Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công ty Đông Ấn Hà Lan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa lỗi chính tả using AWB
Dòng 1:
{{Thiếu nguồn gốc}}
[[Thể loại:Hoàn toàn không có nguồn tham khảo]]
{{Tóm tắt về công ty
|tên = {{lang|nl|Verenigde Oost-Indische Compagnie}}
Hàng 45 ⟶ 44:
Trong thế kỷ 16, ngành [[buôn bán đồ gia vị]] bị thống trị bởi những người [[Bồ Đào Nha]], họ sử dụng [[Lisboa|Lisbon]] làm [[cảng nguyên liệu]]. Trước khi có những cuộc bạo động tại Hà Lan thì [[Antwerpen|Antwerp]] đã đóng vai trò là trung tâm phân phối hàng gia vị tại Bắc Âu, sau năm 1591 những người Bồ Đào Nha đã sử dụng những nghiệp đoàn đa quốc gia của Đức như [[Fuggers]] và [[Welsers]], cũng như các công ty của Tây Ban Nha và Ý sử dụng Hamburg làm cảng nguyên liệu phía bắc, để phân phối sản phẩm của họ, vì vậy những thương gia Hà Lan bị cắt hết nguồn nguyên liệu. Cùng thời điểm đó, hệ thống thương mại của Bồ Đào Nha tỏ ra kém hiệu quả trong việc đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao cho các loại hàng hóa, đặc biệt là [[hồ tiêu|hạt tiêu]]. Nhu cầu cho gia vị trở nên biến động, nguồn cung không ổn định cho hạt tiêu đã gây nên một cơn sốt giá mặt hàng này thời điểm đó.
 
Thêm nữa, khi Bồ Đào Nha được sáp nhập vào ngai vàng của vua Tây Ban Nha, cùng với việc Hà Lan đang có chiến tranh. Năm 1580, [[Đế quốc Bồ Đào Nha]] trở thành mục tiêu thích hợp cho những cuộc tấn công quân sự. Đây là những yếu tố cơ bản thôi thúc Hà Lan tham gia vào thị trường buôn bán hạt tiêu liên lục địa thời điểm đó. Lý do cuối cùng, một vài người Hà Lan như [[Jan Huyghen van Linschoten]] và [[Cornelis de Houtman]] đã nắm được bí mật những hải trình thương mại của Bồ Đào Nha và tận dụng triệt để cơ hội này. Chuyến hành trình đầu tiên của Houtman tới [[Banten]], một cảng quan trọng của [[Java]], đã dànhgiành được một lợi nhuận khiêm tốn.
 
Năm 1596, một nhóm thương gia Hà Lan quyết định một lần nữa phá thế độc quyền của Bồ Đào Nha. Năm 1596, một đoàn viễn chinh gồm 4 tàu chỉ huy bởi thuyền trưởng [[Cornelis de Houtman]] tới Indonesia là sự liên hệ đầu tiên của Hà Lan với Indonesia. Đoàn thuyền đã tới được Banten, cảng xuất hạt tiêu chính ở Tây Java, đoàn tàu đã mất 12 thủy thủ đoàn khi bị người Java tấn công tại [[Sidayu]] và giết chết một thủ lĩnh địa phương tại [[Madura]]. Một nửa thành viên của đoàn đã chết trước khi trở về được Hà Lan năm sau đó, nhưng họ đã thu được một lượng hạt tiêu có lợi nhuận đáng kể.
 
Năm 1598, một lượng lớn những đoàn thuyền của các nhóm thương gia cạnh tranh ở khắp Hà Lan tiếp tục được gửi tới Indonesia. Một vài đoàn thuyền bị mất nhưng phần lớn đã thành công và thu được một lượng lớn lợi nhuận. Tháng 3 năm 1599, một đoàn thuyền gồm 22 tàu gồm 5 công ty khác nhau dưới sự chỉ huy của [[Jacob van Neck]] đã tới được đảo hạt tiêu [[Maluku]]. Đoàn thuyền trở về châu Âu năm 1599 và 1600, dù cho bị mất tới 8 chiếc thuyền nhưng họ đã thu được tới 400% lợi nhuận. Năm 1600, những người Hà Lan tham gia vào liên minh chống Bồ Đào Nha của người bản địa [[Hitu]], đổi lại những người Hà Lan được độc quyền mua bán gia vị ở Hitu. Người Hà Lan đã dànhgiành được quyền kiểm soát Ambon khi liên minh của họ với người Hitu chuẩn bị một cuộc tấn công người Bồ Đào Nha tại pháo đài Ambon, quân Bồ Đào Nha chấp nhận đầu hàng. Năm 1613, người Hà Lan trục xuất người Bồ Đào Nha khỏi pháo đài [[Solor]], quân Bồ phản công trở lại và tái chiếm được vùng đất nhưng đến năm 1626, người Hà Lan dành lại được Solor.
 
=== Hình thành ===
Hàng 61 ⟶ 60:
{{Sơ khai}}
 
[[Thể loại:Hoàn toàn không có nguồn tham khảo]]
[[Thể loại:Công ty Đông Ấn Hà Lan]]
[[Thể loại:Đế quốc Hà Lan]]