Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuân Úc (Tam Quốc)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Phục vụ dưới quyền Tào Tháo: sửa theo tên bài chính, replaced: Lữ Bố → Lã Bố (2) using AWB
viết lại toàn bộ
Dòng 1:
'''Tuân Úc''' ([[chữ Hán]]: 荀彧; [[163]]-[[212]]) là mưu thần giúp [[Tào Tháo]] gây dựng sự nghiệp thời [[Tam Quốc]] trong [[lịch sử Trung Quốc]].
{{sơ khai lịch sử}}
'''Tuân Úc''' ([[chữ Hán]]: 荀彧; bính âm: Xun Yu; [[163]] - [[212]]), tự '''Văn Nhược''', là một cố vấn, quân sư giỏi của [[Tào Tháo]] có tài năng chiến lược được so sánh như [[Tư Mã Ý]].
 
=== SựThân nghiệpthế ===
Tuân Úc có [[tên tự]] '''Văn Nhược''' (文若), người huyện Dĩnh Âm quận [[HàDĩnh Nam]],Xuyên. [[TrungÔng Quốc]].nội VốnTuân ÚcngườiTuân củaThục [[Viênlàm Thiệu]],tới chức huyện sởlệnh, cha quyền lực.Tuân ĐếnCôn nămcùng 7 Bìnhanh thứem haiđều đời [[Hántài Hiếntử, Đế|Hánđược Hiếngọi đế]]là Bát long (191tám con rồng),. ôngTuân vềCôn vớitừng Tàolàm Tháo,tướng khiquốc đấynước mớiTế chỉNam, em TháiTuân thúCôn Đông quận.Tuân TàoSảng Tháo(chú nhậncủa raTuân tàiÚc) nănglàm củatới ôngchức ôngkhông rấttrong đượctriều trọngHán dụngHiến Đế.
 
== Lưu lạc thời loạn ==
=== Phục vụ dưới quyền Tào Tháo ===
Tuân Úc tuổi trẻ có tài, được tiến cử làm Hiếu liêm rồi được triều đình thu dụng làm quan tại Lạc Dương. Năm 189, Đổng Trác mang quân vào khống chế triều đình, ông rời khỏi Lạc Dương, được làm chức huyện lệnh huyện Khanh Phụ<ref>Gần Tế Ninh, Sơn Đông hiện nay</ref>.
Sự đóng góp của Tuân Úc trong lực lượng Tào Tháo rất lớn. Ông đã chiêu hàng được rất nhiều nhân tài về giúp sức cho Tào Tháo, trong số đó có [[Tuân Du]], cháu trai của ông, [[Tư Mã Ý]], [[Trần Quần]], [[Quách Gia]], [[Chung Do]]... Do đó, Tào Tháo rất tôn trọng Tuân Úc và những lời khuyên của ông.
 
Được ít lâu, Tuân Úc bỏ chức vụ về quê ở Dĩnh Âm. Ông khuyên mọi người ở quê nên mau chóng thu xếp lên đường, không nên lưu luyến đất Dĩnh Xuyên bốn bề là chiến trường<ref>Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 372</ref>.
Năm 194, Tào Tháo thống lĩnh quân tiến đánh [[Đào Khiêm]] tại [[Từ Châu]] để trả thù cho cha, nhân đó muốn chiếm luôn Từ Châu. Khi đó, [[Lã Bố]] cũng mang quân tấn công [[Duyện Châu]] của Tào Tháo. Thủ hạ của Tào Tháo là [[Trần Cung]] cùng với [[Trương Mạo]] tôn Lã Bố làm chủ. Vào thời điểm đó, Tuân Úc phụ trách phòng thủ tại [[Quyên Thành]], đã bảo vệ Duyện Châu, kéo dài thời gian cho quân của Tào Tháo quay lại. Sau đó, Đào Khiêm chết, Tào Tháo có ý định quay lại Từ Châu, Tuân Úc đã nhắc nhở Tào Tháo rằng Duyện Châu là trung tâm của căn cứ và phải được bảo đảm an toàn trước khi quay lại Từ Châu.
 
Tuân Úc tìm đến Thứ sử Ký châu là Viên Thiệu và được thu dụng. Được một thời gian Tuân Úc nhận thấy Viên Thiệu không thể làm nên việc lớn, bèn bỏ Viên Thiệu tìm đến Đông quận theo Tào Tháo. Đó là năm 191.
Năm 200, Tào Tháo cùng Viên Thiệu giao tranh tại [[Quan Độ]], cuối cùng Tào Tháo sắp hết lương thảo, muốn rút lui, bèn hỏi ý kiến Tuân Úc đang trấn thủ [[Hứa Xương]]. Tuân Úc khuyên Tào Tháo nên giữ vững, không được rút lui. Kết quả là Tào Tháo đã có một chiến thắng quyết định trong sự nghiệp của mình.
 
