Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thái Tập”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{thiếu nguồn gốc 2}}
'''Sái Tập''' hay '''Thái Tập''' (chữ Hán: 蔡襲) là một nhân vật quân sự triều Đường.
 
Tháng 2 ÂL năm Hàm Thông thứ 3 (862), quân [[Nam Chiếu]] tiến công [[An Nam đô hộ phủ|An Nam]], Kinh lược sứ [[Vương Khoan]] nhiều lần cáo cấp với triều đình Đường. [[Đường Ý Tông]] cho Hồ Nam quan sát sứ trước là Sái Tập thay thế Vương Khoan, tập hợp được 3 vạn binh từ các đạo Hứa, Hoạt, Từ, Biện, Kinh, Tương, Đàm, Ngạc, giao cho Sái Tập để chống lại quân Nam Chiếu. Binh thế đã mạnh, quân "Man" rút lui.<ref name="TTTG250">[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷250|quyển 250]]</ref>
 
Đến tháng 5 ÂL, do sợ Sái Tập lập được công ở An Nam, Lĩnh Nam Tây đạo tiết độ sứ [[Sái Kinh (nhà Đường)|Sái Kinh]] tấu với Đường Ý Tông thỉnh: "Nam Man đã trốn xa, biên giới không phải lo lắng nữa, vũ phu cầu công, tùy tiện chiếm thú binh, tổn phí vận chuyển lương thực. Có lẽ muốn lấy nơi hẻo lánh hoang vu đường xá xa xôi gian khó bề kiểm soát, nhằm tùy ý làm điều gian trá. Thỉnh bãi thú binh, trở về bản đạo", triều đình nghe theo. Sài Tập tấu rằng quần Man rình lúc sơ hở đã lâu, không thể không phòng bị, xin lưu lại 5 nghìn thú binh, song Đường Ý Tông không nghe theo. Sái Tập cho là Man khấu (tức Nam Chiếu) ắt sẽ lại đến, trong khi binh lính và lương thực của Giao Chỉ đều thiếu, mưu lực hai mặt đều khốn cùng, do vậy ông viết "Thập tất tử trạng" trình lên Trung thư tỉnh. Tuy nhiên, đương thời tể tướng tin lời Sái Kinh, ông xét đến sớ tấu của Sái Tập.<ref name="TTTG250"/>
 
Tháng 11 ÂL, Nam Chiếu suất 5 vạn người tiến công An Nam, An Nam đô hộ Sái Tập cáo cấp với triều đình Đường. Đường Ý Tông ra sắc lấy 2.000 quân hai đạo Kinh Nam và Hồ Nam, và 2.000 tử đệ Nghĩa Chinh ở Quế Quản, đến Ung châu chịu tiết độ của Trịnh Ngu (鄭愚). Lĩnh Nam Đông đạo tiết độ sứ [[Vi Trụ]] tấu: "Man khấu tất hướng Ung châu, nếu như không bảo hộ trước, vội vàng viễn chinh, sợ rằng quân Man sẽ nhân thời cơ mà cắt đường vận lương", do vậy Đường Ý Tông ra sắc lệnh cho Sái Tập đóng quân phòng thủ ở Hải Môn, Trịnh Ngu phân binh phòng ngự. Sang tháng 12 ÂL, Sái Tập lại cầu thêm binh, Đường Ý Tông ra sắc cho 1.000 nỗ thủ từ Sơn Nam Đông đạo đến giúp Sái Tập. Đương thời, quân Nam Chiếu đã bao vây thành Giao Chỉ, Sái Tập cố thủ quanh thành, cứu binh không thể đến được.<ref name="TTTG250"/>
 
Ngày Canh Ngọ tháng giêng năm Hàm Thông thứ 4 (29/1/863), quân Nam Chiếu đánh chiếm Giao Chỉ, tả hữu của Sái Tập đều chết. Sái Tập đi bộ lực chiến, thân trúng 10 mũi tên, muốn xuống thuyền của giám quân song thuyền đã đi xa bờ, ông bèn nhảy xuống biển tự tử.<ref name="TTTG250"/>
 
== Tham khảo ==
<references />
* ''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷250|quyển 250]]
 
[[Thể loại:Nhân vật quân sự nhà Đường]]