Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khởi nghĩa Warszawa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
BFriend (thảo luận | đóng góp)
BFriend (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 20:
}}
 
Cuộc '''Khởi nghĩa Warszawa''' ({{lang-pl|powstanie warszawskie}}) là một cuộc nổi lớn diễn ra trong thế chiến thứ hai do lực lượng kháng chiến Ba Lan [[quân đội Krajowa]] ({{lang-pl|Armia Krajowa}}) tiến hành để giải phóng [[Warszawa]] từ tay Đức quốc xã. Cuộc nổi dậy được tiến hành nhằm vào thời điểm quân đội Xô-viết đang tấn công tiếp cận tuyến sông Wisla. Theo nhận định của những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này, trước sức ép của quân đội Liên Xô, quân Đức sẽ buộc phải rút chạy.<ref name=sb/> Tuy nhiên, quân đội Đức Quốc xã không những không bỏ Warszawa mà còn tập trung về đây 5 sư đoàn xe tăng và các sư đoàn bộ binh mạnh cùng nhiều đơn vị cơ giới SS, cảnh vệ, cảnh sát và quân lê dương. Một mặt, các sư đoàn xe tăng Đức đã chặn đứng cuộc tấn công của xe tăng Liên Xô ở bờ Đông sông Wisla, phong tỏa ác đầu cầu, buộc quân Liên Xô phải dừng lại. Mặt khác, các lực lượng SS và cơ giới Đức dưới quyền chỉ huy của tướng SS gốc Ba Lan Erich von dem Bach-Zalewski đã tập hợp đủ lực lượng đánh bại quân khởi nghĩa Ba Lan, tàn sát thường dân Ba Lan. Liên Xô và các đồng minh Anh, Hoa Kỳ đã tổ chức cầu hàng không để tiếp tế cho những người khởi nghĩa và dùng không quân dể yếm hộ cho họ. Tuy nhiên, các hoạt động đường không đã không thể xoay chyển được tình thế trên mặt đất.
==Diễn biến==
Cuộc nổi dậy bắt đầu từ ngày 1 tháng 8 năm 1944, là một phần trong kế hoạch nổi dậy trong toàn quốc, tức [[Chiến dịch Tempest]], khi Hồng quân [[Chiến dịch Lublin-Brest|tiến về Warszawa]]. Mục tiêu chính của quân Ba Lan là đánh đuổi quân Đức khỏi thành phố, góp phần vào nỗ lực của phía Đồng minh nhằm đánh bại [[phe Trục]]. Mục tiêu thứ yếu là nhằm giải phóng Warszawa trước quân Liên Xô, nhằm khẳng định chủ quyền của Ba Lan, bằng cách năng cao uy thế của Chính phủ lưu vong Ba Lan tại London, trước khi Ủy ban Giải phóng dân tộc Ba Lan, do Liên Xô hỗ trợ, giành chính quyền. Ngoài ra, nguyên nhân trước mắt còn phải kể đến việc Đức bố ráp thanh niên Ba Lan, và Đài phát thanh Moscow kêu gọi khởi nghĩa.{{fact|date=7-01-2013}}