Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuân Úc (Tam Quốc)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 15:
Tuân Úc lập tức được Tào Tháo trọng dụng, coi ông như [[Trương Lương]] giúp [[Hán Cao Tổ]] dựng nghiệp trước kia<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tập 1, tr 137</ref> và dùng vào việc lớn. Ông được Tào Tháo chuyên lo sự vụ hành chính, đặc biệt khi Tào Tháo mang quân đi chinh chiến thì Tuân Úc lãnh trách nhiệm quản lý hậu phương.
 
Tào Tháo mở rộng thế lực ra khỏi Đông quận, làm chủ cả Duyện châu, lĩnh chức Châu mục. Năm [[193]], Tào Tháo quy kếttrách nhiệm cho Châu mục Từ châu là [[Đào Khiêm]] về cái chết của cha mình ([[Tào Tung]]), bèn mang quân đánh Từ châu. Tuân Úc được giao giữ thành.
 
Chiến sự kéo dài sang năm [[194]], Tào Tháo chưa diệtđánh chiếm được Từ châu thì Thái thú Đông quận là [[Trương Mạo]] và [[Trần Cung]] lại phản Tào Tháo, tôn [[Lã Bố]] làm Duyện châu mục và đánh chiếm đất đai của [[Tào Tháo]]. Lúc đó hậu phương Tào Tháo rất nguy cấp. Tuân Úc cùng các tướng cố sức phòng thủ, ông bàn với [[Trình Dục]], rồi chia nhau đi phòng thủ: Trình Dục cùng Cức Đê giữ Đông A, Cận Long giữ Phạm Huyện, còn Tuân Úc điều động [[Hạ Hầu Đôn]] mang quân về giữ Yên Thành, ngay trong đêm giết chết vài chục người làm loạn, tạm ổn định tình hình.
 
Đúng lúc đó Thứ sử Dự châu là Quách Cống mang quân tới dưới thành đòi gặp Tuân Úc. [[Hạ Hầu Đôn]] can ông không nên ra gặp Quách Cống sẽ nguy hiểm tính mạng, nhưng ông cho rằng:
:''Quách Cống chưa từng liên kết với Trương Mạo, vì vậy có thể gặp mặt để tranh thủ lôi kéo. Dù ta không thể khuyên giải, cũng có thể khiến ông ta trung lập không giúp cho Trương Mạo. Nếu chúng ta không gặp, sẽ khiến ông ta cho rằng chúng ta không tin tưởng, từ đó ông ta sẽ xấu hổ mang lòng thù hận''
 
Dòng 35:
Tào Tháo phải mang quân đi chinh chiến với các chư hầu [[Trương Tú]], [[Lã Bố]], [[Lưu Bị]], [[Viên Thuật]], [[Viên Thiệu]] cùng các võ tướng và các mưu sĩ như [[Quách Gia]], [[Trình Dục]]. Tuân Úc luôn là người ở lại trấn thủ Hứa Xương, thu xếp việc hậu phương. Khi tình hình mặt trận căng thẳng không thể quyết định được, Tào Tháo lại viết thư hỏi ông, và Tuân Úc luôn có quyết sách bày cho Tào Tháo giải quyết<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tập 2, tr 45</ref>.
 
Thế lực của [[Viên Thiệu]] ở Hà Bắc rất lớn, trở thành địch thủ lớn nhất của Tào Tháo. Nhưng Tuân Úc đã phân tích với Tào Tháo, vạch rõ 10 nhược điểm của Viên Thiệu và 10 ưu điểm của Tào Tháo; từ đó ông khẳng định Tào Tháo sẽ thắng Viên Thiệu trong cuộc đối đầu giữa hai bên<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tập 1, tr 183-184</ref>.
 
Năm [[200]], [[trận Quan Độ|chiến sự ở Quan Độ]] giữa [[Viên Thiệu]] và [[Tào Tháo]] diễn ra ác liệt. Hai bên cầm cự lâu ngày không phân thắng bại, mà quân Tào ở thế yếu hơn. Tào Tháo sắp hết lương, muốn rút lui về Hứa Xương, bèn viết thư về hỏi ý kiến Tuân Úc. Tuân Úc viết thư trả lời như sau<ref>Lê Đông Phương, Vương Tử Kim, sách đã dẫn, tr 389</ref>:
:''"Quân hai bên giữ nhau lâu ngày, đều đã mệt mỏi. Nay là lúc cần dùng mưu kế, ngàn vạn lần không nên nghĩ tới chuyện rút lui, một khi rút lui thì không thể nào giữ được nữa. Binh lực của [[Viên Thiệu]] tuy mạnh, nhưng hiện tại ông ta bị ngài giữ chân ở Quan Độ, nếu ngài buông tha ông ta thì hậu quả thế nào thực không dám nghĩ tới. Ngày xưa [[Hán Cao Tổ]] và [[Hạng Vũ]] giữ nhau ở Hồng Câu, hai bên đều muốn mà không dám rút lui chính vì lẽ đó".''
 
Tào Tháo tiếp thu ý kiến của Tuân Úc, cố sức phòng thủ chờ biến cố. Quả nhiên sau đó mưu sĩ của Viên Thiệu là [[Hứa Du]] sang đầu hàng và hiến kế cho Tào Tháo cướp lương của Viên Thiệu ở Ô Sào, khiến đại quân Viên Thiệu tan vỡ.
 
Trận thắng Quan Độ giúp thay đổi cục diện tranh hùng, họ Viên từ đó suy yếu. Tào Tháo từng bước tiến lên phía bắc chinh phục họ Viên, cuối cùng năm [[207]] tiêu diệt hoàn toàn các con của Viên Thiệu. Trong thời gian đó Tuân Úc giữ vững Hứa Xương không xảy ra biến cố.