Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Loạn Tam phiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: {{reflist}} → {{Tham khảo}} using AWB
Dòng 2:
 
==Hoàn cảnh và nguyên nhân==
Sau khi [[nhà Thanh]] tiến vào cai trị [[Trung Quốc]], đến thời [[Khang Hi]], lãnh thổ [[Trung Quốc]] chưa hoàn toàn được thống nhất, vẫn còn nguy cơ để lại từ cuối thời Minh: đó là “tam phiên” tức 3 vị vương từng là hàng tướng của nhà Minh gồm có Bình Tây vương [[Ngô Tam Quế]] ở [[Vân Nam]], Bình Nam vương [[Thượng Khả Hỷ]] ở [[Quảng Đông]] và Tĩnh Nam vương [[Cảnh Tinh Trung]] ở [[Phúc Kiến]]; [[Trịnh Thành Công]] vẫn chiếm giữ [[Đài Loan]], [[Nước Nga Sa hoàng]] nhiều lần gây chiến ở biên giới. Vì vậy từ khi chính thức trực tiếp nắm quyền hành, Khang Hi đã tự mình viết tấm biển “tam phiên, hà vụ, tào vận” để đặt ra nhiệm vụ giải quyết những mối lo của triều đình, trong đó tam phiên được coi là mục tiêu giải quyết trước.
 
Tam phiên có địa bàn cai quản rộng lớn, thế lực ngày càng mạnh, lại là tướng cũ của [[nhà Minh]], trở thành mối lo với nhà Thanh, do đó Khang Hi quyết tâm trừ bỏ. Tháng 3 năm [[1673]], Bình Nam vương Thượng Khả Hỷ tuổi cao sức yếu dâng thư lên triều đình xin được về hưu dưỡng lão và xin cho con là Thượng Chi Tín kế chức. Khang Hi nắm được cơ hội bắt đầu trừ bỏ tam phiên, bèn đồng ý với thỉnh cầu từ chức của Khả Hỷ, nhưng không cho Chi Tín kế vị.
 
Lúc đó con trai [[Ngô Tam Quế]] là [[Ngô Ứng Hùng]] đang ở [[Bắc Kinh]] đã nhanh chóng đưa tin về [[Vân Nam]]. Tháng 7 năm đó, tin tức đưa tới miền nam. Ngô Tam Quế và Cảnh Tinh Trung thấy [[Khang Hi]] đồng ý với đề nghị rút lui của Thượng Khả Hỷ, lấy làm lo lắng, bèn đồng loạt viết thư xin cáo lão. Các đại thần cho rằng hai Ngô Tam Quế và Cảnh Tinh Trung không thực lòng rút lui, khuyên ông không nên phê chuẩn vì sẽ gây biến loạn<ref>Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 537</ref>.
 
Trong khi đó, chỉ có số ít đại thần đồng tình với ý định triệt phiên của Khang Hi như Thượng thư Bộ Hộ là Mễ Tư Hàn, Thượng thư Bộ Hình là Mạc Lạc, Thượng thư Bộ Binh là Minh Châu. Khang Hi muốn nhân cơ hội này trừ bỏ tam phiên nên đã chấp thuận luôn, và sai Bác Nhĩ Khẳng, Chiết Mại Lễ tới Vân Nam, sai Lương Thanh Tiêu tới [[Quảng Đông]], Trần Nhất Bỉnh tới [[Phúc Kiến]] để thi hành mệnh lệnh, thúc giục tam vương rời bỏ ngôi vị.
 
Thấy rõ ý định của Khang Hi muốn trừ bỏ mình, Ngô Tam Quế bèn cầm đầu tam vương khởi sự chống lại nhà Thanh.