Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mạc Thái Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 109:
Năm 1986, nhà sử học Lê Xuân Quang (người Nam Trực, [[Nam Định]]), hội viên Hội Khoa học lịch sử Việt Nam trong quá trình tìm hiểu về hậu duệ vương triều Mạc trên đất Hà Nam Ninh cũng là nhà nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tìm hiểu chi tiết về thanh long [[đao]]. Ông đã xin phép con cháu họ Phạm gốc Mạc được trực tiếp cân đong, đo đếm một cách tỉ mẩn thanh long đao và ghi lại trong bản báo cáo như sau: “Thanh long đao của Mạc Thái Tổ dài 2,55m, cân nặng 25,6kg, lưỡi đao dài 0,95m, cán đao bằng sắt rỗng dài 1,60m. Một hình đầu [[rồng]] bằng đồng thau che kín phần cuối lưỡi đao tiếp vào cán đao thay thế cho khâu đao (trông như thể đầu [[rồng]] đang há miệng nuốt lấy lưỡi đao), chỗ hình đầu rồng có "cá" chốt chặt lưỡi đao vào cán đao”. Nhiều chuyên gia về binh khí cổ ở Việt Nam cho rằng thanh long đao (Định nam đao của Mạc Thái Tổ) lúc ban đầu khi chưa bị gỉ sét có thể cân nặng không dưới 30 kg. Thanh đại [[đao]] này cũng được xem là một trong hai thanh long đao của một vị quân vương ở châu Á còn tồn tại đến nay và được lưu thờ là vật thái bảo. Thanh long đao còn lại là của [[Tống Thái Tổ]] (Triệu Khuông Dẫn), vua sáng lập ra nhà [[Nhà Tống|Bắc Tống]]. Cũng có nhiều đánh giá khẳng định thanh Định nam đao của Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) nặng hơn hai thanh long đao của Triệu Khuông Dẫn và của [[Ngô Tam Quế]] (hiện được trưng bày tại bảo tàng tỉnh [[Vân Nam]] ở thành phố [[Côn Minh]] của [[Trung Quốc]]) đồng thời cân nặng không kém mấy so với thanh ''long đao yển nguyệt'' của [[Quan Vũ]] thời [[Tam Quốc]] (theo tác giả [[La Quán Trung]] trong tiểu thuyết [[Tam quốc diễn nghĩa|Tam Quốc Diễn Nghĩa]] thì ''long đao yển nguyệt'' của Quan Vũ cân nặng 82 cân thời [[nhà Hán|Hán]] tức là khoảng 37 kg thời nay).
 
==Con cháu==
* [[Mạc Đăng Doanh]] - con Mạc Đăng Dung, chưa biết có mối quan hệ gì với [[Mạc Đĩnh Chi]]
* [[Mạc Phúc Hải]] - cháu nội Mạc Đăng Dung, tuổi còn nhỏ nên không được Mạc Đăng Doanh phong làm quan nhà Lê.
* [[Mạc Phúc Nguyên]] - cháu hai đời của Mạc Đăng Dung, lúc Mạc Đăng Doanh làm quan nhỏ thì chưa có Mạc Phúc Nguyên trong triều.
* [[Mạc Mậu Hợp]] - cháu ba đời của Mạc Đăng Dung, cũng như Mạc Phúc Nguyên
== Xem thêm ==
* [[Nhà Mạc]]