Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công đồng Constantinopolis I”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 30:
| chủ trì = Timothy của Alexandria, Meletius của Antioch, Gregory Nazianzus và Nectarius của Constantinople
| tham dự = 150 (không có đại diện của Giáo Hội Tây Phương)
| chủ đề = Bè rối Arian, Apollinarism , Sabellianism , [[Chúa Thánh Linh|Chúa Thánh Thần]] , kế vị của Meletius
| tài liệu = Tín điều Nicea (381), bảy giáo luật (ba khoản tranh chấp).
}}
'''Công đồng đầu tiên của Constantinople''' được công nhận là Công đồng chung thứ hai của [[Chính Thống giáo cổ Đông phương]], các Hội thánh Đông Phương, [[Chính Thống giáo Đông phương|Chính thống giáo Đông Phương]] , [[Giáo hội Công giáo Rôma|Công giáo Rôma]], [[Giáo hội Công giáo Cổ|Công Giáo Cổ]], [[Anh giáo]], và một số nhóm Kitô giáo Tây phương khác. Đây là công đồng đại kết đầu tiên được tổ chức tại [[Constantinopolis|Constantinople]] và được triệu tập bởi hoàng đế [[Theodosius I]]. Công đồng này tái khẳng định [[Tín điều Nicea]], khẳng định nhân tích đích thực của Chúa Kitô và lên án những tư tưởng của lạc giáo Arian diễn ra ở Nhà thờ Hagia Irene từ [[tháng năm]] - [[tháng bảy]] năm 381.
 
[[Giáo hoàng Đamasô I]] có thể không được mời hoặc đã từ chối tham dự, do đó công đồng này đôi khi được gọi là công đồng "unecumenical" (không phổ quát, không phải công đồng chung). Tuy nhiên, nó đã được khẳng định là công đồng đại kết tại công đồng Chalcedon năm 451.
==Bối cảnh==
===Thần học===
Dựa vào câu “''Lời đã thành xác phàm''” (Logos-sarx egeneto) trong [[Sách Phúc Âm|Tin Mừng]] Gioan 1,14, Apollinaire, giám mục Laodicea, đã đưa khuynh hướng Kitô học “Logos-sarx”. Apollinaire muốn triệt để bênh vực sự "duy nhất" của Đức Kitô và bảo vệ sự thánh thiện tuyệt đối của Ngài về phương diện hữu thể cũng như về phương diện luân lý. Ông cho rằng Ngôi Lời đảm nhận một bản tính nhân loại không có linh hồn. Đức Kitô là Ngôi Lời thần linh nhập thể. Là một con người thiên thai, Đức Kitô sử dụng thân xác như một dụng cụ. Như thế, chỉ có một chủ vị tri thức, ước muốn và hành động qua thân xác. Ý muốn thần linh luôn hướng về sự thiện, trái lại, ý muốn con người có thể dẫn đến đam mê, tội lỗi và sự chết. Nếu chấp nhận nơi Đức Kitô có linh hồn nhân loại, thì có nguy cơ linh hồn ấy đối lập với Ngôi Lời.
Về sau, Apollinaire có thay đổi một chút: Đức Kitô gồm ba yếu tố là trí hồn, sinh hồn và thân xác. Ngôi Lời đóng vai trò trí hồn (noũs). Ngôi Lời và thân xác con người không là hai yếu tố ngang nhau nơi Đức Kitô. Ngôi Lời là yếu tố chủ động, là chủ thể mọi hành vi và ước muốn. Ngôi Lời giống như Thần Khí ban sự sống cho thân xác, là chủ thể linh hoạt, khiến Đức Kitô là Đấng thánh thiện tuyệt đối, không thể phạm tội: ''"Thiên Chúa dù nhập thể trong một thân xác nhân loại, bảo toàn trọn vẹn năng lực thần linh. Ngài là Tuệ Trí không thể nhường bước cho các đam mê của linh hồn và xác thịt. Ngài hướng dẫn thân xác và các hoạt động của thân xác một cách thần linh và trong sạch. Ngài không những không chịu khuất phục trước tử thần, mà còn đập tan tử thần"''.