Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Maroc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n clean up, replaced: : → : using AWB
Dòng 63:
}}
[[Tập tin:Maroc carte.gif|300px|nhỏ|phải|Maroc]]
'''Maroc ''' (مراكش), hay '''Vương quốc Maroc ''' (được đọc là '''Ma Rốc'''; [[tiếng Ả Rập]] : المملكة المغربية, ''Al Mamlakah al Maghribīyah'', phiên âm Hán-Việt là '''Ma Lạc Ca''') là một quốc gia tại miền [[Bắc Phi]].
 
Quốc gia này nằm ở tây bắc châu Phi, Maroc có biên giới quốc tế với [[Algérie]] về phía đông, đối diện với [[Tây Ban Nha]] qua [[eo biển Gibraltar]], khoảng cách 13&nbsp;km và biên giới đất liền với hai thành phố tự trị của Tây Ban Nha là [[Ceuta]] và [[Melilla]]. Maroc giáp [[Địa Trung Hải]] và [[Đại Tây Dương]] về phía bắc và đông và giáp [[Mauritanie]] về phía nam<ref name="border">Pending resolution of the [[Western Sahara conflict]].</ref>.
Dòng 114:
Quốc hội lưỡng viện gồm: [[Thượng viện]] 270 ghế ( nhiệm kỳ 9 năm, trong đó 1/3 được bầu lại sau 3 năm), [[Hạ viện]] 325 ghế ( nhiệm kỳ 5 năm). Bầu cử Hạ viện ngày [[7 tháng 9]] năm [[2007]] với kết quả các Đảng: Istiqhal (PI) (đảng độc lập- một trong 2 đảng cầm quyền) 49 ghế, Đảng Công lý và Phát triển (PJD) 40, Phong trào Nhân dân (MP) 36, Tập hợp Quốc gia của những người Độc lập ( RNI) 34, Liên minh XHCN các lực lượng bình dân (USFP- một trong 2 đảng cầm quyền) 33. Số ghế còn lại thuộc về 18 chính đảng khác và các ứng viên không đảng phái.<ref>The World Factbook</ref>
 
Bầu cử Hội đồng tư vấn (Thượng viện) ngày [[3 tháng 10]] năm [[2009]] có kết quả các Đảng: PI 52, PJD 46, MP 41, RNI 39, USFP 38, Liên minh hợp hiến (UC) 27, PPS 17, FFD 9, Phong trào Dân chủ và Xã hội (MDS) 9, Al Ahd 8 và 39 ghế còn lại thuộc về các đảng khác.
 
Ngày [[19 tháng 9]] năm [[2007]], Vua [[Mohammed VI của Maroc|Mohamed VI]] đã cử ông [[Abbas El Fassi]] (nguyên là Bộ trưởng Nhà nước trong [[Chính phủ]] mãn nhiệm) làm [[Thủ tướng]] thay ông [[Driss Jettou]]. Ngày [[15 tháng 10]] năm [[2007]], Vua phê chuẩn Chính phủ mới gồm 33 Bộ trưởng và Quốc Vụ khanh, trong đó có 5 Bộ trưởng và 2 Quốc vụ khanh là nữ.<ref name="mofa.gov.vn"/>
=== Đối ngoại ===
Maroc là thành viên của [[Liên Hiệp Quốc|Liên Hợp Quốc]] và nhiều Tổ chức quốc tế, khu vực như [[Khối Maghreb]] (UMA), [[Phong trào không liên kết]] (NAM), [[Tổ chức Thương mại Thế giới]] ([[Tổ chức Thương mại Thế giới|WTO]]), Nhóm G77, [[Liên đoàn Ả Rập]] (ACL), [[Tổ chức Hội nghị Hồi giáo]] (OIC)...vv.
 
=== Quyền con người và những cải cách ===
Dòng 190:
Maroc có nền [[kinh tế thị trường]] [[quyền tự do|tự do]] được luật cung cầu điều tiết mặc dù hiện tại một số lĩnh vực kinh tế vẫn còn do Chính phủ nắm giữ.
 
Trong mấy năm gần đây, [[kinh tế Maroc]] cũng đạt được những thành tựu đáng khích lệ: ổn định vĩ mô được giữ vững, tỷ lệ [[lạm phát]] ở mức thấp, dự trữ ngoại hối khá cao, nợ nước ngoài giảm… Cải cách kinh tế mà [Chính phủ Maroc đã và đang tiến hành thu được nhiều tiến bộ.
 
Đối với nền kinh tế Maroc, thập kỷ 90 được đánh dấu bằng một sự tăng trưởng không cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình chỉ đạt 1,8%/năm giai đoạn 1995-2000. Giai đoạn 2001-2006 con số này đã khả quan hơn với tốc độ tăng trưởng 4,7%/năm. Riêng năm 2006, [[tăng trưởng GDP]] của Maroc lên tới 8,1% đạt 52,3 tỷ USD, chủ yếu do tăng trưởng [[nông nghiệp]] đạt [[thu nhập bình quân đầu người]] là 1.730 USD/người, thấp hơn mức trung bình của khu vực [[Bắc Phi]] (2.241 USD).
 
