Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vô ngã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 41:
==Phân tích Ngã và Vô ngã==
Cơ bản thì vô ngã là một kết luận lô-gíc từ tính chất [[vô thường]] của vạn vật. Không thể có một "cá nhân" trường tồn bởi vì ngũ uẩn không có một cốt tủy bền vững và nó là do duyên sinh.
Uẩn là nhóm, đám, tập hợp. Ngũ là 5. Sắc Uẩn là nhóm sắc thuộc phần thân thể (các cơ quan bộ phận). Thọ Uẩn là nhóm các cảm giác khổ, lạc, bất khổ bất lạc. Hành uẩn là nhóm các tâm hành có sự chủ ý, tạo nghiệp, gồm 5250 tâm hành (không kể Thọ, Tưởng). Tưởng Uẩn là nhóm các tư tưởng, hồi tưởng...Thức Uẩn là nhóm các tâm (tiến trình tâm và các tâm sở như Thọ Tưởng Hành) đồng sinh, đồng diệt cùng với Tâm. Thức và Tâm là đồng nghĩa trong mọi ngữ cảnh của Kinh Nikaya.
'''''Do vậy, này các Tỉ-khâu, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi."'''''
Tất cả Sắc Uẩn, Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn, Hành Uẩn, Thức Uẩn là vô ngã trong đủ cả 11 khía cạnh: 1/quá khứ 2/ hiện tại 3/vị lai 4/thuộc nội (cơ thể) 5/ thuộc ngoại (ngoài cơ thể) 6/thô (xấu, không vi diệu) 7/tế (đẹp, vi diệu) 8/hạ liệt 9/thù thắng (cao thượng) 10/xa 11/gần.