Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Sĩ Thành”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: <references /> → {{tham khảo}} using AWB
Dòng 37:
 
==Buổi đầu khởi nghĩa==
 
Ông sinh ra một gia đình cùng đinh làm [[nghề muối]]. Từ xưa, [[Thái Châu]] là đất làm [[muối]] chủ yếu của duyên hải đông nam Trung Quốc, cũng là nguồn cung cấp muối lớn nhất cả nước. Bạch Câu Trường là 1 trong 36 diêm trường ở Thái Châu, trực thuộc Lưỡng Hoài diêm sứ tư. Cuối đời [[nhà Nguyên]], khắp nơi loạn lạc, muối trở thành nguồn thu nhập chính của vương triều. Trong khi lượng muối làm ra ngày càng nhiều, giá muối không từng tăng cao, theo [[Nguyên sử]], từ năm Chí Nguyên thứ 13 (1276) đến năm Duyên Hữu thứ 2 (1315), diện tích đất làm muối tăng lên gấp 16 lần, mà đời sống của diêm dân chỉ thêm vất vả, cùng khốn. Sĩ Thành từ nhỏ đã có sức mạnh, lớn lên tham gia đội ngũ vận chuyển muối. Ông tính hào hiệp thích giúp người, xem nhẹ tài vật, trở nên rất có uy tín ở địa phương.
 
Do vận chuyển muối công thì thu nhập ít ỏi, Sĩ Thành cùng vài người đồng hương kèm thêm muối tư để bán cho các nhà giàu. Muối ăn từ thời [[nhà Chu]] đã bị chính quyền [[phong kiến]] lũng đoạn, đến đời Nguyên, pháp luật đã tương đối hoàn thiện. '''Nguyên sử - Hình pháp chí 3, Thực hóa''' chép nhà Nguyên trừng phạt những kẻ buôn bán muối tư như sau: “''70 [[wikt:hèo|hèo]], đồ 2 năm, tài sản một nửa sung công, một nửa thưởng cho người cáo giác''”. Những kẻ mua muối dựa vào đây mà bắt chẹt, bọn Sĩ Thành đành nuốt giận bỏ qua.
 
Sau khi những cuộc khởi nghĩa của [[Phương Quốc Trân]], [[Lưu Phúc Thông]], [[Quách Tử Hưng]] nổ ra, tháng giêng năm Chí Chính thứ 13 (1353), Sĩ Thành cùng các em trai Sĩ Nghĩa, Sĩ Đức, Sĩ Tín và bọn Lý Bá Thăng, Phan Nguyên Minh, Lữ Trân,… (đều làm việc vận chuyển muối) cả thảy 18 người bí mật uống máu ăn thề ở Thảo Yển Trường, phụ cận Bạch Câu Trường, trong đêm xông vào nhà của Diêm Trường lệnh Khâu Nghĩa, đánh người này đến chết. Tiếp đó, bọn họ lấy hết tài sản, lương thực của các nhà giàu trong vùng, chia cho trăm họ, hiệu triệu mọi người cùng nổi dậy. Chưa đến 1 tháng, nghĩa quân đã phát triển lên đến vạn người. Sử [[lịch sử Trung Quốc|Trung Quốc]] gọi là [[Khởi nghĩa 18 đòn gánh]] (十八条扁担起义, Thập bát điều biển đam khởi nghĩa).
 
==Chiến thắng Cao Bưu==