Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vũ Huấn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xiaoao (thảo luận | đóng góp)
Xiaoao (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Vũ Huấn''' ([[Hán tự]]: 武训, sinh ngày [[5 tháng 12]], [[1838]] tại [[Sơn Đông]] - mất [[23 tháng 4]], [[1896]] tại [[Lâm Thanh]], [[Trung Quốc]]), tên gốc '''Vũ Thất'''(武七), là một người ăn mày và nhà hoạt động giáo dục nổi tiếng thời [[nhà Thanh]]. Với việc làm ăn mày trong 30 năm để xin tiền thành lập trường học giành cho những người cùng túng, ông được coi như một đại anh hùng, các sử sách thời cận đại xưng tụng ông là "Khoáng thế kỳ nhân".
 
==Tiểu truyện==
 
==Cuộc đời và công nghiệp==
===Niên thiếu===
Ngày 19 tháng 10 năm [[Đạo Quang]] thứ 18 đời Thanh (5-12/1838), Vũ Tông Ngụ, một người nông dân nghèo thuộc một dòng họ làm nghề nông nhiều đời thiếu thốn, đã hạ sinh đứa con thứ 7, tại Vũ gia trang, Đường Ấp, tỉnh Sơn Đông (nay ở phía tây [[Liêu Thành]]), đặt tên là Vũ Huấn.
 
Dòng 8:
 
Hai năm sau, mẹ Vũ Thất qua đời, ông được một người bà con nghèo nhận nuôi dưỡng, tạm thời chấm dứt 2 năm làm ăn mày. Thấy không phải xin ăn nữa, ông lại muốn được đi học, và lại thất vọng. Nhưng việc nhiều phen nhận thấy cái khổ của việc mù chữ, đã kích thích ông ý muốn xây dựng một trường học cho trẻ em nghèo.
===Xin tiền xây trường học===
 
Ở với người bà con vài năm, ông lại đi ăn xin. Lưu lạc nhiều nơi, đến năm 16 tuổi vào làm thuê cho cử nhân họ Trương ở thôn Tiết Điếm huyện Quán Đào. Do Vũ Thất không biết chữ, nhiều lần bị lừa gạt và vu oan đánh đập, ông bỏ tới làm thuê cho một vị Tú tài. Vị này cũng thấy Vũ Thất mù chữ, mỗi lần chị gái gửi thư cho ông lại đọc lượt bớt đoạn gửi tiền, đến khi Vũ Thất biết chuyện hỏi lại thì bị chửi cho một trận. Có hôm vị [[Tú Tài]] nọ sai ông dán câu đối tết, gặp cơn gió thổi liễn bay tứ tung, ông dán nhầm đủ thứ: đầu giường thì "Chó mèo bình an", chuồng gà thì "Cả nhà cát tường"... Tú tài nọ giận quá đánh cho một trận rồi đuổi đi mà còn trừ tiền công. Vũ Thất phẫn uất ném trả tiền vào mặt người Tú tài. Sau đó ông lại sang ở với chị, tại đây cũng không khá gì hơn: bị người anh rể là Trương lão bản nhiều lần vu cáo bằng chữ nghĩa, mà Vũ Thất mù chữ, có miệng không sao nói được. Rời nhà chị, ông đau khổ đến phát bệnh, nằm mê man trong cái [[miếu]] hoang suốt ba ngày ba đêm.
Hàng 14 ⟶ 15:
 
Vũ Thất tiếp tục xin ăn khắp nơi. Ông hóa trang xấu xí, nghĩ ra nhiều thủ thuật, trò lạ để xin ăn. Ông làm [[ngựa]] cho bọn trẻ cỡi, ăn [[rắn]] rết, [[gạch]] [[ngói]], và cả ăn [[cứt]] đái của người ta để xin tiền. Ngoài xin ăn, ông thỉnh thoảng lại đi làm thuê như xay thóc, hốt phân, cắt cỏ, đắp ruộng... Vũ Thất hành động không biết mệt mỏi, thường nghêu ngao hát về việc xây trường nghĩa học, cũng khiến một số người thương hại.
===Hoàn thành ý nguyện===
 
Cuối cùng sau nhịn nhục quỵ lụy, trải biết bao nhiêu cay đắng, nhục nhã, ông đã có vốn lớn để xây góp tiền xây nên một trường nghĩa học. Sự việc không tưởng này làm cảm động các bậc quan sĩ, đến quan phủ và lên tới cả triều đình. Tờ tâu của Tuần phủ Sơn Đông Trương Diệu vào năm Quang Tự thứ 14 ([[1888]]) viết: