Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vẫn thạch”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
Các thiên thạch này có thể là [[tiểu hành tinh]] nhỏ hay [[sao chổi]] đã chết, với [[khối lượng]] từ 10<sup>-10</sup> đến 10<sup>4</sup> [[kilôgram|kg]] và [[đường kính]] từ vài μm đến hàng mét. Các hạt thiên thạch nhỏ được gọi là ''thiên thạch micrô''. Các thiên thạch lớn hơn là các phần sót lại, các mãnh vỡ của sao chổi hay tiểu hành tinh. Các phần vỡ vụn còn lại của các sao chổi già, hết phát sáng vẫn tiếp tục chuyển động theo quỹ đạo [[elip]] ban đầu của sao chổi. Chỉ khi quỹ đạo Trái Đất giao cắt với các dòng thiên thạch vô hình này, sự tồn tại của nó mới được phát hiện<ref name="Comet">''Sao chổi'', tác giả Carl Sagan, xuất bản năm [[1996]]. Bản dịch [[tiếng Slovak]].</ref>.
 
Khi xuyên vào khí quyển Trái Đất, chúng bốc cháy ở độ cao 150 - 120 km<ref name="Encyklopédia Astronómie">Từ điển bách khoa toàn thư thiên văn học, nhiều tác giả, tiếng Slovak, xuất bản năm [[1987]].</ref> gây nên hiện tượng [[sao băng]]; các sao băng sáng đặc biệt được gọi là [[cầu lửa]] (tiếng Anh: ''bolide''). Một thiên thạch với kích thước chỉ 30 đến 40 [[xăngtimétXentimét|cm]] tạo ra vùng không khí bốc cháy quanh nó rộng vài trăm mét.
 
Nhiệt độ bề mặt thiên thạch có thể đạt đến 1.600°C<ref name="Cosmic Collisions">''Những va chạm vũ trụ'', tác giả Dana Desonie, xuất bản năm [[1996]]. Bản dịch tiếng Slovak, người dịch [[Viktor Krupa]].</ref> và ở độ cao trên 100 km, bề mặt của nó nóng chảy, biến thành chất khí, bốc hơi nhanh và phát sáng. Thiên thạch phải có khối lượng đủ lớn, [[khối lượng riêng]] cao và chuyển động tương đối chậm ([[vận tốc]] nhỏ hơn 20 km.s<sup>-1</sup>) mới không bị cháy hoàn toàn trong khí quyển. Đa phần quỹ đạo các vẫn thạch không xác định được.