Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thượng Nhượng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
 
== Thân thế ==
Thượng Nhượng có ít nhất một huynh là [[Thượng Quân Trường]], Thượng Quân Trường cùng [[Vương Tiên Chi]] đã nổi dậy chống triều đình Đường vào năm 874 tại Trường Viên<ref group="chú">長垣, nay thuộc [[Tân Hương]], [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]]</ref>.<ref name=ZZTJ252>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷252|quyển 252]].</ref> Thượng Nhượng có vẻ đã theo anh trai tham gia cuộc nổi dậy này, và sau đó trở thành một thuộc hạ của Vương Tiên Chi.
 
== Phụng sự Vương Tiên Chi ==
Năm 876, Thượng Nhượng đã trở thành một chỉ huy trong hàng ngũ quân nổi dậy của Vương Tiên Chi, vào năm đó, Chiêu thảo phó sứ/Đô giám [[Dương Phục Quang]] đã thượng tấu lên [[Đường Hy Tông]], nói rằng Thượng Nhượng đã chiếm cứ Tra Nha Sơn<ref group="chú">查牙山, nay thuộc [[Trú Mã Điếm]], Hà Nam</ref>, buộc quan quân phải triệt thoái về Đặng châu<ref group="chú">鄧州, nay thuộc [[Nam Dương, Hà Nam|Nam Dương]], Hà Nam</ref>.<ref name=ZZTJ252/>
 
Cũng trong năm 876, Vương Tiên Chi và [[Hoàng Sào]] xảy ra mâu thuẫn về thỏa thuận hòa bình với triều đình Đường. Hậu quả là quân nổi dậy đã bị phân thành hai nhóm, một nhóm đi theo Vương Tiên Chi và Thượng Quân Trường, và một nhóm theo Hoàng Sào.<ref name=ZZTJ252/> Có lẽ, Thượng Nhượng tiếp tục đi theo Vương Tiên Chi và Thượng Quân Trường, mặc dù ngay sau đó, Thượng Nhượng đã hội quân với Hoàng Sào tại Tra Nha Sơn.<ref name=ZZTJ253>''Tư trị thông giám'', [[:zh:s:資治通鑑/卷253|quyển 253]].</ref> Năm 877, Thượng Quân Trường bị quân Đường bắt rồi bị Đường Hy Tông xử tử, các nỗ lực đàm phán giữa Vương Tiên Chi và triều đình cũng chấm dứt.<ref name=ZZTJ253/>
Dòng 15:
Vào thời điểm Thượng Nhượng gia nhập vào nghĩa quân của Hoàng Sào, Hoàng Sào đang bao vây Bạc châu<ref group="chú">亳州, nay thuộc [[Bạc Châu]], [[An Huy]])</ref>. Thượng Nhượng đề nghị Hoàng Sào xưng vương, Hoàng Sào sau đó xưng là ''Xung Thiên đại tướng quân'' và cải nguyên ''Vương Bá'' để thể hiện độc lập với triều đình Đường.<ref name=ZZTJ253/>
 
Sau đó, Thượng Nhượng theo Hoàng Sào nam tiến đến khu vực nay là [[Quảng Đông]] rồi lại về bắc vào năm 879. Thượng Nhượng tham gia vào trận đánh chống lại tướng Đường là Lý Hệ (李係) tại Đàm châu<ref group="chú">潭州, nay thuộc [[Trường Sa]], [[Hồ Nam]]</ref>, ông tiêu diệt quân của Lý Hệ. Sau đó, Thượng Nhượng cùng với đội quân (được mô tả là có 50 vạn tinh binh) tiến công Giang Lăng, khiến Vương Đạc phải chạy trốn. Sau đó, Hoàng Sào và Thượng Nhượng tiến công Sơn Nam Đông đạo<ref group="chú">山南東道, trị sở nay thuộc [[Tương Dương, Hồ Bắc|Tương Dương]], Hồ Bắc</ref>, song chiến bại trước [[tiết độ sứ]] [[Lưu Cự Dung]] (劉巨容) và tướng [[Tào Toàn Trinh]] (曹全晸). Hoàng Sào và Thượng Nhượng chạy trốn, song Lưu Cự Dung và Tào Toàn Trinh lại ngừng truy kích, vì thế Hoàng Sào và Thượng Nhượng có thể tái thiết lực lượng.<ref name=ZZTJ253/>
 
Năm 880, Hoàng Sào tiến về [[Trường An]], Đường Hi Tông phải chạy trốn đến [[Thành Đô]].<ref name=ZZTJ253/><ref name=ZZTJ254>''Tư trị thông giám'', [[:zh:s:資治通鑑/卷254|quyển 254]].</ref> Khi Hoàng Sào tiến vào Trường An, Thượng Nhượng đã tuyên bố với dân chúng:<ref name=ZZTJ254/>