=== CáiPhò chếttrợ Tào Tháo ===
=== Phòng thủ Yên Thành ===
Năm 211, [[Đổng Chiêu]] ủng hộ Tào Tháo lên ngôi. Tào Tháo sai Đổng Chiêu đến bàn kín việc này với Tuân Úc, nhưng Tuân Úc lại không đồng tình, ngăn cản Tào Tháo trở thành Ngụy công. Sự việc này đã làm Tào Tháo ngày càng xa lánh và tìm cách bức ông tự sát. Sau khi ông chết, [[Tào Tháo]] truy đặt tên thụy của ông là Kính hầu.
Tuân Úc lập tức được Tào Tháo trọng dụng, coi ông như Trương Lương giúp Hán Cao Tổ dựng nghiệp trước kia<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tập 1, tr 137</ref> và dùng vào việc lớn. Ông được Tào Tháo chuyên lo sự vụ hành chính, đặc biệt khi Tào Tháo mang quân đi chinh chiến thì Tuân Úc lãnh trách nhiệm quản lý hậu phương.
 
Tào Tháo mở rộng thế lực ra khỏi Đông quận, làm chủ cả Duyện châu, lĩnh chức Châu mục. Năm 193, Tào Tháo quy kết cho Châu mục Từ châu là Đào Khiêm giết cha mình (Tào Tung), bèn mang quân đánh Từ châu. Tuân Úc được giao giữ thành.
Tuân Úc có một người con là Tuân Hồn. Ngoài ra, cháu ông là [[Tuân Du]] cũng là một quân sư giỏi của Tào Tháo.
 
Chiến sự kéo dài sang năm 194, Tào Tháo chưa diệt được Từ châu thì Thái thú Đông quận là Trương Mạo và Trần Cung lại phản Tào Tháo, tôn Lã Bố làm Duyện châu mục và đánh chiếm đất đai của Tào Tháo. Lúc đó hậu phương Tào Tháo rất nguy cấp. Tuân Úc cùng các tướng cố sức phòng thủ, ông bàn với Trình Dục, rồi chia nhau đi phòng thủ: Trình Dục cùng Cức Đê giữ Đông A, Cận Long giữ Phạm Huyện, còn Tuân Úc điều động Hạ Hầu Đôn mang quân về giữ Yên Thành, ngay trong đêm giết chết vài chục người làm loạn, tạm ổn định tình hình.
==Chú thích==
{{Tham khảo}}
 
Đúng lúc đó Thứ sử Dự châu là Quách Cống mang quân tới dưới thành đòi gặp Tuân Úc. Hạ Hầu Đôn can ông không nên ra gặp Quách Cống sẽ nguy hiểm tính mạng, nhưng ông cho rằng:
==Liên kết ngoài==
:Quách Cống chưa từng liên kết với Trương Mạo, vì vậy có thể gặp mặt để tranh thủ lôi kéo. Dù ta không thể khuyên giải, cũng có thể khiến ông ta trung lập không giúp cho Trương Mạo. Nếu chúng ta không gặp, sẽ khiến ông ta cho rằng chúng ta không tin tưởng, từ đó ông ta sẽ xấu hổ mang lòng thù hận
 
Rồi ông tự mình ra gặp Quách Cống. Quách Cống thấy Tuân Úc có vẻ cứng cỏi không run sợ, lại thấy Yên Thành kiên cố không dễ phá, nên cho lui quân. Nhờ vậy Yên Thành được an toàn
 
Ba huyện Yên Thành, Đông A và Phạm Huyện được giữ vững. Lã Bố tấn công nhưng chưa thể hạ được. Tuân Úc sai người cáo cấp cho Tào Tháo.
 
Nhờ có sự phòng thủ của Tuân Úc, Tào Tháo chưa bị mất căn cứ, kịp mang quân trở về đánh Lã Bố. Chiến sự kéo dài sang năm 195 thì Tào Tháo đánh đuổi được Lã Bố chạy khỏi Duyện châu.
 
