Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vô ngã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 67:
 
==Thuyết Vô ngã trong Thượng Toạ bộ==
Câu hỏi giáo lí vô ngã thật sự là gì và có đúng là giáo lí của đức Phật lịch sử hay không đã gây nhiều cuộc tranh luận dài dẳng trong giới Phật học. Như đã trình bày trong phần vừa qua, câu hỏi này không thể được giải đáp một cách rõ ràng từ những nguồn tài liệu. [[Thượng tọa bộ|Thượng Toạ bộ]] (sa. ''sthaviravādin'', pi. ''theravādin'') và [[Thuyết nhất thiết hữu bộ|Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ]] diễn giảng những lời dạy của Phật bằng một cách mà, qua đó, họ quả quyết là không có một tự ngã nào, như chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy trong các tác phẩm của họ.
 
Từ ''attā'' (thân danh từ ''attan'') trong [[tiếng Pali]] là một đại từ phản thân chính quy (''regular reflexive pronoun''), được dịch thành "nơi chính người ấy", "chính tôi" tuỳ trường hợp. Nếu ''attā'' là một thật danh từ (''substantive'') thì cũng không phải lúc nào dịch là "ngã" cũng đúng, mà thỉnh thoảng chính xác hơn nếu ta sử dụng từ "bản chất", hay "nội tại [của người ấy]". Để diễn tả một "cá nhân" thì Thượng Toạ bộ dùng chữ Pali ''puggala'' (bổ-đặc-già-la 補特伽羅, sa. ''pudgala''), trong ngôn ngữ hằng ngày ta cũng có thể hiểu đây là chủ thể của các hoạt động tâm lí cũng như thân thể. Hai chữ khác thường gặp là ''satta'' (chúng sinh, sa. ''sattva'') hoặc từ ghép ''nāmarūpa'' (danh sắc), trong trường hợp này đặc biệt chỉ một "cá nhân được hợp thành".