Tỷ lệ [[thất nghiệp]] đã giảm từ 16% năm 1999 xuống còn 9,7% năm 2006. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn cao và trong những năm tới số lượng người thất nghiệp sẽ không giảm nếu tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dưới mức 6%. Tỷ lệ [[lạm phát]] được giữ ở mức 1,7% giai đoạn 1996-2000 và 1,4% giai đoạn 2001-2005 nhờ thực hiện chính sách ngân sách và tiền tệ thích hợp. Tỷ lệ nghèo đói đã giảm từ 16,5% năm 1997 xuống còn 14% năm 2005. Chênh lệch thu nhập giữa các vùng giảm nhờ thực hiện Sáng kiến quốc gia về phát triển con người.
 
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Maroc năm 2006 đạt 12,8 tỷ USD tăng 11,2% so với năm 2005, nhập khẩu đạt 23,7 tỷ USD tăng 11% (nhập siêu 10,9 tỷ USD).
Dòng 241:
Năm 1997, Maroc đã tiến hành cải cách thuế quan, thời gian làm thủ tục thông quan đã giảm từ trên 5 ngày trước năm 1997 xuống còn dưới 1h. Thủ tục hải quan rõ ràng, công khai và dễ nhận thấy. Maroc đã ký một loạt hiệp định tự do mậu dịch với [[Liên minh châu Âu|EU]], các nước [[Ả Rập]], [[Hoa Kỳ|Mỹ]], [[Thổ Nhĩ Kỳ]]… Công tác điều hành vĩ mô và hệ thống pháp lý ngày càng hiệu quả và minh bạch. Trong cơ cấu kinh tế, lĩnh vực [[nông nghiệp]] của Maroc sử dụng 40% lực lượng lao động, nhưng trình độ kỹ thuật chưa cao, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Trong thập kỷ 1995-2005, do thời tiết không thuận, nông nghiệp Maroc đã sụt giảm với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 3,4%/năm. Riêng năm 2005, do hạn hán nên tỷ lệ tăng trưởng nông nghiệp giảm 15,2%. Đến năm 2006, tăng trưởng nông nghiệp đạt 21% do có mưa vào đầu năm. Một số nông sản chính là ngũ cốc ([[lúa mì]], [[đại mạch]] và [[ngô]]), [[củ dền|củ cải đường]], [[cam quýt]], [[nho]], [[rau]], [[cà chua]], [[ôliu]] và chăn nuôi. Maroc đứng thứ 3 trên thế giới về sản xuất ôliu và đứng thứ 2 về xuất khẩu dầu ô liu. Nước này cũng xếp thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cam quýt và đứng thứ 7 về xuất khẩu rau.
 
Maroc đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào lượng mưa bằng cách xây dựng những con đập và hồ chứa nước. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp và đánh bắt thuỷ sản chiếm 13,3% [[Tổng sản phẩm nội địa|GDP]] năm 2005. Trong lĩnh vực đánh bắt hải sản, Maroc là một trong những nhà sản xuất cá lớn nhất trên thế giới với 17 cảng đánh bắt cá, sản lượng đạt 593.966 tấn năm 2004 trong đó xuất khẩu đạt 267 336 tấn. Năm 2005, xuất khẩu hải sản của Maroc đạt 333 174 tấn mang lại nguồn thu 937 triệu [[euro]]. Maroc nổi tiếng về xuất khẩu cá xác-đin, [[cá mực]], [[bạch tuộc]]… Lĩnh vực này hiện sử dụng 400.000 lao động và đảm bảo 16% xuất khẩu cả nước.
 
Hiệp ước mới về đánh bắt cá ký giữa Maroc và [[Liên minh châu Âu]] thay cho Hiệp ước hết hạn vào tháng 11 năm 1999 đã có hiệu lực vào tháng 3 năm 2006. Theo đó, Maroc sẽ cho phép tàu có lưới rê của [[Liên minh châu Âu|EU]] vào đánh bắt trên lãnh hải Maroc vùng bờ biển [[Đại Tây Dương]] với thời gian 4 năm. Đổi lại [[Liên minh châu Âu|EU]] sẽ phải trả cho Maroc mỗi năm 36 triệu [[Euro]]. Mỗi năm sẽ có 14 triệu euro dành cho việc đầu tư hiện đại hoá và tổ chức lại lĩnh vực đánh bắt của Maroc.
 