=== Trấn giữ Hứa Xương ===
Triều đình Tràng An rối loạn, hai quyền thần Lý Thôi và Quách Dĩ (thủ hạ cũ của Đổng Trác) trở mặt đánh nhau. Hán Hiến Đế đi thoát khỏi Tràng An sang phía đông, trở lại Lạc Dương. Tuân Úc và Trình Dục khuyên Tào Tháo nên nghênh đón thiên tử để giúp nhà Hán, hiệu triệu thiên hạ, như vậy sẽ có chính nghĩa để đánh dẹp chư hầu. Ông đặc biệt đề cao chữ “nghĩa” để thu phục lòng người trong thời loạn lạc. Tào Tháo nghe theo kế, bèn mang quân đón rước Hán Hiến Đế, sau đó vì Lạc Dương đã đổ nát nên đưa vua về Hứa Xương.
 
Tào Tháo đặt triều đình Hán Hiến Đế tại Hứa Xương, tự phong mình làm Tư không, còn Tuân Úc làm thượng thư lệnh cai quản việc hành chính trong triều đình.
 
Tào Tháo phải mang quân đi chinh chiến với các chư hầu Trương Tú, Lã Bố, Lưu Bị, Viên Thuật, Viên Thiệu cùng các võ tướng và các mưu sĩ như Quách Gia, Trình Dục. Tuân Úc luôn là người ở lại trấn thủ Hứa Xương, thu xếp việc hậu phương. Khi tình hình mặt trận căng thẳng không thể quyết định được, Tào Tháo lại viết thư hỏi ông, và Tuân Úc luôn có quyết sách bày cho Tào Tháo giải quyết<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tập 2, tr 45</ref>.
 
Thế lực của Viên Thiệu ở Hà Bắc rất lớn, trở thành địch thủ lớn nhất của Tào Tháo. Nhưng Tuân Úc đã phân tích với Tào Tháo, vạch rõ 10 nhược điểm của Viên Thiệu và 10 ưu điểm của Tào Tháo; từ đó ông khẳng định Tào Tháo sẽ thắng Viên Thiệu trong cuộc đối đầu giữa hai bên<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tập 1, tr 183-184</ref>.
 
Năm 200, chiến sự ở Quan Độ giữa Viên Thiệu và Tào Tháo diễn ra ác liệt. Hai bên cầm cự lâu ngày không phân thắng bại, mà quân Tào ở thế yếu hơn. Tào Tháo sắp hết lương, muốn rút lui về Hứa Xương, bèn viết thư về hỏi ý kiến Tuân Úc. Tuân Úc viết thư trả lời như sau<ref>Lê Đông Phương, Vương Tử Kim, sách đã dẫn, tr 389</ref>:
:Quân hai bên giữ nhau lâu ngày, đều đã mệt mỏi. Nay là lúc cần dùng mưu kế, ngàn vạn lần không nên nghĩ tới chuyện rút lui, một khi rút lui thì không thể nào giữ được nữa. Binh lực của Viên Thiệu tuy mạnh, nhưng hiện tại ông ta bị ngài giữ chân ở Quan Độ, nếu ngài buông tha ông ta thì hậu quả thế nào thực không dám nghĩ tới. Ngày xưa Hán Cao Tổ và Hạng Vũ giữ nhau ở Hồng Câu, hai bên đều muốn mà không dám rút lui chính vì lẽ đó”.
 
Tào Tháo tiếp thu ý kiến của Tuân Úc, cố sức phòng thủ chờ biến cố. Quả nhiên sau đó mưu sĩ của Viên Thiệu là Hứa Du sang đầu hàng và hiến kế cho Tào Tháo cướp lương của Viên Thiệu ở Ô Sào, khiến quân Viên Thiệu tan vỡ.
 
Trận thắng Quan Độ giúp thay đổi cục diện tranh hùng, họ Viên từ đó suy yếu. Tào Tháo từng bước tiến lên phía bắc chinh phục họ Viên, cuối cùng năm 207 tiêu diệt hoàn toàn các con của Viên Thiệu. Trong thời gian đó Tuân Úc giữ vững Hứa Xương không xảy ra biến cố.
 
Không những thế, Tuân Úc còn tiến cử nhiều nhân tài phục vụ cho Tào Tháo như Trần Quần, Tư Mã Ý, Chung Do. Ông làm việc nghiêm túc, được đánh giá là người có đức hạnh đầy đủ, chăm lo chính đạo, không chú ý vẻ bên ngoài, khiêm nhường tôn trọng kẻ sĩ<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tập 2, tr 52</ref>.
 
=== Mâu thuẫn với Tào Tháo ===
Nhờ có công lao, Tuân Úc được Tào Tháo phong làm Vạn Tuế đình hầu<ref>Đình Vạn Tuế ở huyện Tân Trịnh, Hà Nam</ref>. Trong lịch sử từ trước đó, chưa từng có ai như Tuân Úc, người không có công lao chiến trận, chỉ làm Thượng thư lệnh mà được phong tước hầu<ref>Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 373</ref>.
 
