Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành Bát Quái”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xvn (thảo luận | đóng góp)
Xvn (thảo luận | đóng góp)
Dòng 32:
[[Image:GiaLong.jpg|300px|right|thumb|Vua Gia Long của nhà Nguyễn]]
 
Tháng 8 năm Đinh Dậu ([[7 tháng 9]] năm [[1788]]), lợi dụng khi quân [[Tây Sơn]] đang bận tái lập trật tự Bắc Hà và đánh [[Nhà Thanh|quân Thanh]] , [[Nguyễn Ánh]] đánh chiếm được Sài Gòn và biến nớinơi đây thành cơ sở chống lại Tây Sơn. Hai năm sau, [[1790]] Nguyễn Ánh chọn đất Sài Gòn làm kinh đô, tên là ''[[Gia Định kinh]]''; rồi ông nhờ hai người Pháp là [[Olivier de Puymanel]] (Việt danh là "Ông Tín"<ref name=vnthuquan/>) và [[Le Brun]], đều là sĩ quan công binh Pháp) vẽ họa đồ và huy động 30.000 dân phu xây thành bảo vệ thật kiên cố theo kiến trúc Vauban nhưng mang hình Bát Quái, theo định hướng phong thổ Á Đông, theo mỹ thuật dân tộc Việt Nam<ref name=museum>[http://www.hcmc-museum.edu.vn/tintuc/default.aspx?cat_id=778&news_id=726 Địa lý hành chánh Sài Gòn- Thành Phố Hồ Chí Minh] của Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh</ref>, với tường thành cao mười lăm thước mộc, tính ra lối bốn thước tây lẻ tám tấc (khoảng 4 m 8), toàn bằng đá ong [[Biên Hòa]] kiểu "[[lục lăng]]"<ref name=vnthuquan>[http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nmnqnqn0n31n343tq83a3q3m3237nvn Sài Gòn năm xưa], phần 3-1, biên khảo của nhà khảo cổ học [[Vương Hồng Sển]].</ref>, nhằm củng cố chân đứng của mình trên đất [[Gia Định]]. Vào tháng 7 năm Nhâm Tý ([[1792]]), vua Quang Trung Nguyễn Huệ của nhà Tây Sơn băng hà, triều Tây Sơn lục đục nội bộ và rơi vào khủng hoảng, Nguyễn Ánh nhanh chóng tổ chức phản công và ông đánh bại nhà Tây Sơn sau đó nhiều năm. Sau khi tiêu diệt nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, hiệu là [[Gia Long]], rồi dời kinh đô từ Gia Định kinh (Sài Gòn) về [[Huế]].<ref name=sach>Trương Vĩnh Ký (ấn bản 1885) do Nguyễn Đình Đầu lược dịch và chú giải, Ký ức lịch sử về Sài gòn và các vùng phụ cận, NXB Trẻ ,TP.HCM, 1997.</ref>
 
Năm [[1811]], [[kinh thành Huế]] được làm xong thì Gia Định kinh được đổi thành Gia Định thành (cao hơn cấp trấn) và trở thành thị sở của quan Tổng trấn Nam Kỳ. Đến đời vua Minh Mạng, năm [[1830]], [[Lê Văn Duyệt]] cho sửa thành Bát Quái. Tiếc thay việc sửa thành, cộng thêm tư thù khi còn trẻ với Lê Văn Duyệt (Lê Văn Duyệt đã cho xử chém Huỳnh Công Lý, cha đẻ một quí phi được vua Minh Mạng sủng ái<ref name=tuoitre>[http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=266385&ChannelID=10 Dân không thờ sai ai bao giờ!] bài viết về vở kịch của Tả quân Lê Văn Duyệt</ref>), vua [[Minh Mạng]] đã vu cho ông tội nhị tâm (''hai lòng'') cho quân sang bằng mồ mả sau khi Lê Văn Duyện mất<ref name=tuoitre/> làm [[Lê Văn Khôi]], con nuôi của Lê Văn Duyệt, nổi loạn, đánh chiếm lấy thành Bát Quái và biến nơi đây thành căn cứ chính cho [[Khởi nghĩa Lê Văn Khôi|cuộc nổi dậy của mình từ năm 1833 đến 1835]]. Sau khi đánh bại Lê Văn Khôi rồi, vua Minh Mạng đã cho phá thành Bát Quái để lập [[Thành Gia Định (1836-1859)|thành Gia Định mới]] năm [[1837]]. Chính vì sự phá hủy này mà thành Bát Quái còn bị gọi ''Gia Định phế thành''.<ref name=vnthuquan/>