Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công ty Đông Ấn Hà Lan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa lỗi chính tả using AWB
n →‎Bối cảnh: sửa lỗi chính tả using AWB
Dòng 48:
Năm 1596, một nhóm thương gia Hà Lan quyết định một lần nữa phá thế độc quyền của Bồ Đào Nha. Năm 1596, một đoàn viễn chinh gồm 4 tàu chỉ huy bởi thuyền trưởng [[Cornelis de Houtman]] tới Indonesia là sự liên hệ đầu tiên của Hà Lan với Indonesia. Đoàn thuyền đã tới được Banten, cảng xuất hạt tiêu chính ở Tây Java, đoàn tàu đã mất 12 thủy thủ đoàn khi bị người Java tấn công tại [[Sidayu]] và giết chết một thủ lĩnh địa phương tại [[Madura]]. Một nửa thành viên của đoàn đã chết trước khi trở về được Hà Lan năm sau đó, nhưng họ đã thu được một lượng hạt tiêu có lợi nhuận đáng kể.
 
Năm 1598, một lượng lớn những đoàn thuyền của các nhóm thương gia cạnh tranh ở khắp Hà Lan tiếp tục được gửi tới Indonesia. Một vài đoàn thuyền bị mất nhưng phần lớn đã thành công và thu được một lượng lớn lợi nhuận. Tháng 3 năm 1599, một đoàn thuyền gồm 22 tàu gồm 5 công ty khác nhau dưới sự chỉ huy của [[Jacob van Neck]] đã tới được đảo hạt tiêu [[Maluku]]. Đoàn thuyền trở về châu Âu năm 1599 và 1600, dù cho bị mất tới 8 chiếc thuyền nhưng họ đã thu được tới 400% lợi nhuận. Năm 1600, những người Hà Lan tham gia vào liên minh chống Bồ Đào Nha của người bản địa [[Hitu]], đổi lại những người Hà Lan được độc quyền mua bán gia vị ở Hitu. Người Hà Lan đã giành được quyền kiểm soát Ambon khi liên minh của họ với người Hitu chuẩn bị một cuộc tấn công người Bồ Đào Nha tại pháo đài Ambon, quân Bồ Đào Nha chấp nhận đầu hàng. Năm 1613, người Hà Lan trục xuất người Bồ Đào Nha khỏi pháo đài [[Solor]], quân Bồ phản công trở lại và tái chiếm được vùng đất nhưng đến năm 1626, người Hà Lan dànhgiành lại được Solor.
 
=== Hình thành ===