Thế lực của Tào Tháo trong triều ngày càng cao. Vua Hán Hiến Đế hoàn toàn không có quyền hành.
 
Năm 204, Tào Tháo đánh chiếm được Nghiệp Thành (thủ phủ Ký châu) từ tay họ Viên, làm chủ phần lớn Hà Bắc và trung nguyên, đẩy họ Viên chạy lên phía bắc. Có người vì cơ nghiệp riêng của Tào Tháo đã kiến nghị nên thay đổi địa giới hành chính phục hồi chế độ 9 châu như trước đây, theo đó hai châu Tinh và U cùng 4 quận thuộc châu Tư (hay Tư Lệ Bộ) là Hà Nội, Hà Đông, Bằng Dực và Phù Phong sẽ sáp nhập vào Ký châu, như vậy cương vực riêng của Tào Tháo ở Ký châu sẽ rất lớn.
 
Điều này không chỉ quan hệ tới cơ nghiệp riêng của Tào Tháo mà còn liên quan tới vấn đề chính trị của nhà Hán. Đương thời, hai kinh Lạc Dương và Tràng An cũ của nhà Tây Hán và Đông Hán đều thuộc Tư châu (hay Tư Lệ Bộ), trong đó Tràng An thuộc quận Kinh Triệu và Lạc Dương thuộc quận Hà Nam. Nếu xóa bỏ và chia cắt Tư Lệ Bộ, gộp vào Ký châu sẽ là bước xóa sổ châu số một của nhà Hán mà tăng đất đai cho quyền thần<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tập 2, tr 54</ref>.
 
Khi mang việc này ra bàn, Tuân Úc phản đối. Ông cho rằng<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tập 2, tr 54</ref>:
:Minh công đã phá Viên Thượng, bắt Thẩm Phối làm chấn động cả nước, nếu nay lại gộp đất đai của người khác vào Ký châu thì buộc họ phải lo lắng sẽ không giữ được đất đai và quân lính nữa, sợ minh công lần lượt thanh toán họ, như thế họ sẽ liều mình chống lại, minh công khó mà lấy được thiên hạ.
 
Tào Tháo nghe nói có lý, bèn tạm gác việc chia mở rộng Ký châu.
 
Năm 212, Tào Tháo đã làm thừa tướng, tước Vũ Bình hầu nhưng chua muốn dừng lại mà muốn thăng lên tước công, được gia phong Cửu tích và lấy Ký châu làm lãnh thổ riêng của họ Tào để dựng nước riêng trong lãnh thổ nhà Hán. Tào Tháo sai mưu sĩ Đổng Chiêu đi bàn kín việc này với Tuân Úc, vì ông là tham mưu số một của Tào Tháo và địa vị, uy tín trong triều đình nhà Hán cũng lớn hơn cả trong các văn thần. Tuy nhiên, Tuân Úc không đồng tình. Ông nói với Đổng Chiêu<ref>Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 374</ref>:
:Người quân tử lấy đức yêu người, không nên như vậy. Tào công vốn là vì việc giúp triều yên nước mà chiêu tập nghĩa binh, từ trước đến nay giữ lòng trung trinh, giữ bề khiêm tốn. Chúng ta không nên làm trái bản ý của Tào công.
 
Theo ý kiến của các sử gia, thực chất, Đổng Chiêu theo lệnh của Tào Tháo đến thăm dò ý kiến của Tuân Úc về việc này và muốn nhờ ông đứng ra mở đường dư luận cho Tào Tháo tiến phong. Nhưng Tuân Úc lại cố ý không biết rằng đó là bản ý của Tào Tháo mà chỉ là ý của riêng Đổng Chiêu, ông muốn qua Đổng Chiêu chuyển đến Tào Tháo ý kiến của mình, giúp Tào Tháo có một con đường rút lui và ngăn ý định trợ giúp Tào Tháo xưng hiệu của Đổng Chiêu<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tập 2, tr 46</ref>.
 
Tuy nhiên, Tào Tháo đã có chủ ý xưng hiệu nên sau khi nghe Đổng Chiêu báo cáo tình hình, rất bực Tuân Úc.
 