[[Công nghiệp]] của Maroc tăng trưởng với tốc độ trung bình 3,5%/năm giai đoạn 1995-2005, chiếm 31,2% [[Tổng sản phẩm nội địa|GDP]] năm 2005. Năm 2005 tỷ lệ tăng tưởng công nghiệp đạt 3,9%. Là một nước nghèo tài nguyên [[năng lượng]], Maroc chỉ có thế mạnh là phốtphát. Maroc đứng thứ 3 thế giới về sản xuất phốtphát và đứng đầu thế giới về xuất khẩu mặt hàng này. Maroc cũng là nước sản xuất [[kim loại màu]] quan trọng trong khu vực [[Bắc Phi]]. Do vậy, ngay từ khi độc lập, Maroc đã dành những khoản đầu tư lớn để phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp cơ bản. [[Khu vực chế tạo|Công nghiệp chế tạo]] chiếm tỷ trọng khoảng 16,4% trong kinh tế Maroc. Các ngành công nghiệp chính là vật liệu xây dựng, hóa chất, dệt may, giày dép, chế biến [[thực phẩm]], hóa dầu, [[hàng không]]. Riêng về dệt may, phần lớn sản xuất được thực hiện theo hợp đồng với các [[công ty]] [[Châu Âu]]. Kể từ đầu năm 2005, sau khi xoá bỏ Hiệp định da sợi, ngành dệt may của Maroc đã phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các nước sản xuất dệt may như [[Trung Quốc]], [[Pakistan]], [[Ba Lan]].
 
Lĩnh vực dịch vụ của Maroc tăng trưởng với tốc độ 3,7% thời kỳ 1995-2005 và 5% năm 2005, đóng góp 55,5% vào GDP cả nước, là một trong những nước có khu vực dịch vụ phát triển nhất [[Bắc Phi]]. Một số ngành quan trọng là [[du lịch]], giao thông vận tải, [[viễn thông]], [[ngân hàng]], [[tài chính]]…
 
Về [[du lịch]], sau một thời gian dài (1990-1997) tăng trưởng chậm, từ năm 1998, du lịch Maroc đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình trên 10%/năm. Năm 2005, tổng doanh thu du lịch của Maroc đã đạt 5 tỷ USD. Năm 2006, Maroc thu hút được 6,2 triệu lượt du khách, mang lại doanh thu khoảng 6,1 tỷ USD. Maroc phấn đấu đón 10 triệu khách năm 2010. Trong số khách [[du lịch]] nước ngoài có một nửa là kiều dân Maroc.
Dòng 269:
Ngoại hối do kiều dân Maroc gửi về, tính đến cuối [[tháng mười hai|tháng 12]] năm [[2006]], lượng kiều hối do người Maroc ở nước ngoài gửi về nước đã đạt gần 5,5 tỷ USD tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước (4,1 tỷ USD). So với mức trung bình từ 2001 đến 2005, các khoản thu kiều hối đã tăng 31,7% năm 2006. Cùng với [[du lịch]], [[ngoại hối]] do kiều dân Maroc gửi về là nguồn thu ngoại tệ thứ hai của nước này. Maroc là nước lớn thứ tư trong số các nước đang phát triển nhận được nhiều kiều hối nhất (sau [[Ấn Độ]], [[México|Mexico]] và [[Pakistan]]). Ước tính có khoảng 2,5 triệu người Maroc sống ở nước ngoài, chiếm 8% dân số. Có đến 50% gia đình ở Maroc có người thân sống ở nước ngoài, chủ yếu ở [[châu Âu]] và [[Hoa Kỳ|Mỹ]].
 
Về đầu tư và cho vay của nước ngoài, theo Bộ Kinh tế Maroc, đầu tư nước ngoài vào Maroc đã đạt 3,2 tỷ USD năm 2006. So với mức trung bình từ năm 2001 đến 2005 tổng số vốn đầu tư năm 2006 đã tăng 30,1%. Năm 2005 tổng số [[Đầu tư trực tiếp nước ngoài|FDI]] vào Maroc đạt 2,9 tỷ [[Đô la Mỹ|USD]] đưa nước này đứng vị trí thứ 4 tại [[châu Phi]] về thu hút đầu tư sau [[Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi]], [[Ai Cập]] và [[Nigeria]].
 
Năm lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất là [[viễn thông]] (59%) sau khi [[tập đoàn Vivendi]] mua 16% công ty viễn thông quốc gia Maroc Telecom, [[du lịch]] (11,7%), [[bất động sản]] (9,1%), công nghiệp (8,7%) và [[bảo hiểm]] (4,4%). Các nhà đầu tư chính vẫn là [[Pháp]], [[Tây Ban Nha]], [[Đức]] và [[Thụy Sĩ|Thuỵ Sĩ]]. Kết quả này phản ánh chính sách hiện nay của Maroc. Nước này đã cam kết tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và đặt việc thu hút nguồn vốn nước ngoài vào trọng tâm chiến lược phát triển kinh tế, biến các nhà đầu tư nước ngoài thành các đối tác ưu tiên thực sự phục vụ phát triển đất nước.