Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Yên Châu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Kinh tế, xã hội: clean up, replaced: → using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 46:
Yên Châu là một huyện miền núi, biên giới của tỉnh Sơn La; nằm dọc trục quốc lộ 6, trung tâm huyện lỵ cách thị xã Sơn La 64 km, cách Thủ đô Hà Nội 240 km; có 47 km đường biên giới với nước CHDCND Lào. Tổng diện tích tự nhiên 857,75 km2; dân số trung bình năm 2006 là 64,2 nghìn người, mật độ dân số 74,8 người/km2. Toàn huyện có 15 xã, thị trấn, trong đó có 8 xã được hưởng chính sách chương trình 135, năm 2006 đã có 6/8 xã được công nhận thoát khỏi tình trạng ĐBKK. Toàn huyện có 177 bản, tiểu khu. Có 5 dân tộc anh em chủ yếu là: Kinh, Thái, Xinh mun, Mông, Khơ mú; dân tộc thiểu số chiếm trên 70% dân số toàn huyện.
 
Huyện Yên Châu nằm trong vùng động lực kinh tế của tỉnh; nằm đệm giữa 2 khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh Sơn La là: Huyện Mai Sơn và Mộc Châu, có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông sản phẩm hàng hoá nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến của tỉnh. Đồng bào các dân tộc Yên Châu có truyền thống cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; có truyền thống cần cù, sáng tạo, đoàn kết thống nhất cao trong xây dựng và phát triển quê hương. Bản sắc văn hoá đồng bào các dân tộc phong phú và đa dạng, đang được giữ vững và phát triển.
 
Huyện Yên Châu và 2 xã Tú Nang, Chiềng Hặc được Đảng, Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang” trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; HTX Kim Chung xã Phiêng Khoài được phong tặng danh hiệu đơn vị “Anh hùng lao động”, 1 cá nhân được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”.
 
Trong những năm qua, huyện Yên Châu có những bước phát triển KT - XH khá toàn diện. Nền kinh tế phát triển theo hướng CNH-HĐH, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 13%/năm trở lên, tỷ trọng sản xuất CN-TTCN và dịch vụ ngày càng cao. Các lĩnh vực xã hội từng bước được xã hội hoá, phát triển theo hướng tích cực và hiệu quả hơn. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Quan hệ hợp tác với các huyện giáp danh của nước Cộng hoà DCND Lào được tăng cường và mở rộng, góp phần giữ vững an ninh biên giới quốc gia trên địa bàn.
 
Tiềm năng, lợi thế của huyện những năm tiếp theo là nguồn nội lực lớn cho công cuộc phát triển KT - XH theo hướng CNH-HĐH; là cơ hội, điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.
== Điều kiện tự nhiên ==
Hàng 100 ⟶ 96:
[[Thể loại:Huyện Sơn La]]
[[Thể loại:Huyện biên giới Việt Nam với Lào]]
[[Thể loại:Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân]]