Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tần Lương Ngọc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 68:
Ngày 5 tháng 10, nghĩa quân Trương Hiến Trung trước tiên nhắm vào quân Minh trong Hoàng Nê oa, phát động tấn công ở Thổ Địa lĩnh <ref>Nay là Thảo Đường trấn, Phụng Tiết, Trùng Khánh</ref>, giết hơn ngàn người. Hôm sau, thủ hạ của Trương là Lý Định Quốc bắn chết “Thần nỗ tướng” Trương Lệnh ngay trong trận, Tần Lương Ngọc đưa quân đến cứu nhưng thất bại. Toàn quân của Trương Lệnh và 3 vạn thủ hạ của Tần Lương Ngọc đều mất sạch, chỉ còn Tần Lương Ngọc một ngựa chạy về Trùng Khánh, bình sinh chưa từng gặp phải thảm bại như lần này.
 
Kế hoạch vây diệt nghĩa quân của Dương Tự Xương hoàn toàn phá sản, 32 cửa ải trên một dải giao giới 2 tỉnh Xuyên, [[Hồ Bắc|Ngạc]] rơi vào tay nghĩa quân, đất Thục đại loạn. Tần Lương Ngọc vẫn không vì tổn thất nặng nề mà nản lòng, nói với Thiệu Tiệp Xuân: “Sự tình nguy cấp, tôi vẫn còn sĩ tốt ở quê nhà, khoảng 2 vạn người. Tôi có thể tự cung ứng có 1 vạn, còn lại thì triều đình cung ứng. Nếu như bố trí thỏa đáng, thì vẫn có thể đối phó với quân giặc.” Thiệu Tiệp Xuân không nghe, bà than thở mà trở về. Tình hình Tứ Xuyên trở nên tan nát không thể cứu vãn, không chỉ có nghĩa quân Trương Hiến Trung mà còn có [[Diêu, Hoàng thập tam gia]] <ref>Là một lực lượng ô hợp gồm mười mấy cánh quân, thành phần phức tạp (nông dân, lưu manh, gia nô, địa chủ, thổ hào…), mượn danh nghĩa là khởi nghĩa nông dân, nhưng hoàn toàn không có chính kiến, chỉ có cướp bóc, phá hoại và giết người, không tha cho bất kỳ đối tượng nào; lấy Diêu Thiên Động, Hoàng Long làm thủ lĩnh, ngoài ra còn có Tranh thiên vương, Bức phản vương, Hắc hổ, Hỗn thiên tinh, Đoạt thực vương, Hình Thập Vạn, Hoàng diêu tử, Chấn thiên vương, Thuận Hổ, Vương Quang Hưng, Dương Bỉnh Duẫn, Trần Lâm</ref> hoành hành dữ dội, tàn hại nhân dân. Thiệu Tiệp Xuân không lâu sau bị hạ ngục, uống [[thuốc độc]] [[tự sát]].
 
==Tận trung với nhà Minh==