== Qua đời ==
Việc xưng hiệu của Tào Tháo tạm hoãn. Năm 212 Tào Tháo lại đi nam chinh đánh Tôn Quyền ở Nhu Tu. Khác với thường lệ, Tào Tháo không để ông trấn thủ Hứa Xương nữa mà dâng biểu lên Hán Hiến Đế đề nghị để Tuân Úc ra lĩnh quân ở huyện Tiêu<ref>Nay là thị trấn Hào Xuyên, tỉnh An Huy</ref> với chức vụ Quang lộc đại phu tham thừa tướng quân sự. Trên thực tế động thái này nhằm loại bỏ vai trò Thượng thư lệnh từ lâu của Tuân Úc<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tập 2, tr 46</ref>.
 
Tuân Úc lĩnh chức lên đường. Tới Thọ Xuân thì ông ngã bệnh. Sau đó không lâu, Tuân Úc qua đời một cách khá bí ẩn, lúc đó ông 50 tuổi. Ông được đặt tên thụy là Kính hầu.
 
== Bình luận ==
Có những ý kiến khác nhau trong giới sử học về cái chết của Tuân Úc. Trần Thọ trong Tam Quốc chí cho rằng Tuân Úc vì quá lo lắng mà chết. Tôn Thịnh trong Ngụy thị xuân thu lại cho rằng Tào Tháo gửi hộp thức ăn cho Tuân Úc nhưng khi ông mở hộp ra thì trong hộp không có gì; Tuân Úc cho rằng Tào Tháo muốn giết mình bèn tự sát. Sau này Phạm Hoa viết Hậu Hán thư và Tư Mã Quang viết Tư trị thông giám đều theo thuyết của Tôn Thịnh<ref>Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 374</ref>.
 
Nhưng giới sử gia hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng Trần Thọ có lý hơn và Tôn Thịnh không đưa ra chứng cứ nào và cho rằng việc gửi đồ ăn cho Tuân Úc của Tào Tháo chỉ là lời đồn đại. Điều lo lắng của Tuân Úc dẫn tới cái chết của ông (theo như Trần Thọ) là lo lắng cho tiền đồ của nhà Hán. Tuân Úc là người trước sau trung thành với nhà Hán, nhiều năm ông theo đuổi sự nghiệp, giúp Tào Tháo vì thấy Tào Tháo là anh hùng dẹp loạn để giúp nhà Hán, chứ không phải vì cơ nghiệp riêng của Tào Tháo<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tập 2, tr 58</ref>. Việc Tào Tháo muốn tự mình xưng hiệu khiến Tuân Úc thất vọng, vì Tào Tháo trong con mắt ông vốn là trung thần nhà Hán, hết lòng trung hưng nhà Hán chứ không phải là người xảo quyệt, lấy việc giúp nhà Hán làm chiêu bài dần dần cướp ngôi nhà Hán<ref>Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 374</ref>.
 
== Trong Tam Quốc diễn nghĩa ==
Tuân Úc xuất hiện trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung tại hồi 10. Ông cùng cháu là Tuân Du đến gặp Tào Tháo ở Đông quận và tiến cử những nhân tài khác cho Tào Tháo như Trình Dục, Quách Gia.
 
Mưu trí của Tuân Úc trong việc giúp Tào Tháo bình định trung nguyên được La Quán Trung mô tả khá gần với sử sách. Ông xuất hiện tới hồi thứ 61 thì tự vẫn khi được Tào Táo gửi cho đồ hộp rỗng. Tam Quốc diễn nghĩa theo thuyết của Tôn Thịnh khi nói về cái chết của Tuân Úc.
 
==Xem thêm==
* [[Tào Tháo]]
* [[Đổng Chiêu]]
* [[Hán Hiến Đế]]
 
==Tham khảo==
* Lê Đông Phương, (2007), Kể chuyện Tam Quốc, NXB Đà Nẵng
* Chu Thiệu Hầu (2003), Tổng tập lược truyện các Tể tướng trong lịch sử Trung Quốc, NXB Văn hóa thông tin
* Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân (2006), ''Tướng soái cổ đại Trung Hoa'', tập 1, NXB Thanh niên.
* Dịch Trung Thiên (2010), Phẩm Tam Quốc, NXB Công an nhân dân.
 
==Chú thích==
{{reflist}}
 
{{Nhân vật Tam Quốc}}
[[Thể loại:Sinh 163]]
[[Thể loại:Mất 212]]
[[Thể loại:Quan nhà Hán]]
 
[[en:Xun Yu]]
[[Thể loại:Nguời Tam Quốc]]
[[fr:Xun Yu]]
[[Thể loại:Nhân vật Tam Quốc]]
[[ko:순욱]]
[[id:Xun Yu]]
[[ja:荀イク]]
[[th:ซุนฮก]]
[[zh-classical:荀彧]]
[[zh:荀彧]]