người Lâm Nghi, Lang Tà <ref>Nay là phía bắc [[Lâm Nghi]], [[Sơn Đông]]</ref>, đại thần, tướng lĩnh, [[ngoại thích]] [[bắc Ngụy|nhà Bắc Ngụy]].
 
==Thân thế==
Dòng 7:
Vương Túc từ nhỏ khéo biện luận, thông hiểu kinh sử, rất có chí lớn. Ông tự nhận là tuy giỏi “[[Kinh Lễ|Lễ]]”, “[[Kinh Dịch|Dịch]]”,… nhưng vẫn chưa nắm hết đại nghĩa của những sách này. Túc từng trải qua các chức vụ Tác lang, Thái tử xá nhân, Tư đồ chủ bộ, Bí thư thừa… của [[nam Tề|nhà Nam Tề]].
 
Năm Thái Hòa thứ 17 (493) [[nhà Bắc Ngụy]], cha là Thượng thư tả bộc xạ, Ung Châu thứ sử Vương Hoán và các anh em của Túc bị [[Nam Tề Vũ Đế|Tề Vũ đế]] Tiêu Trách giết hại, ông từ Kiến Khang trốn thoát sang miền bắc.
 
==Trốn sang miền bắc==
Dòng 23:
Hiếu Văn đế cất quân đánh Hoài Bắc, sai Túc tấn công Nghĩa Dương, chưa hạ được. Tướng Tề là Bùi Thúc Nghiệp cướp Qua Dương, bọn [[Lưu Tảo]] đi cứu, bị Thúc Nghiệp đánh bại. Túc dâng biểu xin đi cứu, Đế cho rằng không nên. Ông giải vây cho Nghĩa Dương, đến được Qua Dương thì Thúc Nghiệp đã lui quân. Luận tội thua trận, Túc bị truất làm Bình nam tướng quân, Trung chánh, Thứ sử như cũ.
 
Hiếu Văn đế băngmất, có chiếu cho Túc làm Thượng thư lệnh, cùng bọn Hàm Dương vương [[Nguyên Hi|Hi]] cùng làm Tể phụ, triệu ông đến gặp xa giá ở Lỗ Dương. Trên đường về kinh thành, Túc am hiểu lễ nghi, lo liệu tang sự chu đáo, bọn Hàm Dương vương Hi đều kính trọng và gần gũi ông, chỉ có Nhiệm Thành vương [[Nguyên Trừng|Trừng]] là tỏ ra đố kỵ.
 
Có chiếu cho Túc cưới Trần Lưu trưởng công chúa, vốn là Bành Thành công chúa, vợ của con trai [[Lưu Sưởng]]; cho 20 vạn tiền, 3000 xúc lụa.
Dòng 29:
Bùi Thúc Nghiệp đem Thọ Xuân xin nội phụ, triều đình bái Túc làm Sứ trì tiết, Đô đốc Giang Tây chư quân sự, Xa kị tướng quân, cùng Phiếu kị đại tướng quân, Bành Thành vương Hiệp soái 10 vạn bộ kị thập vạn đi lấy. Dự Châu thứ sử [[Tiêu Ý]] nhà Nam Tề soái 3 vạn quân đóng ở Tiểu Hiện, Giao Châu thứ sử [[Lý Thúc Hiến]] đóng ở Hợp Phì, muốn giành lại Thọ Xuân. Ý sai bọn Hồ Tùng, Lý Cư Sĩ lĩnh hơn vạn quân đóng ở Tử Hổ. Túc tiến quân tấn công, đại phá quân Tề, bắt được tướng Tề là bọn Kiều Mân, chém đầu mấy ngàn. Ông tiến đánh Hợp Phì, bắt sống Thúc Hiến, Tiêu Ý bỏ Tiểu Hiện mà chạy. Túc về kinh sư, [[Bắc Ngụy Tuyên Vũ Đế|Tuyên Vũ đế]] ở Đông Đường gọi đến mà úy lạo, lại hỏi thăm tin tức ở Giang Tả. Ông trình lên tình hình động loạn ở Nam Tề. Do Túc nhiều lần thắng trận ở Hoài Nam, thưởng 4750 xúc lụa, tiến vị Khai phủ nghi đồng tam tư, phong Xương Quốc huyện Khai quốc hầu, thực ấp 800 hộ, còn lại như cũ. Ít lâu sau lấy Túc làm Tán kỵ thường thị, Đô đốc Hoài Nam chư quân sự, Dương Châu thứ sử, Trì tiết, quan chức như cũ.
 
Năm Cảnh Minh thứ 2 ([[501]]), hoăngông mất ở Thọ Xuân, được 38 tuổi. Tuyên Vũ đế cử ai, cấp Đông Viên bí khí, 1 bộ triều phục, 30 vạn tiền, 1000 xúc lụa, 500 xúc vải, 300 cân nến, còn cho xem bói tìm nơi chôn cất, sai 1 viên Thị ngự sử đến giám hộ tang sự; tặng Thị trung, Tư không công, quan chức như cũ; thụy là Tuyên Giản. Đầu đời [[Bắc Ngụy Hiếu Minh Đế|Hiếu Minh đế]], có chiếu dựng bia ghi nhớ Vương Túc.
 
==Gia đình==