Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vô ngã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 161:
 
==Kết luận==
Đạo Phật khẳng định tất cả các pháp hữu vi và vô vi đều là Vô Ngã. Điều này có thể làm cho người ta hoang mang, khó hiểu. Cũng như chân lý Vô Thường, ai cũng thừa nhận. Chân lý khổ thì một số người thừa nhận, nột số người không thừa nhận. Còn Vô Ngã thì rất khó mà chấp nhận. Tuy nhiên Sự Thật không thể chỉ thông qua lời biện luận mà thấy rõ, lý luận, đọc sách có thể hiểu và tin Vô Ngã ở mức thấp và có thể xa rời tin vào niềm tin vào Vô Ngã. Tương tự như trong khoa học thực nghiệm, Đức Phật khuyên nên khảo sát, quán sát Sắc Uẩn, Thọ uẩn, Tưởng Uẩn, Hành uẩn, Thức Uẩn bằng thiền quán Tứ Niệm Xứ để chứng nghiệm Vô Ngã, để thấy và tự thân chứng nghiệm Sự Thật Vô Ngã. Sự Thật Vô Ngã (do duyên sinh) vẫn tồn tại dù cho người ta có nhận hay không nhận Sự Thật. Nó vẫn là sự thật.
Giáo lí của Thượng Toạ bộ và Độc Tử bộ đều có ưu và nhược điểm. Khuyết điểm lớn của Thượng Toạ bộ là họ quá đề cao vai trò của các pháp. Qua đó, các pháp đều có vẻ như mang một tự tính, có một tự ngã. Mặt khác, các vị luận sư trong Độc Tử bộ - mặc dù giáo lí của họ không "đúng" hoặc "sai" hơn so với thuyết đạt-ma của Thượng Toạ bộ - chẳng góp thêm phần nào đáng kể cho quá trình tu chứng trong lịch sử đạo Phật.
Có nhiều lợi ích để khi chứng nghiệm Vô Ngã bằng pháp thiền quán. Cụ thể: có được thân tâm an lạc ngay trong hiện tại, và chứng đắc Thánh Quả, sự chứng đắc theo tuần tự: Tu Đà Hoàn, A Na Hàm, Tư Đà Hàm, A la hán.
Khoa học ngày nay chứng minh rằng thiền mang lại nhiều lợi ích thì thiền quán cũng góp vào phần mang lại sự an lạc, minh mẫn, sức khỏe cho con người. Ngoài ra, xã hội ngày nay với con người chưa thoát khỏi sự ích kỷ, tham lam, tự ái cá nhân, hẹp hòi v.v... cần theo tinh thần Vô Ngã để sống chan hòa, phục vụ hạnh phúc cho mình và cho người. Thuyết Vô Ngã có ý nghĩa tích cực trong trường hợp đó. Hãy sống vì tha nhân, hãy tạm quên "cái tôi" đáng ghét khi đối xử với người.
 
Đức Phật từng nói rằng: "Ta không tranh cãi với đời, chỉ có đời tranh cãi với ta, Như Lai giảng pháp giác ngộ không tranh cãi với đời". Thê nên, mọi người chúng ta không nên tranh cãi về Ngã, Vô Ngã nếu như điều đó không đem lại mục đích tốt đẹp, lợi ích cho Đạo (chứng Niết Bàn) và cho Đời (giúp đỡ người khác, cải thiện xã hội).
Câu hỏi phảng phất ở đây là Phật có từ khước một cách tổng quát một ngã hay không chưa được giải đáp và có lẽ không bao giờ được giải đáp một cách minh xác. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rất rõ ở đây là con đường tu chứng Phật dạy có thể được thực hiện mà không cần chấp hoặc thiết thuyết một tự ngã.
 
Nhưng một câu hỏi khác có thể được đặt ngay nơi này, khi chúng ta phải xác nhận là hầu như tất cả những trường phái nhà Phật đều bác bỏ một niềm tin vào một ngã: Cái lợi ích thực tiễn, cụ thể của giáo lí 'vô ngã' là gì?
 
Nếu xoay ngược những luận cứ phản bác một ngã, trình bày chúng một cách khả quan thì điều chúng ta có thể xác nhận được ngay là ''khổ giảm dần''. Bởi vì, những sự cố gắng rong ruổi tìm nắm bắt một cái gì đó chỉ tồn tại một cách hư cấu sẽ tan biến, tương tự như trường hợp một người nào đó bám chặt vào thân thể, hình dung của mình ở tuổi hai mươi và bây giờ cưỡng cự lại quá trình lão hoá. Ước nguyện trường tồn tan biến, nhường chỗ cho một tâm thức ''tỉnh giác đối với cái hiện tại xuất hiện''. Đặc biệt là những bài luận ra đời sau này nhấn mạnh đến điểm trên: Hễ "cái ta" của một người nào đó - một cái "ta" trước đây đều quy tụ tất cả về chính nó - tan biến dần thì người ấy càng tự nhận biết rõ ràng hơn được những gì ''hiện tại đang là''. Từ cơ sở giới luật của Đại thừa sau này mà khả năng hành động lợi tha, vô ngã của một bậc Bồ Tát được phát triển, được dung hàm trong Bồ Tát hạnh nguyện: Sự nhận thức tình huống một cách chân chính đi song song với một tâm thức hồn nhiên tự do, bởi vì, cái khoảng cách giữa "ta" và người - vốn được vun bồi vô ý thức trước đây - đã giảm dần hoặc tan biến hoàn toàn.
 
Nếu chúng ta cho sự phản bác một ngã - nói theo thuật ngữ Đại thừa - là một phương tiện thiện xảo (zh. 方便善巧, sa. ''upāyakauśalya'') thì có thể hiểu được phần nào đoạn văn sau trong ''Thức thân túc luận'' (zh. 識身足論, sa. ''vijñānakāyaśāstra'', Conze, ''Buddhistisches Denken'', tr. 180):
:Dù bổ-đặc-già-la của các ông có tồn tại đi nữa, hắn cũng chẳng góp phần gì cho sự việc hướng thượng, chẳng đưa đến an lạc, chẳng hỗ trợ Phật pháp mà cũng chẳng giúp đỡ một cuộc sống Phạm hạnh, chẳng đưa đến trí huệ siêu việt và cũng chẳng dẫn đến giải thoát, niết-bàn. Vì bổ-đặc-già-la vô dụng nên không có một bổ-đặc-già-la nào cả!
 
Vì lí do trên nên thuyết bổ-đặc-già-la bị tất cả những trường phái Phật giáo khác phản bác và thuyết Vô ngã vẫn là tông chỉ của đạo Phật cho đến ngày nay.
 
==Xem thêm==