Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuân Úc (Tam Quốc)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 49:
Nhờ có công lao, Tuân Úc được Tào Tháo phong làm Vạn Tuế đình hầu<ref>Đình Vạn Tuế ở huyện Tân Trịnh, Hà Nam</ref>. Trong lịch sử từ trước đó, chưa từng có ai như Tuân Úc, người không có công lao chiến trận, chỉ làm Thượng thư lệnh mà được phong tước hầu<ref>Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 373</ref>.
 
Thế lực của [[Tào Tháo]] trong triều ngày càng cao. Vua [[Hán Hiến Đế]] hoàn toàn không có quyền hành.
 
Năm [[204]], [[Tào Tháo]] [[trận Nghiệp Thành (204)|đánh chiếm được Nghiệp Thành]] (thủ phủ Ký châu) từ tay họ Viên, làm chủ phần lớn Hà Bắc và trung nguyên, đẩy họ Viên chạy lên phía bắc. Có người vì cơ nghiệp riêng của Tào Tháo đã kiến nghị nên thay đổi địa giới hành chính phục hồi chế độ 9 châu như trước đây, theo đó hai châu Tinh và U cùng 4 quận thuộc châu Tư (hay Tư Lệ Bộ) là Hà Nội, Hà Đông, Bằng Dực và Phù Phong sẽ sáp nhập vào Ký châu, như vậy cương vực riêng của Tào Tháo ở Ký châu sẽ rất lớn.
 
Điều này không chỉ quan hệ tới cơ nghiệp riêng của Tào Tháo mà còn liên quan tới vấn đề chính trị của [[nhà Hán]]. Đương thời, hai kinh [[Lạc Dương]][[Tràng An]] cũ của nhà Tây Hán và Đông Hán đều thuộc Tư châu (hay Tư Lệ Bộ), trong đó Tràng An thuộc quận Kinh Triệu và Lạc Dương thuộc quận Hà Nam. Nếu xóa bỏ và chia cắt Tư Lệ Bộ, gộp vào Ký châu sẽ là bước xóa sổ châu số một của nhà Hán mà tăng đất đai cho quyền thần<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tập 2, tr 54</ref>.
 
Khi mang việc này ra bàn, Tuân Úc phản đối. Ông cho rằng<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tập 2, tr 54</ref>:
:''Minh công đã phá Viên Thượng, bắt Thẩm Phối làm chấn động cả nước, nếu nay lại gộp đất đai của người khác vào Ký châu thì buộc họ phải lo lắng sẽ không giữ được đất đai và quân lính nữa, sợ minh công lần lượt thanh toán họ, như thế họ sẽ liều mình chống lại, minh công khó mà lấy được thiên hạ.''
 
Tào Tháo nghe nói có lý, bèn tạm gác việc chia mở rộng Ký châu.
 
Năm [[212]], Tào Tháo đã làm thừa tướng, tước Vũ Bình hầu nhưng chua muốn dừng lại mà muốn thăng lên tước công, được gia phong Cửu tích và lấy Ký châu làm lãnh thổ riêng của họ Tào để dựng nước riêng trong lãnh thổ nhà Hán. Tào Tháo sai mưu sĩ [[Đổng Chiêu]] đi bàn kín việc này với Tuân Úc, vì ông là tham mưu số một của Tào Tháo và địa vị, uy tín trong triều đình nhà Hán cũng lớn hơn cả trong các văn thần. Tuy nhiên, Tuân Úc không đồng tình. Ông nói với Đổng Chiêu<ref>Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 374</ref>:
:''Người quân tử lấy đức yêu người, không nên như vậy. Tào công vốn là vì việc giúp triều yên nước mà chiêu tập nghĩa binh, từ trước đến nay giữ lòng trung trinh, giữ bề khiêm tốn. Chúng ta không nên làm trái bản ý của Tào công.''
 
Theo ý kiến của các sử gia, thực chất, Đổng Chiêu theo lệnh của Tào Tháo đến thăm dò ý kiến của Tuân Úc về việc này và muốn nhờ ông đứng ra mở đường dư luận cho Tào Tháo tiến phong. Nhưng Tuân Úc lại cố ý không biết rằng đó là bản ý của Tào Tháo mà chỉ là ý của riêng Đổng Chiêu, ông muốn qua Đổng Chiêu chuyển đến Tào Tháo ý kiến của mình, giúp Tào Tháo có một con đường rút lui và ngăn ý định trợ giúp Tào Tháo xưng hiệu của Đổng Chiêu<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tập 2, tr 46</ref>.
 
Tuy nhiên, Tào Tháo đã có chủ ý xưng hiệu nên sau khi nghe [[Đổng Chiêu]] báo cáo tình hình, rất bực Tuân Úc.
 
== Qua đời ==