Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Edvard Grieg”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: |thumb| → |nhỏ| (2)
Dòng 1:
[[File:Edvard Grieg (1888) by Elliot and Fry - 02.jpg|right|thumbnhỏ| Edvard Grieg (1876)]]
 
'''Edvard Hagerup Grieg''' [[IPA|{{IPA|[ˈɛdʋɑʁd ˈhɑːgəʁʉp ˈgʁɪg]}}]] (1843-1907) là nhà soạn nhac, nhạc trưởng, nghệ sĩ piano người Na Uy nổi tiếng nhất. Ông là một thiên tài âm nhạc hiếm có của Na Uy, đất nước luôn tỏ ra kém thế ở vùng Bắc Âu, đặc biệt là với [[Thụy Điển]] và [[Đan Mạch]] (trong lịch sử, Na Uy luôn chịu sự thống trị của hai nước này). Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là 2 tổ khúc trích từ vở kịch ''Peer Gynt''.
Dòng 11:
[[File:Eilif Peterssen-Edvard Grieg 1891.jpg|thumb|trái|Edvard Grieg (1891). portrait by [[Eilif Peterssen]]]]
 
Sau cuộc gặp quan trọng trong sự nghiệp âm nhạc đó, Grieg hạnh phúc nhận trợ cấp suốt đời giúp ông thoát những âu lo mưu sinh. Năm 1874, ông trở về quê hương Bergen. Thời gian này là khoảng thời gian thành công càu nhà soạn nhạc người Na Uy. Tiêu biểu là nhạc viết cho kịch nói ''Peer Gynt'' của Henrik Ibsen sau 4 năm sáng tác của Grieg (1874-1878) ra đời, khiến ông trở nên nổi tiếng khắp lục địa già. Ngoài ra phải kể tới ballade cho piano Op.24, tứ tấu đàn dây Op.27, tô khúc ''Holberg'' Op.40 và nhiều tác phẩm cho piano và thể loại thanh nhạc trữ tình khác. Từ đây, Edvard Grieg được đất nước Na Uy của mình và thế giới công nhận. Tác phẩm của nhà soạn nhạc được ấn hành bởi các nhà xuất bản lớn của Đức. Ông đã đi biểu diễn ở các thành phố lớn của châu Âu như Berlin, Viên, Paris, London, Praha, Warsawa,... và ông cũng trở thành viện sĩ Viện Hàn lâm Âm nhạc Thụy Điển (1872), Hà Lan (1873), Pháp (1890). Đến năm 1893, ông được tặng học vị tiến sĩ Trường Đại học tổng hợp Cambridge của Anh Quốc. Cuối đời, ông không thích cuộc sống ồn ào ở nông thôn nên đã sống ở vùng ngoại ô. Ông còn là nhà hoạt động xã hội bên cạnh việc sáng tác. Edvard Grieg tạ thế vào ngày 4 tháng 9 năm 1907 tại quê nhà Bergen. Tang lễ của ông là quốc tang của Na Uy.<ref name="ReferenceA">Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007</ref>
[[File:Edvard en Nina Grieg 1899.jpg|right|thumbnhỏ| Edvard Grieg and [[Nina Grieg|Nina Hagerup]] (1899)]]
 
=== Phong cách sáng tác ===
Edvard Grieg là nhà soạn nhạc vĩ đại, nghệ sĩ piano xuất sắc, nhạc trưởng đại tài và nhà hoạt đông xã hội hăng hái. Ông là người đứng đàu trường phái âm nhạc Na Uy, có ảnh hưởng không những chỉ vùng Scandinavia mà còn cả châu Âu bởi tài năng, lý tưởng nghệ thuật dân tộc tiến bộ. Cũng giống như Mikhail Ivanovich Glinka ở Nga và Bedřich Smetana ở Cộng hòa Séc, Grieg của đất nước Na Uy đã thể hiện những nét điển hình của dân tộc mình, những hình tượng thơ ca dân gian và thiên nhiên của đất nước. Trên cơ sở đó, ông đã trở thành người sáng lập nền âm nhạc cổ điển Na Uy. Tác phẩm của nhà soạn nhạc này là tài sản quý báu của nền văn hóa Na Uy và thế giới.<ref>Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007<name="ReferenceA"/ref>
 
=== Các tác phẩm ===
Ông để lại cho đời sau những tác phẩm thanh nhạc-giao hưởng, có thể kể tới ''Bên cổng tu viện'' (1871), ''Trở về quê hương'' (1872), nhạc cho vở kịch ''Sigurd Jorsalfar'' của Bjornson (1872), ''Peer Gynt'' của Henrik Ibsen (1874) bản overture ''Mùa thu'' (1866), ''Những vũ khúc giao hưởng'' (1898), 2 tổ khúc ''Peer Gynt'' (1888, 1891), và các tác phẩm khác cho dàn nhạc. Thêm vào đó phải kể tới bản concerto cho piano và dàn nhạc (1868), ''Andante'' cho tam tấu (1878), 3 sonata cho violin và piano (1865, 1867, 1887), sonata cho cello và piano (1883), hơn 170 bản nhạc cho piano gồm 2 tay, 4 tay, 2 đàn, trong đó phải kể tới sonata (1865), ballad (1875), ''Những khúc nhạc trữ tình'' (gồm 68 khúc và 10 tập), những vũ khúc Na Uy và ca khúc (1870), những vũ khúc nông dân Na Uy, tổ khúc ''Từ đời sống nhân dân'' (1871), ''Romace cổ Na Uy và những biến tấu cho 2 piano'' (1891), 128 romance, hợp xướng,...<ref>Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007<name="ReferenceA"/ref>
 
==Chú thích==