Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vô ngã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 40:
 
==Phân tích Ngã và Vô ngã==
Cơ bản thì vô ngã là một kết luận lô-gíc từ tính chất [[vô thường]] của vạn vật. Không thể có một "cá nhân" trường tồn bởi vì ngũ uẩn không có một thậtcốt thểtủy bền tínhvững đồng nhất. Nên lưu ý ở đâysựdo vắngduyên mặt của một ngã - như được thuyết trong bài kinh bên trên - chỉ giới hạn trong phạm vi của ngũ uẩnsinh. Phật không nói không có ngã, mà chỉ nói ngã không thể được tìm thấy trong ngũ uẩn.
Uẩn là nhóm, đám, tập hợp. Ngũ là 5. Sắc Uẩn là nhóm sắc thuộc phần thân thể (các cơ quan bộ phận). Thọ Uẩn là nhóm các cảm giác khổ, lạc, bất khổ bất lạc. Hành uẩn là nhóm các tâm hành có sự chủ ý, tạo nghiệp, gồm 52 tâm hành (không kể Thọ, Tưởng). Tưởng Uẩn là nhóm các tư tưởng, hồi tưởng...Thức Uẩn là nhóm các tâm (tiến trình tâm và các tâm sở như Thọ Tưởng Hành) đồng sinh, đồng diệt cùng với Tâm. Thức và Tâm là đồng nghĩa trong mọi ngữ cảnh của Kinh Nikaya.
 
Thế nhưng, ai cũng có thể nhận biết một khái niệm nhất định về một cái Ngã qua bài kinh trên. Cái ngã được thiết thuyết ở đây là ''trường tồn, an lạc, không biến đổi và có quyền thực hiện, kiểm soát tất cả những gì sở hữu''. Chính cái ngã này được thiết thuyết bởi những trào lưu, những người tìm đạo thời Phật còn tại thế. Phần lớn họ cho rằng, sự tái sinh được quyết định bởi [[Nghiệp (Phật giáo)|Nghiệp]] mà chúng sinh đã tạo trong các kiếp trước. Từ đó họ kết luận rằng con người phải tu khổ hạnh tránh tạo nghiệp, khống chế nghiệp lực, hoặc nhận thức được là cốt lõi của chúng sinh, tức chân ngã hoàn toàn không liên quan đến các nghiệp và vì vậy trường tồn bất biến.