Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bữa ăn tối cuối cùng (Leonardo da Vinci)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Gocnhin95 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Đã lùi lại sửa đổi 13348405 của Gocnhin95 (Thảo luận) Không nguồn
Dòng 26:
Bức tranh làm cho người xem cảm nhận được những ẩn ý sâu sắc trong thị giác mỗi người, đồng thời cũng đề cập đến một khía cạnh hoàn toàn mới của Kinh Thánh Tân Ước. Chúa ngồi ở giữa, tay trái đặt ngửa giữa bàn (tay của trái tim), tay phải lập úp cùng lời Ngài vừa phán ra: "Trong số các con có kẻ sẽ phản bội Ta. Mặc dù Ta phải ra đi như đã ấn định, nhưng tội lỗi cho kẻ nào phản Ta." Câu nói ấy của Chúa gây những phản ứng khác nhau trên từng khuôn mặt và hành động của các Thánh tông đồ, từ phải sang trái, từng nhóm ba người một. Kinh ngạc, nghi ngờ, đau xót, căm giận. Mười hai môn đồ ngồi trong bàn ăn, mỗi người có một vẻ mặt khác nhau: ba người thì thầm bàn bạc; ba người tỏ vẻ giận dữ (trong đó có một người đập mạnh tay xuống bàn); một người lộ vẻ nghi ngờ; một người tỏ ra ngạc nhiên; một người ngồi ngay ngắn tỏ lòng trung thành; hai người nữa lộ vẻ xúc động. Chỉ có một môn đồ mặt tái nhợt, lưng hơi ngả về sau, tay nắm chặt túi tiền — đó chính là Judas. Sau lưng Judas là một khoảng tối, còn sau lưng chúa Jesus là hình ảnh cửa sổ đầy ánh sáng. Những tia sáng chiếu vào gương mặt Jesus làm ánh lên vẻ điềm tĩnh, hiền từ và cương nghị. Sự tương phản này được cho là biểu đạt được sự căm thù của tác giả đối với gian ác, cũng như sự ngưỡng vọng đối với chính nghĩa {{fact|date=6-01-2013}}.
 
== Người mẫu ==
== Mật mã trong bức tranh ==
 
Theo các nhà nghiên cứu thời hiện đại, thì bức tranh này cũng như nhiều bức khác của da Vinci ẩn chứa rất nhiều những thông điệp bí mật mà ông muốn gửi cho hậu thế. Những thông điệp này có thể nhận ra rất rõ ràng nếu người xem để ý và phân tích.
 
Trong cuốn tiểu thuyết Mật mã Da Vinci, bức tranh " Bữa tối cuối cùng" phải thể hiện 13 người đàn ông, 6 tông đồ ngồi bên phải và 6 tông đồ ngồi bên trái và Chúa Jesus. Thế nhưng, nếu nhìn kỹ thì không phải vậy, trong bức tranh có xuất hiện 1 người phụ nữ. Đó là người ngồi ở vị trí danh dự phía bên tay phải của chúa. Người này có mái tóc đỏ gợn sóng, gương mặt thanh tú, 2 tay chắp vào nhau nhỏ nhắn, e lệ và... thoáng nét vồng lên của bộ ngực. Những gì được xác nhận thì đó là tông đồ John nhưng Theo nhiều người, đó là Maria Magdalene- vợ của chúa Jesus.
 
Giáo hội thiên chúa giáo đã thuyết phục cả thế giới tin rằng Jesus là người thuộc thiên giới,và nếu như ngài là người của trời thì ngài sẽ ko được phép yêu đương và tình dục, nhưng thực chất Jesus là 1 nhà tiên tri trần tục và có vợ. Để che đậy sự thật to lớn này, giáo hội đã phỉ báng Maria Magdalene như 1 ả gái điếm để che giấu bí mật nguy hiểm của bà.
Người ta cho rằng Jesus và Magdalene mặc đồ như thể người này là hình ảnh phản chiếu của người kia trong gương, quần áo của họ có màu đảo nghịch nhau. Có vẻ như Leonardo Da Vinci đã rất điêu luyện khi cố tình để phơi bày sự thật này. Và hình như sự sủng ái của chúa Jesus với Mary đã khiến không ít các tông đồ nổi giận, nhất là thánh Peter luôn có ác cảm với Madgalene.
Trong bức tranh, thánh Peter ngả người đầy đe dọa về phía Madgalene và dứ ngón tay như lưỡi dao ngang cổ bà, và nếu để ý kỹ trong đám tông đồ bên tay trái, ta sẽ thấy xuất hiện 1 bàn tay đang vung 1 con dao găm lên, nhưng bàn tay này ko rõ thuộc về ai có mặt trong bức tranh cả.
Còn 1 bí ẩn cuối cùng khiến " Bữa ăn tối cuối cùng " trở thánh 1 tác phẩm nghệ thuật kinh điển đó là các chuyên gia tin học tin rằng đằng sau bức "Bữa tiệc cuối cùng" còn có hai hình ảnh khác.
 
Ngày 27/7, trang web kênh truyền hình Mỹ CNN đăng tải lập luận của chuyên gia tin học Slavisa Pesci, cho rằng đằng sau bức tranh nổi tiếng này của danh họa Leonardo Da Vinci này còn nhiều bí ẩn. Đã có gần 15 triệu lượt truy cập vào một số website có đăng tải hình ảnh bức họa Bữa tối cuối cùng. Đến ngày 29/7, những địa chỉ đó đã bị nghẽn mạng sau khi thông tin về lý thuyết mới về bức tranh được đăng tải.
Những chuyên gia về đồ họa chỉ ra rằng đằng sau bức Bữa tối cuối cùng còn có hai hình ảnh khác: Hình ảnh Chúa đang chúc phúc lành và hình ảnh một đứa trẻ nhờ hình phản chiếu của bức tranh trong gương.
Nếu quan sát kỹ ta có thể thấy dường như Da Vinci đã tính toán một cách tỉ mỉ trước khi cầm cọ vẽ bức tranh “để đời”. Những tranh cãi xung quanh vấn đề này lại được xuất hiện trong cuốn best-seller Mật mã Da Vinci của Dan Brown. Trong sách, Dan Brown đã chỉ ra mối quan hệ bí mật giữa Chúa Jesus và Marie Madeleine. Còn theo Slavisa Pesci, trong phiên bản được đối lập ta có thể thấy hình ảnh phía bên phải của Chúa hình như đang bế một đứa trẻ. Nhưng đến giờ nhiều chuyên gia, giáo sư vẫn chưa thể khẳng định lai lịch của đứa trẻ.
== Xem thêm ==
{{commons|Leonardo da Vinci#Last supper (1495/98)|etichetta=L'Ultima cena}}